Tháo gỡ vướng mắc trong việc áp thuế đối với thủy sản chế biến và sơ chế

TH&SP Bộ NN&PTNT đã chính thức có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, giải quyết và hướng dẫn về kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trong việc áp thuế đối với sản phẩm thủy sản chế biến và sơ chế.

Vừa qua Bộ NN&PTNT nhận được ý kiến của nhiều doanh nghiệp phản ánh về vấn đề áp thuế đối với sản phẩm "sơ chế", "chế biến" trong lĩnh vực thủy sản, thực phẩm, nông sản.

Cụ thể, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phản ánh nhiều doanh nghiệp bị các cơ quan quản lý nhà nước ngành thuế áp mức thuế suất cho hàng thủy sản là sơ chế với mức thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 20% trong khi các mặt hàng đầu ra của các doanh nghiệp này đa số là sản phẩm đã qua chế biến, được phép áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%.

Trong khi đó, hiện nay hoạt động chế biến của doanh nghiệp thủy sản gồm 3 dạng: Chế biến từ sản phẩm tươi sống đã qua đông lạnh đến -18 độ C, chế biến từ sản phẩm tươi sống thành sản phẩm chín và chế biến từ nguyên liệu có pha trộn giai vị phụ liệu để ra hàng giá trị gia tăng.

sf

Thủy sản xuất khẩu là lĩnh vực mang lại giá trị kinh tế lớn


Nhưng khi thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp chế biến thủy sản, các cơ quan ngành thuế sẽ kiểm tra thu nhập của doanh nghiệp hoạt động chế biến hay hoạt động sơ chế và với cả 3 dạng chế biến nêu trên, các cơ quan ngành thuế đều không công nhận là sản phẩm chế biến mà chỉ là sơ chế khiến tỷ lệ phải nộp thuế của các doanh nghiệp thủy sản hiện tại (bao gồm cả sản phẩm xuất khẩu, tiêu thụ nội địa hay gia công) đều ở mức 20% không đúng với bản chất của ngành.

Theo VASEP, các văn bản hướng dẫn của ngành tài chính chưa có cơ sở vững chắc xác định thế nào là sơ chế và thế nào là chế biến, sản phẩm như thế nào sẽ được coi là sản phẩm khác với nguyên liệu đầu vào.

Hiện nay, các cơ quan thuế căn cứ các văn bản về thuế để áp thuế đối với sản phẩm sơ chế, chế biến. Cụ thể, tại khoản 1, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam quy định như sau:

“Các sản phẩm chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, bao gồm các sản phẩm: Mới được làm sạch, phơi, sấy khô, tách hạt, tách cọng, cắt, xay, băm, bóc vỏ, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, vỡ mảnh, đánh bóng hạt, hồ hạt, đóng hộp kín khí hoặc được bảo quản thông thường như bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfurơ, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, bảo quản bằng muối (ướp muối, ngâm nước muối), bảo quản ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác hoặc hình thức bảo quản thông thường khác”.

Điểm c khoản 3, Điều 4, Thông tư số 83/2014/TT-BTC cũng quy định: “Trường hợp không là sản phẩm qua sơ chế thông thường nêu tại điểm a khoản này thì xác định là loại đã qua chế biến”.

Với quy định trên, doanh nghiệp cho rằng, quy định về sơ chế, chế biến tại các văn bản về thuế nêu trên không phù hợp với thực tế ngành chế biến thủy sản; không phù hợp với quy định của Luật An toàn thực phẩm và Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, công nghệ đông lạnh thực phẩm, cấp đông sản phẩm đến nhiệt độ -18 độ C không được xem là sản phẩm chế biến.

Bên cạnh đó, Luật An toàn Thực phẩm 2010 quy định: “Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm”; “Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm”.

dg

Những vướng mắc trong thời gian qua đã gây khó khăn, tổn thất cho nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản


Theo đó, trong ngành chế biến thủy sản, cụm từ “theo phương pháp công nghiệp” được sử dụng là công nghệ đông lạnh thực phẩm, cấp đông sản phẩm đến nhiệt độ -18 độ C.

