Sẩn phẩm OCOP ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường

Trong những năm qua, việc triển khai chương trình OCOP trên đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển…; góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Thương hiệu sản phẩm OCOP đã khẳng định được vị thế trên thị trường, tạo lòng tin với người tiêu dùng.
Đưa khoai lang Thanh An trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương Hưng Yên tập trung xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Nội công nhận 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
Người tiêu dùng ngày càng mua sắm sản phẩm OCOP nhiều hơn. Ảnh: VGP
Người tiêu dùng ngày càng mua sắm sản phẩm OCOP nhiều hơn. Ảnh: VGP

Sản phẩm OCOP ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn

Trong thời gian qua, với nhiều giải pháp được triển khai mạnh mẽ, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi sản xuất, với danh mục các sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông tin, đến giữa tháng 12/2023, cả nước đã có 11.054 sản phẩm OCOP, trong đó có 68,9% là sản phẩm được công nhận 3 sao và gần 30% được công nhận sản phẩm 4 sao và đặc biệt là có 42 sản phẩm được chính thức Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các bộ, ngành công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao và còn lại là các sản phẩm có tiềm năng 5 sao.

Tính đến nay, nhiều sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành mặt hàng quen thuộc của người dân và ngày càng khẳng định được thế mạnh trên thị trường.

Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Đông Bắc, có sự đa dạng của khí hậu, thổ nhưỡng là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nhiều loại sản phẩm đặc sản, đặc hữu có giá trị kinh tế cao. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới.

Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình OCOP, đến nay, toàn tỉnh có 9 sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 88 sản phẩm đạt 3 sao của 67 chủ thể gồm 22 HTX, 1 tổ hợp tác, 14 doanh nghiệp và 30 hộ sản xuất, kinh doanh. Chương trình có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh với những chuyển biến tích cực từ tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, từ sản xuất nguyên liệu thô sang xây dựng thương hiệu riêng, chú trọng việc nâng cấp bao bì, mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu thị trường, đảm bảo sản phẩm tiện dụng, đúng quy định, nâng cao được giá trị sản phẩm và tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm, môi trường đáp ứng các tiêu chí của Chương trình OCOP, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm.

Các sản phẩm OCOP sau khi có chứng nhận được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến, tin dùng và đánh giá cao, gia tăng được giá trị, thương hiệu sản phẩm. Hiện nay, một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh được phân phối, tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ trong và ngoài tỉnh chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm OCOP như: Lạp sườn, thịt hun khói của HTX Tâm Hòa, miến dong Tân Việt Á của HTX nông sản sạch Tân Việt Á, lục trà và hồng trà của Công ty TNHH Kolia Cao Bằng, gạo nếp Hương Bảo Lạc của Doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo Lâm, thạch đen Lê Thùy của hộ kinh doanh Nông Thị Lệ Thùy; các sản phẩm bún khô của HTX nông nghiệp 3 sạch Hưng Đạo, Công ty TNHH Cao Tuyền… ký kết hợp đồng với một số chuỗi siêu thị lớn như hệ thống siêu thị Winmart+, Big C, AEON và tham gia thị trường tại các đại lý, cửa hàng bán lẻ trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sản phẩm OCOP mới chỉ tiêu thụ trong tỉnh.

Được triển khai từ năm 2019, Chương trình OCOP của tỉnh Thái Nguyên đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất - kinh doanh tham gia. Qua đó, giúp các địa phương tìm kiếm, xây dựng sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc trưng, có thế mạnh. Tính đến nay, Thái Nguyên có 173 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3-5 sao. Trong đó có 91 sản phẩm 3 sao, 80 sản phẩm 4 sao, 2 sản phẩm 5 sao.

Các sản phẩm OCOP đã và đang được ngành chức năng, địa phương cùng các chủ thể quan tâm chú trọng quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ ở nhiều tỉnh, thành trong nước. Qua đó, giúp cho các chủ thể OCOP tiếp cận với thị trường, hiểu được thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, xúc tiến bán hàng.

