Thu lãi tiền tỷ từ trồng chanh dây hữu cơ cho chất lượng cao để xuất khẩu châu Âu

Hiện nay phong trào trồng chanh dây diễn ra khá phổ biến ở Tây Nguyên do chanh dây đã được xuất khẩu sang Trung Quốc nên có giá cao, người trồng tăng lợi nhuận. Tuy nhiên để tránh lệ thuộc vào một thị trường xuất khẩu nhiều nông dân ở Gia Lai đã canh tác chanh dây hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu, nhờ đó lợi nhuận bền vững hàng tỷ đồng mỗi năm.
Ồ ạt chặt cà phê trồng chanh dây theo kiểu 'liều ăn nhiều' nguy cơ nhận về trái đắng Tỷ phú chanh dây và lộ trình chinh phục thị trường khó tính tạo vị thế cây triệu đô Để chanh dây rộng đường xuất khẩu cần nâng chất đạt chuẩn vào thị trường châu Âu
Tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 4.500 ha chanh dây, với năng suất bình quân 40 tấn/ha.
Tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 4.500 ha chanh dây, với năng suất bình quân 40 tấn/ha.

Một trong những nông dân đi tiên phong trong trồng chanh dây hữu cơ là ông Nguyễn Văn Minh, tổ 3, thị trấn Đăk Pơ, huyện Đăk Pơ (Gia Lai). Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vườn chanh leo của ông Nguyễn Văn Minh luôn cho năng suất, chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu sang châu Âu, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Ông Minh chia sẻ, làm chanh dây sạch để xuất khẩu sang châu Âu không khó, quan trọng là phải chọn được giống đạt chất lượng, bón phân cân đối và đặc biệt phải quản lý được sâu bệnh hại. Bên cạnh sử dụng thuốc trừ sâu tự ủ, ông còn dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học khác như nano bạc, nano đồng… để luân phiên phun cho vườn cây khoảng 10 ngày/lần nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Với 1,1 ha, vụ chanh leo năm 2022, gia đình ông Minh thu được khoảng 70 tấn; trong đó, có khoảng 70-80% đạt tiêu chuẩn đi châu Âu với giá gần 40 ngàn đồng/kg, số còn lại bán xô với giá từ 14.000-15.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, vườn chanh leo cho lãi trên 1 tỷ đồng. Nếu giá chanh leo giữ ổn định như hiện nay thì ít loại cây trồng nào trên địa bàn cho lợi nhuận cao hơn nó.

Nhờ sản xuất theo hướng sạch nên vườn chanh dây của ông Nguyễn Văn Minh luôn đạt năng suất cao.
Nhờ sản xuất theo hướng sạch nên vườn chanh dây của ông Nguyễn Văn Minh luôn đạt năng suất cao.

Tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 4.500 ha chanh dây, với năng suất bình quân 40 tấn/ha. Từ tháng 7/2022, chanh dây Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, đây là cơ hội lớn cho sản xuất chanh leo của tỉnh.

Theo nhận định của ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai, chanh dây Việt Nam còn xuất khẩu sang các nước thành viên EU, Mỹ la tinh, Malaysia, Hàn Quốc chứ không riêng thị trường Trung Quốc. Trong tương lai, sẽ có nhiều doanh nghiệp vào Gia Lai để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm từ chanh dây.

Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, so với nhiều loại cây trồng khác, cây chanh dây đang cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Kinh nghiệm phát triển chanh dây ở tỉnh Gia Lai cho thấy, người dân phải chú trọng chất lượng hơn sản lượng, mới tạo được giá trị và sự bền vững.

Do vậy, ngành nông nghiệp tỉnh đã có nhiều giải pháp đồng bộ như ưu tiên quỹ đất, xây dựng quy trình canh tác hữu cơ, tưới tiết kiệm đến thu hoạch khoa học, bảo quản an toàn... cho cây chanh dây phát triển một cách bền vững. Theo ông Có, để phát triển bền vững thị trường chanh dây, trước hết người dân phải đăng ký mã vùng trồng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính của các nước trên thế giới.

