Hiện nay, dệt cói, làm nón, đan lát, nghề mộc… là những nghành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hoá. Bên cạnh đó, những năm qua các địa phương cũng du nhập, phát triển thêm nhiều nghề mới,đổi mới tư duy sáng tạo, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề chất lượng hơn. Nhờ đó, nhiều nghành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Thanh Hoá ngày càng phát triển, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động tại địa phương.
Chiếu cói nga sơn khẳng định thương hiệu việt |
Nga Sơn là huyện nằm sát biển, với 8 xã nằm dọc bờ biển là một vùng triều màu mỡ, ngoài trồng sú vẹt, mảnh đất này chỉ trồng được một loại cây duy nhất là cói. Sản phẩm biểu trưng của vùng đất ven biển này, và là vật biểu trưng cho niềm hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau, trải qua hơn 150 năm tồn tại với không biết bao nhiêu thăng trầm giờ đây, người dân Nga Sơn không đơn thuần chỉ dệt chiếu cói, nhiều sản phẩm từ cói đã được đôi bàn tay tài hoa, khối óc giàu tính sáng tạo của những người thợ đã” nâng đời” trở thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ với những nét hoạ tiết, văn hoa khác nhau dành ho xuất khẩu.
Những tấm thảm lót sàn, chiếc xe đan, làn, đồ dùng trang trí… đã có mặt tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Những chiếc chiếu đậu, chiếu hoa, cùng các mặt hàng từ cói đã xuôi ngược khắp các nẻo đường đất nước từ những làng quê lên thành phố, từ băcs vào nam…xa hơn nữa là thị trường các nước trên thế giới, chủ yếu là thị trường Đông Âu.
Với những bàn tay khéo léo, sự tỉ mỉ, chau chuốt trong từng công đoạn, những người thợ ở làng nghề nón lá Trường Giang, xã Trường Giang, huyện Nông Cống đã làm ra những chiếc nón mộc mạc, duyên dáng làm say đắm lòng người .Trẻ em nơi đây 8 - 9 tuổi đã bắt đầu biết làm nón, hiện toàn xã có 900 hộ làm nón, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 2.000 lao động. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian nhưng Làng nghề nón lá Trường Giang vẫn đứng vững và ngày càng đứng vững thương hiệu trên thị trường.
Sản phẩm được chạm khắc hoa văn tinh xảo của nghệ nhân làng đạt tài |
Làng nghề mộc truyền thống Đạt Tài ở huyện Hoằng Hoá. Nghề mộc có mặt ở làng từ thế kỷ thứ xvI đến nay khoảng 500 năm. Từ xa xưa, những thợ mộc Đạt Tài đã được người dân khắp nơi yêu mến, bởi tài nghệ của họ. chỉ cần nhìn các đường lắp, đường tâm, cái kẻ cùng với những nét chạm khắc hoa văn tinh xảo trên đầu xà, cánh cửa và cấc đồ như tủ, sập, đồ thờ… có thể nhận ngay là thợ mộc Đạt Tài. Giờ đây với những bàn tay khéo léo của những người thợ kết hợp với sự hiện đại của máy móc đã mang lại giá trị sản xuất lớn hơn cho người dân nơi đây, với tổng doanh thu ước đạt 73 tỷ đồng/ năm 2020, đóng góp lớn vào tổng giá trị sản xuất của địa phương, tạo việc làm cho nhiều lao động với mức thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/tháng/người.
Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá có 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 87 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới, góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn lao động khu vực nông thôn. Theo đánh giá của sở Công thương Thanh Hoá, hiện có 2 nhóm làng nghề hoạt động tốt là nhóm làng nghề chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm và nhóm làng nghề sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.
Để duy trì và phát triển nghề, làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nghành chức năng Thanh Hoá đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, địa phương xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, khuyến khích các làng nghề ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của tỉnh.
HĐND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2022-2026. Cụ thể, Nghị quyết tập trung vào các nội dung cụ thể sau: Đối tượng hỗ trợ, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, cụm làng nghề (sau đây gọi chung là cụm công nghiệp, viết tắt là CCN) là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật CCN…
Mức hỗ trợ là 1 tỷ đồng/ha đối với CCN thuộc địa bàn các huyện 30a (trừ các CCN có ranh giới tiếp giáp với đường Hồ Chí Minh); riêng CCN thuộc địa bàn huyện Mường Lát hỗ trợ 1,5 tỷ đồng/ha. Mức hỗ trợ tối đa không quá 20 tỷ đồng/CCN.
Hỗ trợ 0,7 tỷ đồng/ha đối với CCN thuộc các huyện miền núi còn lại và các CCN của các huyện 30a có giáp ranh với đường Hồ Chí Minh. Mức hỗ trợ tối đa không quá 15 tỷ đồng/CCN.
Hỗ trợ 0,5 tỷ đồng đối với CCN thuộc các huyện đồng bằng và các huyện ven biển; mức hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng/CCN.