Nhờ đó, những năm gần đây, các sản phẩm OCOP của tỉnh không chỉ được tiêu thụ ở phạm vi hẹp tại địa phương mà đã có mặt tại không ít siêu thị, cửa hàng lớn trong nước. Trong số này, đa phần là sản phẩm chè của các đơn vị như HTX chè Thịnh An, HTX chè an toàn Khe Cốc, HTX chè Sơn Dung, HTX chè Hảo Đạt; Công ty CP chè Tân Cương - Hoàng Bình; Công ty CP Chè Hà Thái…

Ngoài ra, một số sản phẩm khác cũng được thị trường ưa chuộng như: gạo nếp, miến, nấm, măng khô, cao ngựa bạch, tương nếp, nhung hươu… của các đơn vị như: HTX nông sản nếp vải Ôn Lương, HTX miến Việt Cường; HTX chế biến nông sản Võ Nhai; cơ sở sản xuất - kinh doanh Dương Xuân Trường…

Bên cạnh đó, một số HTX, đơn vị trong tỉnh cũng đã mạnh dạn đưa sản phẩm OCOP của mình đến với thị trường quốc tế và được người tiêu dùng đón nhận.

Nho tươi, táo là sản phẩm đặc thù của Ninh Thuận nhưng khó bảo quản lâu ngày bán cho du khách ngoài tỉnh. Thế nhưng, qua chế biến của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận - Ninh Thuận, xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn) đã cho ra đời sản phẩm táo sấy dẻo tách hạt, nho sấy dẻo nguyên hạt, thơm ngon đạt chứng nhận OCOP, có mẫu mã, bao bì đẹp, dễ dàng vận chuyển đi tiêu thụ khắp cả nước. Sản phẩm nho, táo sấy có sự kết hợp sản xuất theo chuỗi giữa canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP và chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm nên được nhiều khách hàng biết đến, tin tưởng sử dụng.

Ông Nguyễn Đình Quang, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận - Ninh Thuận, chia sẻ: Những năm qua, với mong muốn phát triển thương hiệu táo, nho Ninh Thuận, công ty hợp tác với các trung tâm nghiên cứu chế biến nông sản chuyển giao công nghệ chế biến quả táo, nho. Đồng thời, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công quốc gia, công ty mạnh dạn đầu tư hệ thống nhà xưởng, thiết bị chưng cất thủy đa năng, máy sấy, máy đóng gói để sản xuất các dòng sản phẩm chế biến từ quả táo và nho. Sản phẩm được xử lý sạch trên dây chuyền công nghệ hiện đại, áp dụng phương pháp tách hạt và sấy bằng công nghệ tiên tiến, tạo ra dòng sản phẩm táo, nho sấy thành phần dinh dưỡng cao, hương vị, màu sắc tự nhiên. Chỉ tính riêng quả táo, mỗi năm công ty chế biến khoảng 15 tấn táo sấy dẻo tách hạt và nguyên hạt, ô mai táo và sản xuất khoảng 3.000 lít sirô táo, giấm táo, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, đưa vào bán tại các siêu thị, chuỗi bán lẻ trên cả nước.

Giám đốc Hợp tác xã Bưởi đỏ Đông Cao, xã Tráng Việt (huyện Mê Linh, TP.Hà Nội) Lương Văn Phương cho biết, sản phẩm bưởi đỏ của Hợp tác xã Bưởi đỏ Đông Cao đã được UBND TP. Hà Nội công nhận 4 sao trong Chương trình OCOP. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, ước tính xã Tráng Việt có 8.000 quả bưởi được đưa ra thị trường với giá 90-100 nghìn đồng/quả.

"Bưởi đỏ được ưa chuộng bởi màu sắc độc lạ, hương vị thơm ngon. Sản phẩm được lựa chọn tham gia trưng bày tại các hội chợ xúc tiến thương mại, lượng tiêu thụ không những ổn định mà còn có xu hướng ngày càng tăng", ông Phương khẳng định thêm.

Còn theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Tuấn Hà, trên địa bàn huyện có 172 sản phẩm OCOP. Để đẩy mạnh tiêu thụ, huyện đã hỗ trợ các chủ thể tham gia chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ để quảng bá sản phẩm tới tay người dùng.

Hiện nay toàn thành phố có 1.649 sản phẩm OCOP, rất nhiều sản phẩm như: Rau, thịt, giò chả, bánh chưng, gạo… được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và có sản lượng tiêu thụ rất lớn trong dịp Tết Nguyên đán. Các sản phẩm đều được cấp giấy chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và tạo được dấu ấn riêng trên thị trường…

Theo Sở Công Thương Hà Nội, Thành phố đang dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP của 426 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đã được đánh giá và phân hạng. Trong đó, Thành phố đã phát triển khoảng 80 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các quận, huyện, thị xã để quảng bá, giới thiệu đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, khách du lịch.

Đây đều là những điểm uy tín, không chỉ tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Nội mà còn kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP từ 25 tỉnh, thành phố khác trên cả nước.

