Tác dụng của cây tu hú

Cây tu hú mọc hoang ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, loại cây này không những được trồng quanh nhà để làm hàng rào do có nhiều gai mà còn được chế biến thành nguyên liệu làm thuốc.
Lợi ích của củ cải đường không phải ai cũng biết Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau cải trời Tác dụng hữu hiệu của cây thạch xương bồ

Đặc điểm cây tu hú

Cây tu hú có tên gọi khoa học Catunaregam spinosa, thuộc họ: thiến thảo, cà phê ( Rubiaceae ), tên gọi khác là cây tu hú, mây nghiêng pa, găng gai, găng tía, găng trâu, găng tu hú.

Tác dụng  của cây tu hú

Cây tu hú là loài thân gỗ nhỏ, chiều cao có thể lên đến 8 mét, phân nhiều nhánh, thân màu nâu, thân cây có nhiều gai to, sắc nhọn, dài từ 5 đến 15 mm, thường mọc ngay ở những nơi đâm cành..

Lá cây tù hay gần nhọn ở đầu, có dạng xoan ngược, nhọn sắc ở gốc, nhẵn, ráp hay có lông mềm trên cả hai mặt, gần dai và có chiều dài từ 2,5 đến 7cm, rộng khoảng từ 1,5 đến 3cm.

Hoa của cây tú hú có màu vàng lục hoặc màu trắng đơn thường, dạng hình chuông và hầu như hoa thường không có cuống, phía trên xòe ra 6 cánh màu trắng. Hoa nở từ tháng 3 - 9.

Bộ rễ của cây khoẻ và có thể dài hơn 1m.

Cây có quả mọng, hình cầu hoặc hình trứng, đường kính từ 2,5 đến 5cm. Bề ngoài của quả nhẵn và quả có mang các lá đài đồng trưởng, khi chín có màu vàng, quả non màu trắng và khi già chuyển sang màu xanh đậm. Quả có nhiều hạt màu đen và chìm trong thịt của quả, thường xuất hiện từ tháng 3 - 11.

Cây tu hú là loại cây ưa sáng và chịu hạn tốt, thường mọc trong các trảng cây bụi ở đồi, đất sau nương rẫy, thường được dùng làm hàng rào. Cây có thể sinh trưởng được trên nhiều loại đất, kể cả nơi đã bị bào mòn nhiều và trơ tầng đá ong cằn cỗi.

Cây tu hú thường thấy mọc hoang ở ven rừng và trên các đồi cây bụi.

Ở nước ta, cây phân bố ở Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai. Ngoài ra, cây còn xuất hiện ở các nước nhiệt đới châu Á và Đông Phi.

Tác dụng  của cây tu hú

Lá, quả, rễ và vỏ cây thường được sử dụng làm thuốc.

Quả thường được thu hái vào mùa thu, đông. Rễ được thu hái quanh năm, cây tu hú có thể dùng tươi hay phơi khô.

Bảo quản dược liệu khô nơi khô, mát. Tốt nhất là cất trong hộp kín hoặc đóng bịch ni lông.

Thành phần hóa học: Từ bột rễ, đã chiết được scopolatin, cơm quả chứa saponin trung tính và acid, tinh dầu và acid nhựa. Quả khô chứa một lượng nhỏ saponin kết tinh gọi là ursosaponin, ngoài ra, trong quả găng tu hú còn có β-sitosterol và một triterpen mới.

Bài thuốc sử dụng cây tu hú

Trị vết đốt côn trùng, rắn rết cắn

Lá găng tu hú tươi đem rửa sạch ngâm với muối 15 phút. Để lá ráo nước rồi cho vào cối giã nát, pha thêm một ít nước sôi để nguội. Chắt nước cốt uống, phần bã giữ lại đắp trực tiếp lên vết thương.

Chữa mụn nhọt, lở loét

Quả găng bổ đôi, loại bỏ hạt, cho vôi vào, lấy đất sét bọc ngoài, đốt tồn tính, sau đó ta bỏ đất, tán quả thành bột rắc quanh nơi loét.

Trị cho trẻ nhỏ mọc răng bị sốt, khó chịu trong người

Quả tu hú sấy hoặc phơi khô đem nghiền thành bột mịn. Lấy 3 – 5g bột rắc vào lưỡi hoặc đắp vào vòm khẩu cái của bé. Tùy vào tình trạng sốt mà có thể dùng thuốc 1 – 2 lần trong ngày, duy trì trong 3 ngày hoặc khi trẻ bớt sốt.

Chữa mệt mỏi, yếu sức ở phụ nữ sau sinh

Sử dụng 20 - 30g lá găng tu hú đã phơi khô sắc với 4 bát nước cho cạn còn 1 bát. Gạn ra chia 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Duy trì sử dụng thuốc trong vòng 1 tháng hoặc khi thấy khôi phục sức khỏe.

Tác dụng  của cây tu hú

Trị đau bụng

Sử dụng 15g vỏ quả, sắc với 400ml nước. Để nhỏ lửa khoảng 20 phút cho thuốc cô đặc lại. Gạn thuốc uống khi còn ấm, một lần mỗi ngày, liên tục 3 đến 5 ngày.

Chữa đau xương cho các trường hợp đang bị sốt

Cách 1: Dùng 15g vỏ quả tu hú sắc với 400ml nước. Đun thuốc sôi mạnh rồi vặn nhỏ lửa, để nước cạn còn 100ml. Đợi cho thuốc nguội gạn uống hết 1 lần hoặc chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều.

Cách 2: Vỏ quả tu hú phơi khô đem nghiền thành bột nhuyễn mịn. Lấy bột thuốc pha với lượng nước vừa đủ tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Thuốc dùng đắp vào chỗ xương bị đau nhức trong 2 – 3 tiếng. Dùng băng gạc để bó cố định lại. Mỗi ngày đắp thuốc 1 – 2 lần, dùng liên tục trong vài ngày sẽ thấy xương khớp bớt đau nhức.

Chữa bệnh lỵ, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày

Vỏ rễ cây tu hú 120g phơi khô, sắc với 500ml nước đến khi còn 100ml thì chắt nước thuốc, chia uống 2 lần trong ngày.

Lấy dằm, gai đâm ra khỏi da

Cách 1: Sử dụng mầm và cành non của cây tu hú rửa kỹ với nước muối. Giã nát rồi đắp thuốc vào khu vực bị gai đâm sâu vào da. Băng cố định lại sau vài tiếng gai sẽ tự trồi lên.

Cách 2: Cành non và mầm dược liệu phơi khô, tán bột. Pha bột với lượng nước vừa đủ làm thuốc đắp kích thích gai trồi lên trên bề mặt da. Khi gai trồi lên thì dùng nhíp đã được tiệt trùng gắp gai ra ngoài.

Trị bệnh phong thấp bằng găng tu hú

Cách 1: Dùng cả rễ và quả phơi cho hơi héo vỏ khoảng 20g. Sắc dược liệu với 600ml nước đến khi chỉ còn khoảng 200ml. Để thuốc nguội còn hơi ấm, gạn nước chia uống 2 lần trong ngày. Sử dụng thuốc cho đến khi khỏi bệnh.

Cách 2: Rễ và quả sấy khô, nghiền bột mịn. Pha bột với nước để tạo thành hỗn hợp sệt mịn và đắp thuốc lên những chỗ bị đau nhức, sưng tấy do phong thấp. Chờ 5 – 10 phút sau thuốc sẽ khô, có thể dùng băng gạc quấn cố định lại để thuốc không bị rơi ra ngoài. Để thuốc trong 3 tiếng rồi gỡ ra. Tiếp tục dùng trước lúc đi ngủ và để qua đêm nhằm giảm cơn đau.

Tác dụng  của cây tu hú

Giảm đau nhức xương khớp cho người bị bệnh thấp khớp

Quả tu hú tách bỏ hạt lấy vỏ, phơi khô, tán bột. Mỗi ngày 2 lần lấy bột thuốc pha với nước rồi đắp vào vị trí bị đau do bệnh thấp khớp, giữ thuốc ít nhất 3 tiếng.

Bồi bổ sức khỏe, kích thích tiêu hóa, an thần, chữa mất ngủ, giảm mệt mỏi

Lấy 5 - 10 quả găng tu hú chín vàng, bổ đôi rồi loại bỏ hạt. Phơi khô dược liệu, giã nhỏ, cho vào chảo nóng sao chung với 10g đỗ đen, sau đó ngâm với 200ml rượu. Uống rượu thuốc hằng ngày, mỗi lần dùng 1 muỗng canh (khoảng 5ml) ngày 3 lần trước bữa ăn sáng, trưa và tối. Nếu bị bệnh mất ngủ thì liều cuối cùng nên để uống trước khi đi ngủ.

