Đặc điểm của cây kiến cò
Cây kiến cò có tên khoa học là Rhinacanthus nasutus, thuộc họ Ô rô, tên gọi khác là cây bạch hạc, cây thuốc lá nhỏ hay nam uy linh tiên…
Cây kiến cò là chúng thường mọc thành bụi, chiều cao từ 1- 2m, rễ chùm, những thân cây còn non có lông nhỏ mịn.
Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn, chiều dài 2 - 9cm, rộng 1 - 3cm.
Hoa kiến cò mọc thành xim ở đầu cành, nách lá hoặc ngọn thân. Hoa nhỏ màu trắng hình giống con hạc đang bay nên người ta đặt tên là bạch hạc. Cây thường ra hoa vào tháng 8.
Quả nang, phía trên chứa 4 hạt, phía dưới dẹt không chứa hạt, có khi chỉ có 2 hạt, hạt hình trứng hai mặt lồi.
Cây thu hoạch dược liệu quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa đông. Đôi khi người ta chỉ dùng vỏ rễ, có khi dùng cả lá.
Rễ cây thường dùng tươi hay khô làm thuốc. Rễ tươi mới đào bẻ đôi để một lúc lâu sẽ có màu đỏ.
Cây kiến cò sau khi thu hái đem rửa sạch dùng tươi, phơi khô hoặc dùng ngâm rượu, nấu cao đều được.
Lớp vỏ ngoài dễ bong tróc ra, mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa mùi sắn rừng.
Cây mọc hoang hay được trồng làm cảnh ở nhiều nơi ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Cây còn thấy mọc ở Ấn Độ, Malaixia, Đông châu phi.
Thành phần hóa học: Bạch hạc chứa flavonoid, hợp chất phenol, acid amin, acid hữu cơ, tannin. Nghiên cứu cho thấy trong rễ cây này có 1,87% chất gần giống axit cryzophanic và axit frangulic.
Theo y học cổ truyền: Cây kiến cò có vị ngọt dịu, mùi hắc nhẹ, tính bình, có công dụng ngừng ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp.
Bài thuốc sử dụng cây kiến cò
Trị đau nhức xương khớp hay đau dây thần kinh tọa do lạnh
Dùng 12g lá kiến cò và thân (hoặc dùng 8g rễ), lá lốt, sơn thục, rễ cỏ xước mỗi thứ 12g, quế chi, ngải cứu, trần bì mỗi thứ 8g, cẩu tích 16g, đem sắc với 2 lít nước, uống trong ngày. Uống 10 - 2 ngày liên tiếp, triệu chứng sẽ giảm rõ rệt. Nếu ở trường hợp đau nhức do bị nhiễm phong hàn thấp thì nên phối cùng thổ phục linh, kim ngân hoa, hy thiêm, ké đầu ngựa.
Chữa lang ben hắc lào và eczema
Sử dụng 200g lá với thân cây kiến cò đem thái nhỏ giã nát dùng ngâm cùng 100ml cồn 70 độ trong khoảng 1 đến 2 tuần rồi lọc lấy phần dung dịch. Bôi trực tiếp vào vùng da bị bệnh, dùng ngày bôi 2 đến 3 lần, sử dụng liên tiếp trong 2 đến 3 ngày, bệnh sẽ khỏi. Ngoài ra, dùng 100g rễ kiến cò theo cách tương tự như trên cũng cho hiệu quả tốt.
Chữa bệnh alzheimer và parkinson
Láy 15g rễ kiến cò phơi trực tiếp dưới nắng gắt rồi đem sắc cùng 3 bát nước. Làm như vậy uống mỗi ngày giúp cải thiện bệnh rất tốt.
Trị bệnh lao phổi
Sử dụng 20g lá kiến cò và thân đem sắc cùng 3 bát nước đến khi cạn còn 1 bát nước, thêm chút đường uống mỗi ngày cho đến khi bệnh giảm.
Chữa bệnh tiểu đường, tăng huyết áp
Đem 20g lá kiến cò phơi khô, rửa sạch rồi đun cùng 3 bát nước đến khi cạn còn 1 bát nước thì uống. Bài thuốc còn có tác dụng giảm béo, hạ mỡ máu rất tốt nếu sử dụng đều đặn.
Lưu ý khi sử dụng cây kiến cò
Đối với người cao tuổi, trẻ nhỏ không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Không nên dùng cây kiến cò điều trị lâu dài ở những người bị tiểu đường, cao huyết áp.
Không nên lạm dụng thuốc để tránh nguy cơ ngộ độc.
Thận trọng với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nếu bạn muốn dùng cây kiến cò làm thuốc điều trị bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tác dụng hữu ích của cây sa nhân tím |
Tác dụng hữu ích của cây lẻ bạn |
Tác dụng hữu ích của hợp hoan bì |