Cần đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, phương thức quảng bá

Rất nhiều sản phẩm OCOP đã được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường cả nước.
Rất nhiều sản phẩm OCOP đã được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường cả nước.

Với lợi thế về giá trị, chất lượng, nét đặc sắc, yếu tố văn hóa bản địa…, việc tiêu thụ sản phẩm OCOP vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là khi ra thị trường thế giới.

Ông Nguyễn Thế Anh - Giám đốc Trung tâm Kinh doanh phân phối, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST) chia sẻ, một trong những điểm yếu của các sản phẩm OCOP là khâu đóng gói, nhận diện thương hiệu. Hiện, phần lớn sản phẩm OCOP là các sản phẩm nông sản, xuất phát từ khu vực nông thôn nên còn hạn chế trong khâu thiết kế hình ảnh sản phẩm, kể một câu chuyện về sản phẩm. Bên cạnh đó, khả năng bảo quản, vận chuyển cũng còn nhiều hạn chế.

Vì vậy, theo ông Nguyễn Thế Anh, các chủ thể OCOP và sản phẩm OCOP nên tập trung vào khâu đóng gói, bao bì mẫu mã và xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP, ông Nguyễn Minh Tiến cho rằng, đối với sản phẩm OCOP, có 3 vấn đề mang tính mấu chốt. Đó là chất lượng, căn cứ vào việc ứng dụng khoa học công nghệ; Mẫu mã và bao bì phải đáp ứng được cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế; và Tập trung vào xây dựng được thương hiệu và đăng ký bảo hộ và cùng với đó triển khai các chương trình về thương hiệu.

“Ví dụ, sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ ở Hà Giang hay Yên Bái, cách chế biến trước đây chỉ phù hợp với thị trường trong nước. Khi đưa ra thị trường thế giới phải chế biến thành sản phẩm cao cấp, như hồng trà, bạch trà, hoàng trà, có giá 1,5 triệu, 2 triệu hoặc có thể là 10 triệu đồng để định vị thương hiệu, gia tăng giá trị và phù hợp với xu hướng, nhu cầu”, ông Tiến nêu.

Cùng với đó, người bán nên kết hợp giữa trải nghiệm trực tiếp và livestream giới thiệu sản phẩm. Gắn sản phẩm với câu chuyện văn hóa, truyền thống và nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm để người dùng trải nghiệm, đưa sản phẩm OCOP đi xa hơn.

ông Đặng Quý Nhân, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện địa phương nào cũng có thể có sản phẩm OCOP nhưng thực tế, sản phẩm nổi trội lại chưa nhiều.

Việc thiếu đầu tư cho mẫu mã, bao bì, sản xuất còn thiếu các tiêu chí an toàn, chưa nâng cao chất lượng sản phẩm làm giảm đi tính cạnh tranh của sản phẩm OCOP trong các siêu thị hay hệ thống phân phối.

"Tôi cho rằng các địa phương cần thay đổi cách làm sản phẩm OCOP (đặc sản địa phương, mỗi xã một sản phẩm) để đạt giá trị gia tăng cao hơn", ông Nhân bày tỏ.

Đây là thực tế mà Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cũng chỉ ra cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP.

Hiện nay, việc tiêu thụ các sản phẩm OCOP cũng còn những khó khăn, hạn chế nhất định như sản phẩm chế biến còn ít, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ cơ sở, kinh doanh còn thấp, thói quen phát triển thụ động, hiểu biết về sản phẩm, năng lực nghiên cứu và phát triển còn yếu dẫn đến năng suất, chất lượng.

Số lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế nên việc triển khai chương trình chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt là việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP chưa được như mong muốn trong bối cảnh sức mua trong nước còn yếu sau đại dịch Covid-19.

Theo ông Hoàng Hoa Quân, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), mỗi năm Việt Nam đón khoảng 120 triệu khách du lịch và khách hiện có xu hướng tự tìm tour trên các ứng dụng trực tuyến, thích du lịch khám phá, du lịch cộng đồng, được trải nghiệm cách làm sản phẩm OCOP thực tế.

Mặc dù cả nước có hơn 10.000 sản phẩm OCOP nhưng các điểm tập trung sản phẩm OCOP chưa nhiều, điểm phục vụ khách du lịch lại càng hiếm. Do đó, các địa phương để thúc đẩy sản phẩm OCOP gắn với du lịch cần tính toán đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp đón khách du lịch và nên tập hợp đa dạng sản phẩm OCOP tại điểm du lịch.

