Thịt nhập khẩu vào Việt Nam không có virus SARS-CoV-2 Trong 10 tháng đã có 111.510 tấn thịt lợn đổ về Việt Nam Thịt nhập khẩu đổ về Việt Nam, người tiêu dùng cần làm gì để nhận biết sản phẩm an toàn? |
5 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 304.850 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt |
Theo số liệu mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 5, Việt Nam đã nhập khẩu 76.120 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 140 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, con số này tăng 32,1% về lượng và 28,6% về trị giá. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Lũy kế 5 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 304.850 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, với tổng trị giá 597 triệu USD (hơn 14.000 tỷ đồng), tăng 29% về lượng và 25,2% về giá so với cùng kỳ năm ngoái. Mỗi kg thịt và sản phẩm từ thịt nhập khẩu có giá trung bình 46.000-47.000 đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 41 thị trường, trong đó Ấn Độ, Mỹ, Nga, Ba Lan và Brazil là những nhà cung cấp lớn nhất. Các loại thịt được nhập khẩu nhiều gồm thịt heo đông lạnh, thịt bò, gà... Đặc biệt, nhập khẩu thịt heo từ Brazil và Mỹ tăng mạnh, trong khi nhập khẩu từ Nga, Đức và Hà Lan giảm.
Ghi nhận ở TP HCM cho thấy thịt heo đông lạnh nhập khẩu có giá rẻ hơn 30-40% so với hàng trong nước. Giá ba chỉ heo dao động từ 70.000-90.000 đồng một kg, sườn non khoảng 100.000 đồng một kg, nạc dăm, thịt mông và thịt vai từ 65.000-75.000 đồng một kg.
Nguy cơ thành nước siêu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi
Nhập khẩu ồ ạt sản phẩm chăn nuôi sẽ làm mất cơ hội và động lực đầu tư của doanh nghiệp, người chăn nuôi. |
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tháng 1 năm nay, Việt Nam chi ra 127,5 triệu USD để nhập khẩu gần 62.440 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt. So với tháng 1/2023, thịt nhập khẩu tăng 76,2% về lượng và tăng 72% về giá trị.
Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 37 thị trường trên thế giới. Các chủng loại nhập về nước ta chủ yếu gồm: thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm thuộc tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt trâu tươi đông lạnh; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh…
Năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 717.000 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt từ 57 thị trường, trị giá 1,43 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng, giảm 3,9% về trị giá so với năm 2022.
Trước sức ép thịt heo nhập khẩu giá rẻ ồ ạt vào Việt Nam, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng điều này tác động rất lớn tới ngành chăn nuôi heo.
Ông Đoán dẫn chứng, năm ngoái chỉ có khoảng 2 tháng người chăn nuôi bán heo với giá cao, còn lại 10 tháng phải tiêu thụ dưới giá thành (khoảng 45.000-54.000 đồng một kg). Do đó, mỗi con heo bán ra, người nuôi lỗ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Ngay cả các doanh nghiệp lớn như C.P Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai cũng phải giảm đàn vì giá heo xuống thấp. Theo ông Đán, nếu không dẹp nhập lậu và không kiểm soát chặt heo nhập chính ngạch, người chăn nuôi thua lỗ sẽ giảm đàn, bỏ chuồng trại. Từ đó, nguồn cung thịt heo nội địa sẽ thiếu hụt và nguy cơ bị phụ thuộc nhập khẩu. Vô hình trung, Việt Nam từ nước có ưu thế về chăn nuôi, nông nghiệp sẽ khó đứng vững trong ngành nghề mình có lợi thế.
Trước đó, 4 hiệp hội gồm Hội Chăn nuôi, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn và Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm cũng đã cầu cứu Thủ tướng về tình trạng gặp nhiều khó khăn trước sản phẩm nhập khẩu gia tăng. Hàng hóa ngoại lấn sân đang khiến sản phẩm chăn nuôi nội địa chịu áp lực cạnh tranh không công bằng. Đặc biệt, sản phẩm nhập lậu tràn lan, trong khi hàng nhập chính ngạch cũng không được kiểm soát chặt chẽ.
Theo các hiệp hội, trên thế giới các quốc gia đã tự bảo vệ ngành nông nghiệp, sản xuất của họ bằng xây dựng các hàng rào kỹ thuật.
Chẳng hạn, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản yêu cầu hàng hóa xử lý nhiệt lạnh với công nghệ phức tạp, chi phí cao. Hoặc mỗi nước trung bình chỉ cho phép 3-5 cửa khẩu được phép nhập khẩu vật nuôi sống, trong khi Việt Nam là 30 cửa khẩu.
Do đó, ông Đoán cùng các hiệp hội đề nghị Việt Nam mở cửa với thế giới nhưng cần sớm có các hàng rào kỹ thuật, chính sách thương mại để kiểm soát hàng nhập chính ngạch và có biện pháp ngăn hàng lậu nhập tràn lan.
Nếu không có biện pháp kịp thời và quyết liệt, các hiệp hội trong ngành chăn nuôi nhận định, chỉ 3-5 năm tới khi các dòng thuế quan của các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về mức 0%, Việt Nam sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi.
Không có chuyện Việt Nam thả cửa cho các sản phẩm thịt "thải loại" |
Việt Nam chi gần nửa tỷ USD nhập khẩu thịt |
Heo nhập khẩu có là yếu tố tác động lên giá heo hơi trong nước? |