Bắc Ninh: Đẩy mạnh phát triển nghề nuôi trồng thủy sản Hạn chế tối đa thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản Hà Nội: Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2020 ước đạt 120 nghìn tấn |
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, tổng diện tích nuôi trồng thủy hải sản trên địa bàn tỉnh đến nay đạt 21.123ha, đạt trên 102% kế hoạch đã đề ra, nằm chủ yếu ở các địa phương Vân Đồn, Tiên Yên, Móng Cái, Hải Hà, Cẩm Phả, Quảng Yên. Trong đó, diện tích nuôi biển đạt khoảng 18.141ha, bao gồm các đối tượng nuôi chủ lực, như: Tôm, nhuyễn thể, cá các loại, cua.
![]() |
Quảng Ninh có diện tích mặt nước biển rộng, hình thành nên những ngư trường nuôi trồng thủy sản màu mỡ |
Xác định rõ tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, diện tích ao, đầm, chương bãi mặt nước để nuôi trồng hải sản thủy sản, Tỉnh ủy- HĐND-UBND tỉnh đã có chủ trương chính sách để khuyến khích thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Theo đó, các cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao, đưa ra nhiều giải pháp tích cực, phù hợp để triển khai nuôi trên diện tích nước ngọt, mặn, lợ với các đối tượng nuôi phong phú, đa dạng và hình thức nuôi thích hợp. Tập trung chỉ đạo nuôi các loài có giá trị kinh tế cao (nuôi tôm, nuôi tu hài, nuôi hầu biển, nuôi nhuyễn thể chương bãi…) và hình thức nuôi theo phương pháp thâm canh, bán thâm canh.
Nuôi tôm được lựa chọn là đối tượng quan trọng hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực của đời sống, đồng thời nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất, góp phần cải thiện đời sống hộ dân.
![]() |
Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 18.141ha, bao gồm các đối tượng nuôi chủ lực, như: tôm, nhuyễn thể, cá các loại, cua |
Bên cạnh đối tượng nuôi tôm, những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt ở tỉnh đã phát triển mạnh như các huyện: Đông Triều, Yên Hưng, Uông Bí, Hải Hà, Đầm Hà. Diện tích nuôi nước ngọt ngày càng mở rộng, năng suất, chất lượng, giá trị ngày càng tăng, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên biển, có thể khẳng định, nuôi nhuyễn thể được phát triển mạnh mẽ nhất, bởi hầu hết các địa phương ven biển đều có diện tích các bãi triều và mặt nước biển kín gió; phương pháp và hình thức nuôi đơn giản, chủ yếu là giàn bè, lồng treo hoặc thả nuôi dọc các bãi triều, với các đối tượng nuôi chủ yếu là: Hàu, ốc, tu hài, ngao các loại. Theo ước tính, sản lượng nuôi trồng nhuyễn thể trên địa bàn tỉnh mỗi năm đạt trên 31.500 tấn, năng suất bình quân đạt trên 7,5 tấn/ha, chiếm gần 23% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh.
![]() |
Có thể khẳng định, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và sản xuất cung ứng giống thuỷ sản ra thị trường là lợi thế của Quảng Ninh |
Ngoài nuôi trồng nhuyễn thể, tỉnh đang tiếp tục duy trì, phát triển bền vững nuôi cá biển. Đây được coi là nghề truyền thống của người dân, tuy nhiên, do vùng nuôi ngày một bó hẹp nên diện tích nuôi chỉ còn chiếm trên 1.300ha, với khoảng 14.506 ô lồng, tập trung ở các địa phương: Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, Cẩm Phả.
Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT, để phát triển bền vững nghề nuôi biển, đơn vị đã phối hợp với các địa phương lập quy hoạch chi tiết các vùng nuôi; khuyến khích các doanh nghiệp hình thành nên 19 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Các cơ sở này đang sản xuất, cung ứng được 1,5 tỷ con giống thủy sản, đáp ứng cho khoảng 62,5% nhu cầu của người nuôi.
Theo định hướng trong giai đoạn 2020-2025, tỉnh Quảng Ninh sẽ siết chặt công tác quản lý, cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển; loại dần những địa điểm, vùng nuôi không đúng quy hoạch; khuyến khích các cơ sở, người nuôi sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, phát triển công nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng đến phục vụ chế biến, xuất khẩu.