Dây chuyền sản xuất chanh leo của Công ty TNHH Quicornac (tại xã Trà Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai).
Dây chuyền sản xuất chanh leo của Công ty TNHH Quicornac (tại xã Trà Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Hiện nay, tại tỉnh Gia Lai có vùng nguyên liệu trên 5.000 ha được trồng rộng khắp 15/17 huyện, thị xã, thành phố; 3 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu thế giới về sản phẩm chanh dây đã xây dựng nhà máy chế biến tại Gia Lai gồm: Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu rau quả DOVECO Gia Lai, Công ty TNHH Quicornac và Công ty cổ phần Nafoods Group.

Hiện 3 doanh nghiệp này sản xuất trên 200.000 tấn sản phẩm/năm và đang có kế hoạch nâng công suất trong những năm tới. Bên cạnh đó, là 20 cơ sở đóng gói và 19 mã vùng trồng đã được công nhận. Điều này cho thấy, chuỗi giá trị ngành hàng chanh dây đã được hình thành và đi vào ổn định.

Bà Đỗ Thị Thơm, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm (xã Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang, Gia Lai) cho hay, với hơn 100 ha chanh dây, năm 2022, hợp tác xã đã hoàn thiện các thủ tục đăng ký 7 mã số vùng trồng sản phẩm.

Nhờ vậy, hiện sản phẩm của hợp tác xã đã được xuất bán chính ngạch sang Trung Quốc, đặc biệt, sản phẩm chanh leo tươi loại 1 còn được xuất sang Pháp và Thụy Sĩ với giá thành rất cao. Hợp tác xã cũng đã kết hợp với nông dân và các hợp tác xã khác để lập nên quy trình canh tác đúng chuẩn theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài và trong nước. Hiện tại, theo mô hình truy xuất nguồn gốc tại chỗ, để truy xuất nguồn gốc theo từng nông hộ luôn, để cùng nhau phát triển. Hiện tại, số nguyên liệu tăng lên gấp đôi so với những năm trước.

Với những lợi thế sẵn có về thổ nhưỡng, khí hậu, lợi nhuận cao và có nhiều nhà máy chế biến lớn, thời gian qua, diện tích chanh dây tại tỉnh Gia Lai đang gia tăng nhanh chóng. Tỉnh cũng xác định đây là cây trồng chủ lực, định hướng đạt 25.000 ha vào năm 2025.

Về phía doanh nghiệp, việc xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn chất lượng thị trường xuất khẩu cũng được định hướng rõ ràng. Ông Nguyễn Công Vương, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty cổ phần Chanh leo Nafoods Gia Lai (Công ty cổ phần Nafoods Group) cho biết, ngay khi đầu tư vào tỉnh, doanh nghiệp đã liên kết bao tiêu diện tích 1.000 ha, với điều kiện sản xuất theo yêu cầu của bạn hàng Trung Quốc và châu Âu là các thị trường chủ lực của doanh nghiệp.

Do đó, doanh nghiệp rất cần sự ổn định nguồn hàng. Khi hợp tác, hai bên sẽ thống nhất mức giá mà nông dân và doanh nghiệp đều có lợi nhuận. Cho nên, công ty đưa ra khuyến cáo là người dân cần có nhịp độ phát triển vừa phải, tránh phát triển ồ ạt để cân bằng thị trường, không đi vào vết xe đổ của các loại nông sản trước đó.

Vườn ươm giống chanh dây của Công ty cổ phần Quốc tế Thông Đỏ.
Vườn ươm giống chanh dây của Công ty cổ phần Quốc tế Thông Đỏ.

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngành hàng chanh dây, tháng 1/2023, UBND tỉnh ban hành công văn số 208/UBND-NL chỉ đạo về phát triển bền vững sản xuất sầu riêng, chanh dây trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các địa phương cùng ngành nông nghiệp tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện để nông dân và doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi nhất trong xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến, ứng dụng khoa học kỹ thuật và kiểm soát chặt chẽ giống và vật tư nông nghiệp đầu vào.

