Khám phá độc bản Hy Lăng Quảng Ninh: Tăng cường làm sạch môi trường vịnh Hạ Long Quảng Ninh nỗ lực thúc đẩy thị trường khách quốc tế |
Hang Son là một hang đá tự nhiên, trong hang động có nhiều nhũ đá với muôn hình vạn trạng kỳ thú. Phía bên trái của hang có một vòm nhỏ gọi là Vọng Cung, đi vào phía trong cùng Vọng Cung có Cung cấm và có 2 ngách hang. Đi xuống phía dưới gọi là địa ngục, phía leo lên trên thông lên đỉnh núi gọi là cửa lên Thiên đường.
Theo truyền thuyết kể lại, trước Trần Hưng Đạo đã đưa quân về đây mai phục chuẩn bị cho trận đánh quân Nguyên – Mông trên dòng sông Bạch Đằng năm 1288. Trước trận đánh, Trần Hưng Đạo đã vào đền thắp hương khấn thần đền phù hộ và hứa rằng sau khi thắng giặc trở về sẽ làm lễ tạ ơn.
Y lời, sau khi thắng giặc trở về, Trần Hưng Đạo đã trở lại Hang Son làm lễ tạ ơn, tổ chức khao quân mừng chiến thắng, vẩy rượu lên vách hang, do sự phong hoá của thiên nhiên, vách hang có màu nâu, từ đó có tên núi Hang Son.
Năm 1329, khi vua Trần Hiến Tông đi du ngoạn đến đây thấy hang đẹp đã cho khắc dòng chữ “Bão Phúc Nham” (tức: Động đẹp trên núi cao mang lại nhiều điều tốt lành). Sau này, trong các bài văn thơ, bia ký của các triều đại Trần, Lê, Nguyễn đều họi là Bão Phúc Nham. Tuy nhiên, nhân dân vẫn thường quen gọi là núi Son và Hang Son.
Theo quan niệm của nhân dân trong vùng, nơi đây vẫn lưu truyền thần tích về vị thần được thờ trong Đền Hang Son: Đó là một chàng trai khôi ngô tuấn tú và rất mực thông minh tên là Phạm Chấu. Phạm Chấu đi theo học thầy đồ Hoàng Nhật Biến nổi tiếng uyên thông thiên văn, ngũ kinh và văn chương.
Một năm hạn hạn mất mùa, chàng Phạm Chấu đã xem thiên văn, dùng phép thuật cầu mưa đưa nước từ sông vào đồng ruộng
. Do quá mệt Phạm Chấu đã chết sau đó hoá thân thành cá chép trôi theo dòng sông Ma về động Hang Son. Để tưởng nhớ lại công lao của chàng trai, nhân dân địa phương và hai làng Quy Khê, Thuỷ Đường quyên góp và công đức lập đền thờ tại Hang Son và tôn là “Bát Hải Đại Vương”.
Qua câu chuyện truyền thuyết trên, thực chất là quan niệm của người ngư dân vùng sông nước. Đây là vì thân hộ mệnh thiêng liêng trông coi 8 cửa biển với ý niệm (đất có thổ công, sông có hà bá), cũng là tín ngưỡng dân gian.
Theo nghiên cứu, Hang Son có từ thời Lý. Bởi vì cuộc kháng chiến chông giặc Nguyên – Mông lần thứ 3 của Trần Hưng Đạo chọn dòng sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến quyết thắng thì núi Chu Cốc và các hang động trong núi là nơi dấu quân chuẩn bị lực lượng mai phục góp phần làm lên chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
Vào cuối thế kỷ XVI, Hang Son không những có ngôi đền Hang Son thờ Bát Hải Đại Vương mà còn lao nơi thờ phật. Bia đá khắc năm Giáp Tuất niên hiệu Sùng Khang thứ 7 (1572) có ghi rõ họ tên của người hưng công, công đức tiền của đẻ trùng tu phật điện, tạc tượng phật thờ. Cũng từ đó, hang Son có hai cung thờ: Thờ Thần và thờ Phật. Đây cũng là sự kết hợp giữa tín ngưỡng dân gian và phật giáo của cư dân vùng sông nước nông nghiệp với đạo pháp “Sống tốt đời đẹp đạo”.
Đến thời Nguyễn Đền Hang Son được xây dựng lại khang trang. Bia dựng năm Bảo Đại thứ 9 (1934) có ghi: “Năm Quý Hợi, thầy trò tôi đến nơi này tiến hành tu tạo; năm Giáp Tuất xây một toà; Năm Lỷ Tỵ sửa chữa một toà tượng Phật, một bộ cửa điện, một đôi câu đối; Năm Nhân Thân đúc một quả chuông”.
Hiện nay, Đền Hang Son và Chùa Hang Son chỉ còn lại 4 bia đá gồm: Ba chữ Hán khắc trên vòm hang “Bão Phúc Nhan” triều vua Trần Hiến Tông (1329); Bia khắc trên vách hang năm Sùng Khang thứ 7 (1572); Bia hưng công năm Bảo Đại thứ 9 (1934); Bia “Lưu ký thạch bi” năm Bảo Đại thứ 10 (1935); Bia khắc song ngữ Việt – Pháp năm 1936.
Hàng năm, lễ hội bắt đầu từ tháng riêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm đã thu hút được đông đảo du khách tới thăm quan, trải nghiệm.
Căn cứ vào giá trị khu di tích lịch sử văn hoá và Danh thắng Hang Son, ngày 27/2/1999, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định số 413/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử – văn hoá và Danh thắng Hang Son là di tích cấp tỉnh. |