Cây thạch xương bồ |
Đặc điểm của cây thạch xương bồ
Cây thạch xương bồ có tên khoa học là Acorus calamus. Dược liệu thường được sử dụng để làm thuốc là phần thân và rễ sấy khô của cây.
Loại cây này thuộc thân cỏ, sống lâu năm, thân rễ nhiều đốt và được phân nhánh. Phần lá có hình dải hẹp, cấu tạo thành bẹ được ốp vào nhau và xoè sang 2 bên ở ngọn. Thân rễ cây xương bồ có nồng độ mùi thơm nhiều hơn so với lá. Hoa thạch xương bồ mọc thành từng cụm, ở đầu của cán dẹt tạo thành hình bông. Quả của cây mọng, màu đỏ nhạt, bên trong chứa hạt được bao phủ bởi chất nhầy.
Thạch xương bồ sử dụng để làm thuốc thường có lá nhỏ và có pháp danh A. gramineus Soland. var. pusillus Engl., còn với thạch xương bồ sử dụng thân và rễ phơi khô để làm thuốc.
Các loại thạch xương bồ đều mọc rộng rãi ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Chúng thường mọc hoang trong rừng núi, suối hoặc trên những tảng đá có nước chảy.
Thành phần hóa học: Thạch xương bồ chứa 0.5 – 0.8% tinh dầu (phenol, axit béo và 86% asaron). Thủy xương bồ chứa hàm lượng tinh dầu cao hơn, khoảng 1.5 – 3.5% (asaron, asarylandehyt, tannin, acorin).
Theo y học cổ truyền: Cây có tác dụng hóa thấp, hòa vị, ninh thần, khai khiếu, tuyên khí, tẩy uế, trục đờm.
Ngoài ra còn giúp điều trị các chứng suy nhược thần kinh, phong tê thấp, trẻ em bị nóng sốt, ăn không ngon, tiêu hoá kém, khó thở, ù tai....
Phần lá và hoa của cây thạch xương bồ |
Theo y học hiện đại: Cây thạch xương bồ Giúp an thần, chống co giật;
Tinh dầu dược liệu giúp những người đang gặp vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
Sử dụng tinh dầu và thuốc sắc của thạch xương bồ có thể giảm tình trạng co thắt cơ trơn của ruột và dạ dày, giúp tăng tiết đường tiêu hoá.
Lượng nước sắc của thạch xương bồ có khả năng tác động và hạn chế sự lên men của đường tiêu hoá.
Một số bài thuốc sử dụng cây thạch xương bồ
Bài thuốc trị chứng lỵ cấm khẩu
Sử dụng 15 gam Đông qua nhân; 12 gam cuống lá sen, trần mễ, phục linh trần bì, đơn sâm, thạch liên tử; thạch xương bồ 6 gam; 2 gam nhân sâm; 5 gam xuyên hoàng liên. Đem tất cả vị thuốc này đi sắc và lấy nước uống.
Bài thuốc điều trị chứng ho lâu ngày không khỏi
Sử dụng dược liệu có trong mật gà đen, hạt quất, hạt chanh và lá tươi thạch xương bồ bằng lượng nhau. Đem tất cả các vị thuốc này đi giã nhỏ, thêm mật vào và hấp cơm. Mỗi ngày dùng từ 4 đến 6 gam.
Rễ cây thạch xương bồ |
Bài thuốc điều trị chứng ăn ngủ kém, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, tiểu tiện ít
Sử dụng các vị thuốc với liều lượng chiếm 25% Liên tâm (sao qua), mạch môn (bỏ lõi, sao khô); 30% thảo quyết minh (sao đen); 20% thạch xương bồ (thái nhỏ, sấy giòn). Sau đó đem tất cả các vị thuốc đi tán thành bột mịn, sau đó luyện với đường làm thành viên nặng 1.5 gam. Mỗi lần dùng từ 5 đến 10 viên, ngày dùng 2 lần (sáng và tối). Nếu dùng cho trẻ em, nên giảm đơn thuốc xuống 1⁄2 liều lượng.
Bài thuốc điều trị chứng cảm lạnh hoặc loạn nhịp tim, đầy bụng, tiêu chảy, cấm khẩu, chân tay nhức mỏi
Sử dụng 8 gam thân rễ thạch xương bồ và đem vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc điều trị chứng gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều
Sử dụng 12 gam ngải cứu, thục địa, 8 gam thạch xương bồ, trần bì, bạch thược, đương quy, xuyên khung và ngô thù du; 16 gam đảng sâm. Đem tất cả các vị thuốc đi sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc điều trị chứng ù tai
Sử dụng 25 gam xa tiền thảo và cúc hoa mỗi vị, 10 gam thạch xương bồ. Đem tất cả các vị đi sắc và sử dụng nước uống liên tục trong 7 đến 8 ngày.
Thạch xương bồ làm thuốc |
Bài thuốc điều trị chứng liệt mặt
Sử dụng 8 gam hoặc 10 gam củ gừng, củ sả và lá thạch xương bồ. Mang các nguyên liệu tươi, đem rửa sạch, giã nát và hòa vào 1⁄2 chén nước tiểu của trẻ nhỏ, khuấy đều và uống.
Bài thuốc điều trị mụn nhọt và hậu bối
Sử dụng xương bồ phơi khô trong bóng râm. Sau đó, đem tán nhỏ, rắc thuốc bột lên mụn nhọt.
Bài thuốc điều trị chứng sốt cao say nắng và đau đầu
Sử dụng 6 gam Liên kiều, hoắc hương, bạch đâu khấu và xạ can; 20 gam hoàng cầm và hoạt thạch; 16 gam nhân trần; 8 gam mộc thông, thạch xương bồ. Đem tất cả các vị thuốc trên sắc lấy nước để uống hàng ngày.
Lưu ý: Sử dụng vị thuốc xương bồ có thể cải thiện một số bệnh lý thường gặp như ho, đau họng, nhức mỏi xương khớp và tiểu tiện ít. Tuy nhiên tùy tiện sử dụng dược liệu có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Do đó để kiểm soát rủi ro phát sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ dân gian.