Ông Đoàn Ngọc Có nhận định, để cây chanh dây phát triển và đem lại giá trị kinh tế bền vững, trước tiên phải chú ý đến mã số vùng trồng, tiêu chuẩn cơ sở; phải tổ chức trồng rải vụ quanh năm để liên tục có sản phẩm phục vụ cho nhà máy chế biến.

Với những điều kiện thuận lợi cũng như sự có mặt của các doanh nghiệp chuyên về sản xuất giống, thu mua, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ chanh dây, nông dân trồng chanh dây ở Gia Lai đang có niềm tin lớn về loại cây trồng này. Tuy nhiên, để cây chanh dây phát triển bền vững, có đầu ra ổn định, nhất thiết phải chú trọng khâu tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp-hợp tác xã với nông dân, từ khâu giống, phân bón, thu mua, chế biến và xuất khẩu./.

Bình Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Trại nuôi lươn khủng cỡ nào mà xuất bán 4 tấn mỗi tháng, nông dân thu về 200 triệu đồng?

Trại nuôi lươn khủng cỡ nào mà xuất bán 4 tấn mỗi tháng, nông dân thu về 200 triệu đồng?

Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phong trào nuôi lươn không bùn đang phát triển khá mạnh. Tại đây có những mô hình nuôi lươn quy mô lớn cung cấp hàng chục tấn lươn ra thị trường, thu tiền tỷ mỗi năm. Người nuôi lươn có xu hướng liên kết để chủ động từ sản xuất tới thị trường nhằm phát triển bền vững.
Bí quyết trồng dừa độc lạ của lão nông ở Cà Mau thu lãi 200 triệu mỗi năm từ vùng đất phèn mặn

Bí quyết trồng dừa độc lạ của lão nông ở Cà Mau thu lãi 200 triệu mỗi năm từ vùng đất phèn mặn

Tuy không sinh ra ở đất dừa Bến Tre, nhưng lão nông Lê Quang Dễ luôn đau đáu tìm những cây trồng phù hợp với vùng đất phèn mặn của quê mình. Ông đã dày công tìm tòi nghiên cứu và trồng thành công giống dừa lùn Bến Tre trên đất nhiễm mặn ở Cà Mau đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.
Mang tiếng "học một đằng làm một nẻo" vẫn thu trên 10 tỷ đồng từ "Bơ Ông Hoàng"

Mang tiếng "học một đằng làm một nẻo" vẫn thu trên 10 tỷ đồng từ "Bơ Ông Hoàng"

Tại Bình Phước, một nông trại rộng 12ha trồng bơ với thương hiệu Bơ Ông Hoàng cho thu nhập hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Điều bất ngờ là chủ trại bơ khủng này từng là du học sinh chương trình kỹ sư, thạc sĩ về công nghệ thông tin, không liên quan tới nông nghiệp.
Người biến phân bò thành 'vàng đen' tạo ra trại lươn cho thu nhập trăm triệu từ điều bất ngờ

Người biến phân bò thành 'vàng đen' tạo ra trại lươn cho thu nhập trăm triệu từ điều bất ngờ

Lập trại nuôi bò, để xử lý nguồn phân, anh Lưu Văn Quân (ấp Thanh Bình, xã Tân Bình, huyện Càng Long, tỉnh Vĩnh Long) lập trại nuôi trùn quế. Từ đây tạo nguồn thức ăn để nuôi hàng vạn con lươn. Trang trại nông nghiệp tuần hoàn không chỉ sạch mà còn "đụng đâu cũng ra tiền" với thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng mỗi năm.
Thầy giáo xứ Thanh rẽ ngang nuôi giun, 15 năm vất vả để có thu nhập tiền tỷ

Thầy giáo xứ Thanh rẽ ngang nuôi giun, 15 năm vất vả để có thu nhập tiền tỷ

Học nghề sư phạm rồi được phân công giảng dạy ở huyện miền núi, cuộc sống giáo viên vất vả khiến anh Phạm Văn Tỉnh bỏ nghề. Anh về quê ở xã Thọ Sơn (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) lập trại nuôi giun khép kín. Kỳ công đi gom từng chút phân bò rồi tìm tòi học hỏi, cuối cùng trại nuôi giun đã đem lại doanh thu 2-3 tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trừ chi phí khoảng 500-700 triệu đồng mỗi năm.
Sâm Ngọc Linh Sơn La – Tấm chân tình của người con vùng đất Mai Sơn

