Tác dụng ít người biết của cây mía dò Tác dụng hữu ích của cây kiến cò Tác dụng của cây rau bợ |
Đặc điểm của rau tần
Rau tần có tên khoa học là Plectranthus amboinicus, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), tên gọi khác là húng chanh, tần dày lá, rau thơm lông, dương tô tử, sak đam ray.
Cây rau tần là một loại cây thuốc nam quý, dạng thân thảo có thể sống nhiều năm, cao 20-50cm, phần thân sát gốc hoá gỗ, cây mọng nước, có mùi hăng hắc, có lông ngắn, mềm bao quanh thân khi còn non. Thân cây già sẽ nhẵn hơn.
Lá mọc đối xứng nhau, dày và dày mọng nước, cứng, giòn quanh mép lá có khía răng tròn, có nhiều lông mịn, mùi thơm dễ chịu, khi hít vào cho cảm giác sảng khoái. Lá rau tần hình trái tim, dài 3-6cm, mọc thành bông ở ngọn thân và đầu cành, gồm những vòng hoa dày đặc, cách quãng nhau.
Quả nhỏ, tròn, màu nâu, chứa 1 hạt.Mùa hoa quả từ tháng 4 - tháng 5.
Rau tần mọc hoang trên khắp vùng nhiệt đới và vùng ấm áp của châu Phi, châu Á và châu Úc. Ngoài ra, cây còn được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam để làm thuốc, gia vị và cây cảnh.
Cây rau tần được trồng trong chậu cảnh hoặc trồng thành bụi. Thường phát triển ở nhiều môi trường khác nhau như ven biển, đất cát, sườn đá… nhất là vùng dễ thoát nước, đất màu mỡ và có bóng râm. Cây phát triển mạnh hằng năm theo hai mùa vụ là: mùa hè, mùa thu.
Rau tần ngoài việc là một thực phẩm được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày còn là một vị thuốc.
Thành phần hóa học: Rau tần có chứa aldehydes, monoterpenoids, diterpenoids, triterpenoids, sesquiterpenoids, phenolics, flavonoids, esters và alcohols…
Theo Y học cổ truyền: Rau tần có mùi thơm, tính ấm, vị chua the, đi vào phế và có công dụng giải cảm, khu phong tà, trục hàn, sát khuẩn, tiêu đàm, khử độc…
Bài thuốc sử dụng rau tần
Chữa viêm họng viêm phế quản
Nhai trực tiếp lá cây rau tần, nuốt từ từ, Thực hiện mỗi ngày làm một lần, duy trì liên tục cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Trị ho
Lấy lá rau tần tươi rửa sạch, cắt nhỏ xong chưng cách thủy với đường phèn. Sau đó vắt lấy nước uống, ăn bã trực tiếp hoặc ngậm nuốt cùng nước đều được. Mỗi ngày dùng 1 lần duy trì từ 3 đến 5 ngày.
Chữa dị ứng, nổi mày đay
Lá rau tần khô sắc với nước đến khi cạn còn 1 bát thì chia làm 3 lần, uống trong ngày. Đồng thời, sử dụng lá rau tần tươi giã nát rồi đắp lên các nốt mày đay hay những chỗ bị dị ứng.
Trị cảm cúm do thời tiết, chữa sốt
Giã nát lá rau tần tươi cùng với nước sôi để nguội và chút muối, sau đó lọc lấy nước uống trực tiếp, bã đem trộn với rượu rồi đắp vào trán sẽ làm hạ thân nhiệt nhanh chóng.
Chữa hôi miệng
Đun lá rau tần khô với nước dùng để súc miệng hoặc ngậm mỗi ngày, sau khi súc miệng nên nhổ đi, không nên nuốt.
Trị các vết thương do côn trùng gây nên
Lấy ngay 20g lá rau tần tươi giã nát đắp vào chỗ bị thương, vết cắn sẽ nhanh hết đau, giảm sưng nhanh chóng.
Lưu ý khi sử dụng cây rau tần
Tuyệt đối không dùng cây rau tần để chữa bệnh trên những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần của cây rau tần.
Cây rau tần có rất nhiều lông tơ nên dễ gây kích ứng khi sử dụng.
Cần lưu ý ở những phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn để hiểu hơn về cách sử dụng cây rau tần.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau cải trời |
Tác dụng hữu ích của cây kiến cò |
Tác dụng của cây rau bợ |