Cây Chùm Ngây là một trong những dược liệu quý có tác dụng tốt với sức khỏe Tác dụng của cây dứa dại Tác dụng ít ai biết của dong riềng |
Tân giao tên khoa học là Radix Gentianae Qinjiao., tên gọi khác Thanh táo, Tần cửu, Tần qua, Thuốc trặc, Trường sơn cây, Tu huýt, Bơ chầm phòn (Thái).
Tần giao là loài cây thân gỗ nhỏ, chiều cao từ 1 – 1,5m, thân hình trụ tròn. Cành cây nhẵn, có màu tím sẫm hoặc xanh lục, các đốt hơi phình to. Lá cây mọc đối, có hình mác và hẹp về bề ngang, phiến lá to, bề mặt có các gân nằm song song. Các cụm hoa mọc thành từng bông hẹp nằm ở cành và ngọn thân, hoa có màu hơi ngả tím. Quả nang nhẵn, trông giống như móng tay. Rễ cây là loại rễ cái to, từ đó tỏa ra nhiều rễ con, màu sắc vàng sáng hoặc trắng ngà.
Tần giao thường mọc hoang gần ở khe suối gần bìa rừng.
Tần giao có thể thích nghi với đất có thể hơi chua, đất pha cát, màu mỡ,
cây ưa ẩm và sáng, có thể chịu được bóng và ngập úng tạm thời.
Tần giao là cây thu hoạch quanh năm, nhưng thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào tháng 7 hoặc tháng 8.
Bộ phận sử dụng của cây tần giao chủ yếu là rễ, bởi trong rễ cây chứa nhiều thành phần có tác dụng dược lý nhất. Ngoài ra vỏ thân và lá cây cũng được sử dụng trong một số bài thuốc.
Sau khi thu hoạch, đem dược liệu rửa sạch sau thái lát dày rồi sấy hoặc phơi khô. Dược liệu được bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh mốc mọt.
Tần giao có thành phần hóa học chính gồm Glucozo, Alkaloid, Gentianide, Gentianin A, B, C…, tinh dầu bay hơi.
Theo y học hiện đại: Do tác dụng của gentianine A, rễ cây Tần bì có tác dụng chống viêm rõ rệt. Thuốc còn có tác dụng giảm đau, hạ sốt, an thần. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng tăng đường huyết, hạ huyết áp và ổn định nhịp tim, kháng khuẩn lỵ, ức chế nấm ngoài da.
Theo y học cổ truyền, vị thuốc tần giao có có tính cay, vị đắng, tính hơi hàn, quy vào ba kinh can, vị, bàng quang.
Công dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận trường, khu phong, trừ thấp, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau. Phần vỏ rễ và vỏ thân được bào chế làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, chân tay tê bại, sưng đau, vàng da, ho, sốt, rôm sảy, mụn nhọt. Rễ tần giao sắc uống nước có tác dụng lợi tiểu, hạ nhiệt, giảm đau, thấp khớp, tiêu chảy, mụn nhọt, tiểu tiện khó, rắn cắn.
Một số bài thuốc sử dụng tần giao
Chữa phong thấp, chân tay tê bại
Cách 1: Rễ tần giao, dây chiều, rễ hoàng lực, rễ gai tầm xoong, mỗi vị 20g; củ cốt khí, rễ thiên niên kiện, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Cách 2?: Bạch chỉ, nhũ hương, đào nhân, hải phong đằng, hoàng bá, uy linh tiên mỗi loại 10g. tần giao, phòng kỷ 12g mỗi vị. xuyên khung, độc hoạt, mỗi loại 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa ho, sốt, mồ hôi trộm
Cách 1: Đương quy, tri mẫu, mỗi vị 5g, rễ tần giao, miết giáp, địa cốt bì, sài hồ, mỗi vị 10g, thanh cao, ô mai, mỗi vị 4g. Sắc uống trong ngày.
Cách 2: Địa cốt bì mỗi loại 12g, tần giao, cam thảo 8g, Sắc uống ngay trong ngày.
Chữa vết thương chảy máu, nhọt lở thối loét, khó liền miệng
Lá tần giao, lá mỏ quạ, lượng bằng nhau. Rửa các vị với nước muối, giã nhỏ, đắp rịt. Thay thuốc hằng ngày, kết hợp uống nước sắc. Bồ công anh, bạch chỉ nam, kim ngân hoa mỗi vị 1 nắm và ăn rau muống hằng ngày.
Thuốc bó gãy xương
Lá tần giao, vỏ cây gáo, mỗi vị 30g; gà con 1 con, cơm nếp vừa đủ, giã nát, thêm ít rượu, đắp bó, nẹp bằng thân cây mía dò.
Chữa bong gân, sai khớp
Cách 1: Tần giao 20g, cốt toái bổ, xuyên tiêu, trạch lan, mỗi vị 20g, lá diễn tươi 50g. Sắc uống ngày 1 thang dùng khi lúc nước còn ấm.
Cách 2: Lá Tần giao, lá ngải cứu, lá diên, dùng tươi, lượng bằng nhau. Giã nhỏ đắp ngày 2 lần.
Lưu ý khi sử dụng tần giao
Người ốm yếu, bệnh tật và những người bị tiêu chảy không nên sử dụng.
Tần giao có rất nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào sử dụng cũng mang lại hiệu quả cao. Bạn đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những tác dụng tuyệt vời của cây đinh lăng ít người biết |
Tác dụng của bạch hoa xà thiệt thảo |
Các loại thảo dược có tác dụng trị ho cực tốt |