Chữa tổn thương sưng đau

Sử dụng 20g lá cây tu hú hoặc nhiều hơn tùy theo diện tích bị tổn thương. Cho vào cối giã nát cùng với một ít đường. Bã thuốc đắp một lớp mỏng lên khu vực bị tổn thương. Giữ lại thuốc trong 3 tiếng rồi gỡ ra. Thay băng và đắp lại đến khi nào giảm sưng đau.

Chữa tắc kinh nguyệt, điều kinh

Vỏ rễ và thân cây tu hú 15g hãm uống thay trà. Khi hãm thuốc nên để ít nhất 20 phút mới rót uống. Thuốc dùng 1 – 2 lần trong ngày sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt được ổn định và đều đặn hơn.

Trị các vấn đề ngoài da

Sử dụng 50g vỏ quả sắc với 1 lít nước lọc trong 15 phút. Chờ cho thuốc nguội, lấy ngâm và rửa vùng da bị bệnh để cải thiện các vấn đề ngoài da.

Lưu ý khi sử dụng cây tu hú

Thuốc sắc từ cây găng tu hú chỉ nên uống hết trong ngày, mỗi lần sử dụng cần hâm nóng lại, tránh để qua ngày.

Thuốc đắp dạng tươi nên rửa sạch dược liệu và ngâm trong nước muối trước khi sử dụng để đảm bảo tổn thương không bị nhiễm trùng nặng hơn.

Bài thuốc rượu ngâm không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em và uống với liều lượng vừa đủ. Tránh lạm dụng quá mức gây phản tác dụng.

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây tu hú.

Những bài thuốc tuyệt vời từ hoa hướng dương Những bài thuốc tuyệt vời từ hoa hướng dương
Công dụng thần kỳ của trà gạo lứt đối với sức khỏe và sắc đẹp Công dụng thần kỳ của trà gạo lứt đối với sức khỏe và sắc đẹp
Tác dụng hữu ích của cây sa nhân tím Tác dụng hữu ích của cây sa nhân tím
Việt Lâm

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quả phật thủ - "Bàn tay Phật" mang đến sức khỏe vàng

Quả phật thủ - "Bàn tay Phật" mang đến sức khỏe vàng

Quả phật thủ được người dân sử dụng đa dạng với nhiều mục đích khác nhau: trưng bày, ăn uống, làm mứt và làm thuốc.
Cây xáo tam thân - dược liệu điều trị ung thư

Cây xáo tam thân - dược liệu điều trị ung thư

Cây xáo tam thân có tác dụng với người bệnh ung thư gan, đại tràng, buồng trứng, cổ tử cung, vú; người mắc các bệnh về gan …
Cây sung - Món quà quý giá cho hệ tiêu hóa

Cây sung - Món quà quý giá cho hệ tiêu hóa

Theo y học cổ truyền quả của cây sung có tính bình, vị ngọt, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh vị. Có tác dụng tăng cường tiêu hóa, tiêu thũng, giải độc, trị viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí, trĩ, đau họng, mụn nhọt mẩn ngứa...
Hạt thông - "Món quà quý giá" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hạt thông - "Món quà quý giá" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hạt thông có hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, khám phá những lợi ích tuyệt vời của hạt thông đối với sức khỏe.
Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo

Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo

Cây gáo nước có nhiều loại và mỗi loại có những tác dụng khác nhau, cây này phân bố nhiều ở miền nam tại các khe suối, chân đồi.
Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bạch đậu khấu là loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới với hương vị độc đáo và những công dụng không ngờ cho sức khỏe.
Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Không chỉ đẹp bởi vẻ đẹp mộc mạc, mùi hương dễ chịu, hoa bưởi còn có nhiều công dụng cho sức khỏe, sắc đẹp và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y.
Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chồn là một loại cây canh, dược liệu có tính bình và vị đắng, quy kinh Phế và Thận. Có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, tiêu viêm giải độc.
Cây rau khúc - Loại rau dân dã với nhiều bài thuốc quý

Cây rau khúc - Loại rau dân dã với nhiều bài thuốc quý

Cây rau khúc là một loại thảo mộc, lá rau khúc làm thực phẩm chế biến một số món ăn như: rau khúc làm bánh, rau khúc nấu xôi... , ngoài ra, một số bộ phận của cây thường được dùng để làm thuốc.
Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe

Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe

Hành tăm là một loại thực vật cho sức khỏe dẻo dai và phòng ngừa bệnh tật, hãy cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của hành tăm
Long não - Cây thuốc đa năng với nhiều ứng dụng trong đời sống

Long não - Cây thuốc đa năng với nhiều ứng dụng trong đời sống

Cây long não có vị cay, tính nóng, có độc. Tác dụng: sát trùng, tiêu viêm, kích thích hoặc dùng dưới dạng thuốc tiêm để hồi tỉnh cơ tim, chữa trụy tim hay suy nhược, hoặc dùng uống để chữa đau bụng, làm giảm lượng phân.
Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay

Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay

Cải canh thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, rau cải xanh, bao gồm cả lá và hạt còn được sử dụng như những vị thuốc trị nhiều bệnh.
Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới

Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới

Dưa hấu là trái cây phổ biến được nhiều người ưa chuộng cũng là dược liệu quý giải nhiệt mùa hè và nhiều bài thuốc có lợi ích sức khỏe.
Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Từ xa xưa, khi mà khoa học còn chưa phát triển thì Đông y đã sử dụng lá sen để chữa nhiều loại bệnh. Ngày nay, lá sen đã được nghiên cứu để sử dụng chữa nhiều bệnh hơn và hỗ trợ làm đẹp.
Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả

Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả

Sắn dây không chỉ là thực phẩm được sử dụng để thanh nhiệt giài khát trong ngày hè mà còn là vị thuốc hay trị nhiều bệnh.
Cây báng - "Món quà" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích

Cây báng - "Món quà" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích

Cây báng có sức kháng địch tự nhiên và sức sinh trưởng vô cùng mạnh, không cần một loại thuốc sâu hay phân bón nào, cây lên vững chãi, không ngại mưa rừng, không ngại nắng nóng.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu

Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng là một loại cây được sử dụng tạo bóng mát. Ngoài ra, toàn bộ cây báng từ thân, quả, lá đến rễ đều có dược tính và được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Tết là dịp gia đình sum vầy, là thời điểm mà sức khỏe cần được quan tâm hơn cả, sử dụng cây thuốc quanh nhà là một giải pháp chữa bệnh tiết kiệm và hiệu quả.
Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà

Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà

Cây mò hoa trắng có công dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về phụ khoa cho phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, viêm loét tử cung, điều trị mụn nhọt, viêm mật, vàng da, huyết áp.
Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh

Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh

Bên cạnh vai trò làm "chiếc áo" cho bánh chưng, bánh tét ngày Tết, lá dong còn ẩn chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Gỗ tần bì được yêu thích và sử dụng rất phổ biến trong trang trí và thiết kế, ngoài ra loại cây này còn có thể dùng để chữa bệnh.
Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây thuốc mọi còn được gọi là cây cơm cháy, là món quà quý giá từ thiên nhiên cho nhiều tác dụng trong y học, dược liệu cho nhiều bài thuốc.
Cây lưỡi rắn - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lưỡi rắn - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lưỡi rắn là một loài cây cỏ mọc hoang, bạn có thể nhìn thấy loài cây này khắp nơi ở nước ta, thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, điều trị vết thương và cải thiện tình trạng sức khỏe.
Cây lức dây - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Cây lức dây - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh

Lức dây là cây thuốc Nam quý trong dân gian Việt Nam, cây này thường mọc hoang dại ở các bãi hoang, các bãi cỏ ven đường, bờ ruộng từ Bắc vào Nam và một số đảo.
Cây bồng bồng - Vị thuốc dân gian chữa hen, ho, viêm đường hô hấp

Cây bồng bồng - Vị thuốc dân gian chữa hen, ho, viêm đường hô hấp

Cây bồng bồng mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm hàng rào hay để lấy lá làm thuốc, có thể hái lá gần như quanh năm.
Cây bằng lăng - Vẻ đẹp thơ mộng và giá trị dược liệu

Cây bằng lăng - Vẻ đẹp thơ mộng và giá trị dược liệu

Cây bằng lăng được biết đến với dáng đẹp, sắc hoa lãng mạn, hầu như không phải chăm sóc, tán rộng, che nắng tốt nên được ưa chuộng trồng làm cây cảnh. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng trong y học.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động