Sâm Ngọc Linh Sơn La – Tấm chân tình của người con vùng đất Mai Sơn

Ở Việt Nam Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamesis) còn có tên Sâm Việt Nam, một loại dược liệu có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái là một trong các loài dược liệu quý hiếm phải được kiểm soát.
Nuôi loài côn trùng cực hiếm ngoài tự nhiên, nữ nông dân Phú Thọ lộ tuyệt chiêu "hái vàng"

Nuôi loài côn trùng cực hiếm ngoài tự nhiên, nữ nông dân Phú Thọ lộ tuyệt chiêu "hái vàng"

Loài côn trùng cà cuống vốn khá phổ biến ở những vùng đồng trũng miền Bắc nhưng giờ đây gần như "tuyệt chủng". Loài vật nhìn như con gián này lại có giá trị kinh tế rất cao nhờ chứa tinh dầu quý hiếm làm gia vị chế biến thực phẩm. Ở Phú Thọ có một trại nuôi cà cuống của nữ nông dân bán ra thị trường khoảng 1.000 con cà cuống thương phẩm mỗi tháng, thu lợi nhuận 25 triệu đồng.
Cựu chiến binh U60 tiên phong nuôi le le nhàn hơn nuôi gà mà lãi 400 triệu mỗi năm

Cựu chiến binh U60 tiên phong nuôi le le nhàn hơn nuôi gà mà lãi 400 triệu mỗi năm

Loài le le (vịt trời) vốn sống hoang dã, tuy nhiên có một cựu chiến binh đã tiên phong biến loài vật này thành vật nuôi có giá trị kinh tế cao, với lợi nhuận 400 triệu đồng/năm. Dù bước sang tuổi 60 nhưng ông vẫn miệt mài với công việc và luôn chỉ sẻ kinh nghiệm làm kinh tế cho mọi người.
Bí quyết làm giàu từ nuôi dê của nữ nông dân dân tộc Sán Dìu

Bí quyết làm giàu từ nuôi dê của nữ nông dân dân tộc Sán Dìu

Khoảng 2 năm nay, lĩnh vực chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà gặp nhiều khó khăn. Là một trong những xã vùng cao của huyện Đồng Hỷ, phần đông đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Tân Lợi sống bằng nghề nông lại càng khó khăn hơn. Nhưng có một nữ nông dân đã vươn lên làm giàu nhờ việc chuyển hướng sang nuôi dê nhốt chuồng và mở ra cơ hội phát triển kinh tế tại địa phương.
Tạo ra tảo xoắn lạ, 1 Hợp tác xã Đà Nẵng thu nhập tiền tỷ mỗi năm

Tạo ra tảo xoắn lạ, 1 Hợp tác xã Đà Nẵng thu nhập tiền tỷ mỗi năm

Vượt qua mọi trở ngại và khó khăn, chị Đinh Nguyễn Hoàng Thư đã thành công cho ra đời sản phẩm tảo xoắn Spirulina (tảo mặt trời), phát triển nên một Hợp tác xã (HTX) Công nghệ cao Mặt Trời Việt, mang sản phẩm vươn xa hơn.
Triệu phú trồng nấm với tuyệt chiêu sản xuất nấm đặc sản quy trình sạch khép kín

Triệu phú trồng nấm với tuyệt chiêu sản xuất nấm đặc sản quy trình sạch khép kín

Từ công việc đánh bắt hải sản và sản xuất muối biển, ông Nguyễn Văn Thành (ở xóm Sơn Đông, xã Hải Chính, Hải Hậu - Nam Định) đã rẽ ngang sang trồng nấm. Là người tiên phong đưa nghề nấm về địa phương với tuyệt chiêu là sản xuất nấm đặc sản theo quy trình sạch, khép kín. Ông còn thành lập hợp tác xã để chủ động từ sản xuất đến tiêu thụ nên đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Loại cây vốn chỉ làm cảnh lấy phong thủy bất ngờ được trồng bạt ngàn trên đất lúa thu 1 tỷ đồng mỗi năm

Loại cây vốn chỉ làm cảnh lấy phong thủy bất ngờ được trồng bạt ngàn trên đất lúa thu 1 tỷ đồng mỗi năm

Anh Dương Hữu Nghị (33 tuổi, ngụ huyện Thoại Sơn, An Giang) là người tiên phong đưa giống cây lạ vốn chỉ làm cảnh lấy phong thủy về vùng đất lúa. Khác với người dân ở An Giang vốn coi cây lúa là nguồn thu nhập chính, thì với anh Nghị thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm từ hơn 1.400 gốc lựu Peru.
Mật ong trắng như sữa, ai cũng nghĩ là hàng giả, hoá ra là đặc sản mỗi năm chỉ có một mùa

Mật ong trắng như sữa, ai cũng nghĩ là hàng giả, hoá ra là đặc sản mỗi năm chỉ có một mùa

Mật ong trắng có vị ngọt thơm, thanh mát đặc trưng khác hẳn với nhiều loại mật khác do được khai thác từ con ong hút mật cây hoa blong song mọc ở trong rừng.
Kinh ngạc với số tiền bán một con bò tương đương một căn hộ siêu sang tại trung tâm New York

Kinh ngạc với số tiền bán một con bò tương đương một căn hộ siêu sang tại trung tâm New York

Một con bò trắng khổng lồ đã được bán với giá 21 triệu Real tức hơn 4,38 triệu USD (hơn 101 tỷ đồng). Con bò trắng khổng lồ thuộc giống Nelore, tên Viatina-19 FIV Mara Imóveis. Số tiền mua con bò trên có thể tậu một căn biệt thự hay căn hộ siêu sang tại trung tâm New York.
Trồng rau thủy canh kết nuôi cá tại gia có cả rau sạch cá tươi, thu tiền triệu mỗi ngày

Trồng rau thủy canh kết nuôi cá tại gia có cả rau sạch cá tươi, thu tiền triệu mỗi ngày

Ở nơi đất đồi rộng bát ngát chỉ cần ném ít hạt giống là có rau nhưng lại có nông dân bỏ ra 1 tỷ đồng để làm vườn rau thủy canh ngay tại nhà. Bất ngờ hơn, mô hình này vừa trồng rau kết hợp nuôi cá chình đặc sản theo phương pháp tuần hoàn giúp giảm chi phí, tiết kiệm nhân công lạ có nguồn rau sạch cá tươi cung cấp ra thị trường. Đây là hướng đi khởi đầu cho quá trình ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp ở địa phương.
Nuôi gà thịt khó bán, bất ngờ chuyển sang nuôi gà nhỡ lại cháy hàng, nông dân có thu nhập cao

Nuôi gà thịt khó bán, bất ngờ chuyển sang nuôi gà nhỡ lại cháy hàng, nông dân có thu nhập cao

Chuyên nuôi gà, nhưng chị Đặng Thị Bé (Bình Phước) luôn đối mặt với cảnh rớt giá, gà thương phẩm ế ẩm. Thế rồi chị nảy ra sáng kiến nuôi gà nhỡ (loại gà giống nuôi úm khoảng 1 tháng tuổi) để xuất bán. Bất ngờ loại gà này lại được nhiều người đặt mua, các doanh nghiệp cũng liên kết bao tiêu toàn bộ gà giống, nhờ vậy đã đem lại thu nhập cao và ổn định cho trang trại.
Sau vụ sầu riêng khẩn trương phục hồi cây suy kiệt, nhà vườn lộ bí quyết để tăng năng suất

Sau vụ sầu riêng khẩn trương phục hồi cây suy kiệt, nhà vườn lộ bí quyết để tăng năng suất

Sau khi thu hoạch xong sầu riêng, các nhà vườn khẩn trương bắt tay vào việc chăm sóc phục hồi cây đã bị suy kiệt. Vụ sầu riêng năm này có giá cao kỷ lục đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng. Việc chăm sóc đúng quy trình sau thu hoạch sẽ đảm bảo cho sầu riêng đạt năng suất cao trong vụ mới.
Khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền cùng Tuần lễ quảng bá na Lạng Sơn 2023

Khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền cùng Tuần lễ quảng bá na Lạng Sơn 2023

Ngày 24/8, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn, UBND các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na, nông sản, đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Bất ngờ khi trại ốc lớn nhất thị xã Quảng Yên của một cử nhân, khách đặt hàng đều đặn thu nửa tỷ mỗi năm

Bất ngờ khi trại ốc lớn nhất thị xã Quảng Yên của một cử nhân, khách đặt hàng đều đặn thu nửa tỷ mỗi năm

Tại thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) có một trại nuôi ốc nhồi quy mô lớn được các nhà hàng đánh giá cao về chất lượng. Điều bất ngờ, chủ trại ốc là cử nhân từng đi làm rồi rẽ ngang về quê nuôi ốc. Nhờ sự học hỏi tìm tòi, với đồng vốn 10 triệu đồng ban đầu tích cóp mua ốc giống, tới nay trại ốc đã mở rộng quy mô, mỗi ngày bán khoảng 50 cân ốc đạt tiêu chuẩn. Tính chung lợi nhuận thu cả năm đạt khoảng 500 triệu đồng.
Bất ngờ với trại cua biển trên núi bí quyết từ nguồn nước tự pha chế

Bất ngờ với trại cua biển trên núi bí quyết từ nguồn nước tự pha chế

Ở một nơi vùng núi có độ cao 500 mét so với mực nước biển bất ngờ xuất hiện một trại nuôi cua khủng. Trại cua biển không tốn diện tích bởi được nuôi trong hộp nhựa và theo quy trình tuần hoàn, nguồn nước tự pha chế. Cua biến phát triển tốt, được ưa chuộng đã đem lại lợi nhuận cao.
Lương 12 triệu bỏ việc vào rừng nuôi bò còn trồng sắn siêu bột, ngô 2 bắp 9X xứ Thanh thu nửa tỷ/năm

Lương 12 triệu bỏ việc vào rừng nuôi bò còn trồng sắn siêu bột, ngô 2 bắp 9X xứ Thanh thu nửa tỷ/năm

Đang làm tại công ty điện tử với mức lương 12 triệu/tháng anh Vi Văn Đợi (SN 1993) quyết định hồi hương về vùng đất miền núi Mường Lát để phát triển kinh tế. Anh một mình vào rừng lập trại nuôi bò. Anh còn tìm tòi những giống cây lạ như sắn lá tre cho củ to nhiều bột, ngô hai bắp để cho hiệu quả cao. Trang trại nuôi bò của anh Đơi cho thu nhập nửa tỷ mỗi năm và là địa chỉ để nông dân tới học hỏi.
Vườn nấm linh chi đỏ dưới tán rừng, nấm lên tua tủa mỗi năm hái 3 lần thu 2,4 tỷ đồng/ha

Vườn nấm linh chi đỏ dưới tán rừng, nấm lên tua tủa mỗi năm hái 3 lần thu 2,4 tỷ đồng/ha

Tại tỉnh Gia Lai đang triển khai mô hình vườn nấm linh chi dưới tán rừng, mỗi ha cho doanh thu khoảng 2,4 tỷ đồng. Nấm linh chi có giá trị cao được thị trường ưa chuộng đây là hướng đi mới kỳ vọng sẽ mở hướng làm giàu cho người dân Tây Nguyên.
Người sở hữu trại nuôi thủy sản khủng ở Giao Thủy mỗi năm thu lợi nhuận 2 tỷ đồng, xứng tầm nông dân xuất sắc

Người sở hữu trại nuôi thủy sản khủng ở Giao Thủy mỗi năm thu lợi nhuận 2 tỷ đồng, xứng tầm nông dân xuất sắc