Đại diện Vụ Thị trường trong nước cho rằng, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP cần phải tiếp tục duy trì và phát triển các kênh phân phối đã được xây dựng và thúc đẩy bán hàng đa kênh đối với các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đã có sẵn.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác kết nối, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với du lịch, ẩm thực, văn hóa, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong công tác giới thiệu, quảng bá, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Việc truyền thông, quảng bá cho sản phẩm OCOP và các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; công tác quản lý thị trường và bảo vệ thương hiệu của các sản phẩm OCOP cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Hơn 100 gian hàng tham gia Hội chợ hoa xuân, quảng bá sản phẩm OCOP huyện Phúc Thọ Hơn 100 gian hàng tham gia Hội chợ hoa xuân, quảng bá sản phẩm OCOP huyện Phúc Thọ
200 gian hàng tham gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024 200 gian hàng tham gia Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2024
Gia tăng kênh tiêu thụ để sản phẩm OCOP vươn xa Gia tăng kênh tiêu thụ để sản phẩm OCOP vươn xa
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Tỉnh Quảng Trị đang tập trung phát triển các sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng và lợi thế khu vực nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả và bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
OCOP Thái Bình: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm địa phương

OCOP Thái Bình: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm địa phương

Công tác quản lý, giám sát sản phẩm OCOP Thái Bình còn nhiều khó khăn. Thời gian tới, tỉnh Thái Bình sẽ tập trung vào phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương với các đặc sản, sản phẩm truyền thống.
Vì sao sản phẩm OCOP khó “chen chân” vào siêu thị?

Vì sao sản phẩm OCOP khó “chen chân” vào siêu thị?

Mặc dù tỉnh Bạc Liêu có nhiều sản phẩm OCOP đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa theo quy định, song chỉ có số ít sản phẩm OCOP của tỉnh “chen chân” được vào siêu thị.
Nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP, "chìa khoá vàng" giữ thương hiệu Việt

Nâng cao chất lượng cho sản phẩm OCOP, "chìa khoá vàng" giữ thương hiệu Việt

Những vướng mắc trong thủ tục, chi phí đánh giá lại là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư. Để đạt tiêu chuẩn OCOP là một chặng đường, giữ thương hiệu lại là bài toán khó hơn.
Phát triển sản phẩm OCOP: “Đại sứ” của du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP: “Đại sứ” của du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP thành công không chỉ là câu chuyện về kinh tế mà còn là giải pháp bền vững cho bảo tồn và phát triển nông thôn, hướng tới một tương lai du lịch gắn kết chặt chẽ với giá trị văn hóa, sinh thái và cộng đồng.
Thanh Hóa tìm kiếm, nuôi dưỡng các sản phẩm OCOP tiềm năng

Thanh Hóa tìm kiếm, nuôi dưỡng các sản phẩm OCOP tiềm năng

Để phát triển sản phẩm OCOP trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục tìm kiếm và nuôi dưỡng các sản phẩm tiềm năng; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể đã có sản phẩm OCOP được công nhận hoàn thiện và nâng cấp lên hạng sao cao hơn.
Hà Nam phấn đấu có thêm 25 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2025

Hà Nam phấn đấu có thêm 25 sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2025

Mục tiêu năm 2025, Hà Nam phấn đấu có thêm 20 - 25 sản phẩm được công nhận OCOP hạng 3 sao trở lên. Đồng thời, đánh giá nâng hạng, đánh giá lại các sản phẩm OCOP đã hết hạn và phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP đã được công nhận.
Quảng Bình: Xây dựng gian hàng thực tế ảo 3D trưng bày sản phẩm OCOP

Quảng Bình: Xây dựng gian hàng thực tế ảo 3D trưng bày sản phẩm OCOP

Gian hàng thực tế ảo 3D được trang trí và mô phỏng dựa trên bài trí của gian hàng thực tế. Qua đó, tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn do không giới hạn về địa lý, người tiêu dùng từ khắp nơi có thể tham quan và mua sắm sản phẩm OCOP mà không cần đến tận nơi.
Huyện Yên Thủy quảng bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP

Huyện Yên Thủy quảng bá, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP

Để phát triển các sản phẩm OCOP, tạo thương hiệu riêng cho địa phương, thời gian tới, huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) tạo điều kiện hỗ trợ các tập thể, cá nhân giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Yên Bái gia tăng giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Yên Bái gia tăng giá trị, thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển số lượng sản phẩm, tỉnh Yên Bái còn tập trung nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và thương hiệu cho các sản phẩm OCOP, trong đó đặc biệt quan tâm đến cải tiến quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc.
Cả nước có 15.590 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên: Mừng nhưng chưa vui

