Thịt nhập khẩu đổ về Việt Nam, người tiêu dùng cần làm gì để nhận biết sản phẩm an toàn? Hệ lụy từ việc thịt ngoại giá rẻ ồ ạt vào Việt Nam Thịt nhập khẩu vào Việt Nam có gì? |
Việt Nam chi gần 1,4 tỷ USD nhập thịt và phụ phẩm giá rẻ. |
62.000 đồng/kg thịt heo nhập khẩu
Theo thống kê hải quan, trong 10 tháng của năm nay, giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt đạt gần 1,4 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Cũng hải quan theo phần lớn nguồn cung đến từ Ấn Độ, Mỹ, Nga và Đức. Thịt nhập khẩu có giá thấp hơn nhiều so với sản phẩm trong nước. Nhiều loại thịt heo, gà đông lạnh có giá bằng một nửa hàng nội địa, tạo sức hút lớn trên thị trường.
Theo khảo sát, khoảng cách chênh lệch giữa thịt heo trong nước và thịt heo nhập khẩu khá lớn. Thịt heo nhập khẩu có giá bán trên thị trường khoảng 52.000-62.000 đồng một kg, còn thịt heo trong nước phổ biến như: ba rọi 137.000 đồng/kg, sườn non 168.000 đồng/kg, sườn già 104.000 đồng/kg, nạc vai 106.000 đồng/kg, nạc đùi 104.000 đồng/kg…
Trong khi đó, Giá heo hơi ở miền Bắc cao nhất 64.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung và Tây nguyên, giá heo hơi cao nhất 63.000 đồng/kg. Ở miền Nam, giá heo hơi cao nhất ở An Giang với 63.000 đồng/kg.
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, trong tháng 10 phát sinh 119 ổ dịch tả heo châu Phi ở 28 tỉnh thành với số heo mắc bệnh 3.828 con. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 1.440 ổ dịch tại 48 tỉnh thành phố, tăng 2,38 lần so với năm 2023.
Cần tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn
Nếu không cẩn trọng, một vài năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu thịt lợn. |
Trước tình trạng thịt heo nhập khẩu giá rẻ ồ ạt vào Việt Nam, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng điều này tác động rất lớn tới ngành chăn nuôi heo.
Ông Đoán dẫn chứng, năm ngoái chỉ có khoảng 2 tháng người chăn nuôi bán heo với giá cao, còn lại 10 tháng phải tiêu thụ dưới giá thành (khoảng 45.000-54.000 đồng một kg). Do đó, mỗi con heo bán ra, người nuôi lỗ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Ngay cả các doanh nghiệp lớn như C.P Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai cũng phải giảm đàn vì giá heo xuống thấp. Theo ông Đán, nếu không dẹp nhập lậu và không kiểm soát chặt heo nhập chính ngạch, người chăn nuôi thua lỗ sẽ giảm đàn, bỏ chuồng trại. Từ đó, nguồn cung thịt heo nội địa sẽ thiếu hụt và nguy cơ bị phụ thuộc nhập khẩu. Vô hình trung, Việt Nam từ nước có ưu thế về chăn nuôi, nông nghiệp sẽ khó đứng vững trong ngành nghề mình có lợi thế.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, lo lắng “Nếu không cẩn trọng, một vài năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu thịt lợn. Bởi năm 2027, thuế nhập khẩu mặt hàng này sẽ giảm từ 15% xuống còn 0%, chưa kể đến việc chúng ta vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn được lượng nhập khẩu qua đường tiểu ngạch”.
Ông Nguyễn Đức Trọng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định, thị trường rất mở, nếu sản phẩm trong nước không cạnh tranh được về giá cả, chất lượng thì chắc chắn thịt lợn nhập khẩu sẽ tràn vào. Thậm chí, giá lợn hơi nhiều nước còn thấp hơn so với giá thịt đã xẻ và phân loại của Việt Nam. Do vậy, ông Trọng đề xuất, giải pháp trước mắt để tăng hiệu quả chăn nuôi đó là tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn.
Không chỉ vậy, hiện Việt Nam còn phụ thuộc vào nguồn con giống nhập khẩu. Mặc dù những năm gần đây, việc nhập khẩu giống vật nuôi có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn chưa đáng kể. Một số heo giống có năng suất, chất lượng của thế giới như Landrace, Yorkshire, Duroc được nhập vào Việt Nam hàng năm để làm mới nguồn gen di truyền đàn heo nái trong nước, nâng cao năng suất, chất lượng. Hiện vẫn chưa có giống heo ngoại nào do nước ta chọn tạo cạnh tranh được với các giống nhập ngoại.
Theo ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do với các cam kết về hội nhập thì sản phẩm chăn nuôi trong nước chắc chắn phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại. Theo đó, để cạnh tranh, sản phẩm chăn nuôi trong nước cần phải giảm giá thành, nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật để giám sát tốt hơn sản phẩm nhập khẩu.
Về vấn đề kiểm soát nhập khẩu, đại diện Cục Chăn nuôi nhấn mạnh cần phải làm thường xuyên, cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành để kịp thời ngăn chặn đảm bảo nguồn gốc sản phẩm trên thị trường.
Về phía Bộ NN&PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay, việc nhập lậu gia súc, gia cầm không được kiểm soát chặt chẽ cũng là một trong những nguyên nhân khiến chăn nuôi trong nước khó phát triển. Do vậy, thời gian tới, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý việc buôn lậu gia súc, gia cầm và xem xét khởi tố một số vụ buôn lậu để tăng tính răn đe. Cùng với đó, cần thực hiện tốt các vấn đề giống, thức ăn, môi trường, kiểm soát dịch bệnh… với những giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển bền vững, hướng tới xuất khẩu.
Thịt nhập khẩu vào Việt Nam không có virus SARS-CoV-2 |
Trong 10 tháng đã có 111.510 tấn thịt lợn đổ về Việt Nam |
Thịt nhập khẩu đổ về Việt Nam, người tiêu dùng cần làm gì để nhận biết sản phẩm an toàn? |