Tại Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 quy định về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gồm: chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm thủy sản; trong đó, gồm chế biến thủy sản đông lạnh; chế biến, bảo quản thủy sản khô; chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản; sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản, sản xuất thức ăn gia súc gia cầm và thủy sản.

VASEP cho rằng, những vướng mắc nêu trên trong thời gian qua đã gây khó khăn, tổn thất cho nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản. Vì vậy, VASEP kiến nghị: “Cho phép chế biến từ sản phẩm tươi sống đã qua đông lạnh đến -18 độ C, chế biến từ sản phẩm tươi sống thành sản phẩm chín, chế biến từ nguyên liệu có pha trộn gia vị phụ liệu để ra hàng giá trị gia tăng được xem là hoạt động chế biến của doanh nghiệp thủy sản và được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính”.

Nhằm thực hiện chủ trương thúc đẩy phát triển ngành thủy sản, góp phần giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay, doanh nghiệp đang gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch Covid 19, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Tài chính xem xét, giải quyết và hướng dẫn về kiến nghị của VASEP.

Hạ Vy

Hạ Vy

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu sang EU là rất lớn nhưng các chuyên gia lo ngại những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng.
Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Theo quyết định mới, các doanh nghiệp lớn sẽ phải tuân thủ Quy định chống phá rừng (EUDR) từ ngày 30/12/2025, trong khi các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ có thời gian đến ngày 30/6/2026.
Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản năm 2024 thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế, các hội, hiệp hội và nhà mua trên thế giới, được kỳ vọng là cầu nối mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau.
Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Trong tháng 9, Việt Nam trở thành nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc với gần 177.000 tấn, trị giá 640,72 triệu USD.
Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong khi thi hành công vụ nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ.
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

10 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã mang về cho cả nước hơn 58,66 tỉ USD.
Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Dự án “sầu riêng kỹ thuật số” nhằm giúp người nông dân trồng sầu riêng Thái Lan giải quyết nhiều thách thức bằng cách sử dụng các ứng dụng để ghi lại, lưu trữ và theo dõi dữ liệu cây trồng.
Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

10 tháng đầu năm 2024, giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt đạt gần 1,4 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu không được kiểm soát, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu thịt lợn.
Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Đại diện TikTok Shop cho biết, phiên livestream kéo dài 14 tiếng liên tục được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) đã ghi nhận 200.000 đơn đặt hàng.
Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

10 tháng đầu năm 2024, ba loại nông sản tỷ USD là cà phê, rau quả và gạo bội thu về đơn hàng lẫn giá xuất khẩu. Các chuyên gia dự báo, với kết quả đã đạt được, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt kỷ lục 60-61 tỷ USD.
Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến xuất khẩu 9 triệu tấn gạo trong năm 2024, tăng so với các mức dự báo trước đó là 8,2 và 7,5 triệu tấn.
Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Hiện nay, Quốc hội đang bàn một vấn đề lớn đối với nông dân, nông nghiệp, đó là đưa lĩnh vực phân bón vào chịu thuế giá trị gia tăng, theo chuyên gia kinh tế, nó sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích, Nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân.
Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Thứ hạng của các sàn tiếp tục có sự thay đổi, đặc biệt với sự xuất hiện của một số gương mặt mới như Temu, Shein... cuộc cạnh tranh tại thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam càng trở nên khốc liệt.
Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Xuất khẩu năm 2025 được sự báo có nhiều thách thức, động lực tăng trưởng năm tới sẽ nằm trong tay Chính phủ, cụ thể là việc thúc đẩy mạnh mẽ chi tiêu chính phủ, bao gồm cả chi tiêu ngân sách và giải ngân đầu tư công. Điều này có thể kéo theo tiêu dùng nội địa và đầu tư tư nhân tăng thêm.
Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Theo các chuyên gia, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu nông sản của Việt Nam có thể gặp thách thức từ chính sách phòng vệ thương mại, nhưng cũng có thêm cơ hội tăng trưởng trong những năm tới.
Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Đây là thông tin được Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 9/11.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động