Cả nước có 15.590 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên: Mừng nhưng chưa vui

Với con số gần 15,6 nghìn sản phẩm OCOP thì đây là kết quả “rất đáng mừng, nhưng chưa vui” vì còn có những sản phẩm có vấn để về chất lượng, hoặc sản phẩm không đúng thông số ghi trên bao bì. Điều này ảnh hưởng đến uy tín chung của sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Vĩnh Phúc đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Để chương trình OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, thời gian tới, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ; bảo vệ môi trường,...
Đồng Tháp: Thu hồi giấy chứng nhận đối với 47 sản phẩm OCOP

Đồng Tháp: Thu hồi giấy chứng nhận đối với 47 sản phẩm OCOP

Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết đã ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đối với 47 sản phẩm (trong đó có 44 sản phẩm đạt 3 sao và 3 sản phẩm đạt 4 sao) của 27 chủ thể.
Đặc sản cam giòn Thượng Lộc sẵn sàng đón Tết Nguyên đán

Đặc sản cam giòn Thượng Lộc sẵn sàng đón Tết Nguyên đán

Vào những ngày giáp Tết Nguyên đán người dân xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) lại háo hức thu hoạch “đặc sản” của địa phương để đưa ra thị trường, đó chính là cam giòn Thượng Lộc, sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 4 sao.
“Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N” đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia

“Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N” đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia

Mới đây, tại Hà Nội, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Sau khi tiến hành đánh giá, chấm điểm 52 sản phẩm, hội đồng đã chọn ra được 28 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao, trong đó có sản phẩm nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N của Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia (Mắm Lê Gia).
Sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế

Trong 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm…
Hà Nội dẫn đầu cả nước trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Hà Nội dẫn đầu cả nước trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Đến hết năm 2024, 30 quận, huyện, thị xã đã thực hiện đánh giá, phân hạng được 606 sản phẩm từ 3 sao OCOP trở lên của 239 chủ thể. Con số này bằng gần 152% so với kế hoạch TP. Hà Nội đề ra từ đầu năm.
Phát triển sản phẩm OCOP: Không thể trùng lặp, ồ ạt

Phát triển sản phẩm OCOP: Không thể trùng lặp, ồ ạt

Hiện nay, tình trạng trùng lặp và một màu của các sản phẩm OCOP đang trở thành một bài toán khó giải quyết. Việc làm thế nào để vừa phát triển sự đa dạng của sản phẩm nhưng đồng thời cũng phải giữ được tính đặc trưng của từng vùng miền là câu hỏi đặt ra trong hành trình phát triển bền vững của OCOP.
Ninh Thuận có 42 sản phẩm OCOP 4 sao và 225 sản phẩm OCOP 3 sao

Ninh Thuận có 42 sản phẩm OCOP 4 sao và 225 sản phẩm OCOP 3 sao

Ninh Thuận đã rất chú trọng hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương tại các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; các hội chợ trong nước và quốc tế, nhiều sản phẩm đã tìm được đối tác ký kết tiêu thụ lâu dài.
Huyện Thạch Thất đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm  OCOP

Huyện Thạch Thất đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao.
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 có gì đặc biệt?

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 có gì đặc biệt?

Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 sẽ diễn ra từ ngày 17/01 đến hết ngày 22/01/2025 (tức ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh.
Phú Thọ có thêm 99 sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024

Phú Thọ có thêm 99 sản phẩm được công nhận OCOP năm 2024

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, năm 2024 tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao và 5 sản phẩm hạng 4 sao.
Khát vọng lan tỏa giá trị trà Việt của nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu

Khát vọng lan tỏa giá trị trà Việt của nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu

Với nghệ nhân Đào Đức Hiếu, mỗi búp trà không chỉ đơn thuần là sản phẩm của đất trời mà còn là biểu tượng văn hóa, là sợi dây kết nối con người với thiên nhiên hùng vĩ của vùng Tây Bắc. Nhưng ít ai biết, đối với anh, trà không chỉ là một nghề mà còn là sứ mệnh thiêng liêng nhằm gìn giữ những giá trị quý báu của cha ông để lại.
Đồng Tháp có thêm 35 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp có thêm 35 sản phẩm OCOP 4 sao

35 sản phẩm vừa được UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận OCOP 4 sao là của 20 chủ thể thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động