Sau hơn 10 năm gây dựng gia đình ông Nguyễn Đại Dương đang sở hữu 3 trang trại nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 25 ha, rộng nhất ở khu vực xã Giao An. Mỗi năm, gia đình ông thu hoạch, cung ứng ra thị trường 15-20 tấn tôm và nhiều tấn ngao vạng, sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận khoảng 2 tỷ đồng.
Người con gái xứ Nghệ thành tỷ phú nhờ nuôi cá tầm và trồng dược liệu trên vùng Tây Nguyên

Người con gái xứ Nghệ thành tỷ phú nhờ nuôi cá tầm và trồng dược liệu trên vùng Tây Nguyên

Sinh ra ở Nghệ An, năm 2015, gia đình chị Nguyễn Phương Bắc vào vùng đất Đam Rông (Lâm Đồng) lập nghiệp. Ban đầu chị vay vốn lập cơ sở thu mua nông sản rồi mua đất làm kinh tế trang trại. Lựa chọn con cá tầm và cây dược liệu làm chủ đạo chị đã tạo nên trang trại tổng hợp tầm cỡ, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Chị còn định hướng phát triển trang trại gắn với du lịch để giá tăng hiệu quả kinh tế.
Loài kình ngư bỗng hiền lành nằm trong bể, nông dân ở huyện nghèo Đam Rông thu về tiền tỷ

Loài kình ngư bỗng hiền lành nằm trong bể, nông dân ở huyện nghèo Đam Rông thu về tiền tỷ

Huyện Đam Rông nằm ở vùng sâu, vùng xa và là huyện nghèo nhất tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên điều bất ngờ là nơi đây lại xuất hiện những mô hình nuôi cá tầm cho thu nhập tiền tỷ. Nuôi loài cá nước lạnh ưa thích hồ nuôi rộng, hoặc lồng bè, nhưng người dân nơi đây đã dẫn nước suối vào bể xi măng và nuôi quy mô lớn.
Cử nhân đi nuôi heo, bí quyết tạo ra loại thịt cao cấp đắt ngang thịt bò

Cử nhân đi nuôi heo, bí quyết tạo ra loại thịt cao cấp đắt ngang thịt bò

Trong khi giá thịt heo chỉ còn dưới 50.000 đồng/kg thì giá thịt heo ở trang trại Nam An Farm vẫn bán trên 100 nghìn đồng/kg, ngang với giá thịt bò. Đó là nhờ bí quyết chăn nuôi heo hữu cơ của cử nhân Nguyễn Văn Sơn. Nuôi heo bằng thức ăn thô, kéo dài thời gian nuôi để có chất lượng thịt tốt hơn. Anh còn đầu tư chế biến sâu các sản phẩm thịt, bởi vậy đem lại doanh thu khoảng 70 tỷ đồng mỗi năm.
Dưa kim hoàng hậu được chăm sóc trong nhà màng, anh nông dân xứ Thanh bỏ túi tiền tỷ

Dưa kim hoàng hậu được chăm sóc trong nhà màng, anh nông dân xứ Thanh bỏ túi tiền tỷ

Sau một thời gian làm việc tại một doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, anh Lê Văn Mạnh (ở xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã hồi hương để đầu tư vào nông nghiệp. Anh lựa chọn giống dưa kim hoàng hậu và trồng trong nhà màng. Dưa kim hoàng hậu được chăm sóc theo quy trình tại Kim Ngân farm cho những trái căng mọng chất lượng cao, cho lợi nhuận 1,5 tỷ đồng mỗi năm.
Nuôi tôm tăng năng suất nhờ bí quyết thả rong câu chỉ vàng như 'máy hút' làm sạch nguồn nước

Nuôi tôm tăng năng suất nhờ bí quyết thả rong câu chỉ vàng như 'máy hút' làm sạch nguồn nước

Với lợi thế về nuôi tôm, tuy nhiên người dân ở huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cũng luôn đối mặt với tình trạng tôm bị dịch bệnh do môi trường ô nhiễm. Tuy nhiều điều này đã được tháo gỡ nhờ triển khai mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 2 giai đoạn kết hợp với rong câu chỉ vàng giúp môi trường nuôi ổn định và tăng năng suất so với nuôi truyền thống.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
Phiên bản di động