Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 56 xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số với trên 162.000 người, trong đó nhiều nhất là dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu... Tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi như Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên.
Để kéo giảm chênh lệch vùng miền, tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng đầy đủ, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho các vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số,
Tỉnh Quảng Ninh đã huy động nguồn lực với tổng kinh phí 1.544 tỷ đồng để cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt và công trình hạ tầng khác phù hợp quy hoạch nông thôn mới... Kết quả đã đưa 17 xã, 54 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn sớm hơn 1 năm so với lộ trình mục tiêu đặt ra.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh cũng quan tâm phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo nghề cho lao động trẻ để chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu nông thôn gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập.
Quảng Ninh xây dụng định hướng đến năm 2030, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh có hệ thống kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi với các vùng phát triển của tỉnh Quảng Ninh.
Trong đó, huyện Ba Chẽ từ năm 2020 đến nay đã giao, cho thuê đất với diện tích gần 2.500ha tới gần 300 hộ gia đình, cá nhân tại 8 xã, thị trấn. Đến thời điểm cuối năm 2022, toàn huyện Ba Chẽ đã giảm 160 hộ nghèo, đạt 320% kế hoạch tỉnh giao. Số hộ cận nghèo giảm 547 hộ, đạt 295,7% kế hoạch tỉnh giao, còn 56 hộ, chiếm 1%, giảm 9,79% so với cuối năm 2021. 7/7 xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn NTM, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; đạt chuẩn 9 tiêu chí huyện NTM; thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 54,8 triệu đồng/người/năm.
Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành đưa điện lưới quốc gia đến 100% thôn, bản vùng cao, biên giới và các đảo có dân cư sinh sống. Mở rộng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên; công tác y tế có nhiều chuyển biến, số giường bệnh trên 1 vạn dân gấp đôi bình quân chung của cả nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 5 địa phương cao nhất cả nước. Diện mạo nhiều vùng nông thôn thay đổi rõ rệt.
Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh cũng hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Năm 2022, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo là 0,34%, toàn tỉnh còn 258 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,06% tổng số hộ dân trong tỉnh. Trong đó, TP Hạ Long không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo; 3 địa phương là TX Quảng Yên, huyện Cô Tô, huyện Vân Đồn không còn hộ nghèo; 9 địa phương còn lại tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%.
Với kết quả này, Quảng Ninh đã về đích Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trước 3 năm, chuyển sang giai đoạn xây dựng và triển khai chuẩn nghèo đa chiều mới của tỉnh cao hơn mức bình quân của cả nước, không để tái nghèo, phát sinh hộ nghèo.
Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh): Phấn đấu giảm 100% hộ cận nghèo năm 2023 |
Phát động trồng cây “Vì Cái Chiên xanh, thân thiện với môi trường” |
Chùa Hang Son - Lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử |