Nuôi con đặc sản núi rừng, cho ăn hoa quả rẻ tiền, bán 2.600.000 đồng/kg thu tiền tỷ mỗi năm

Nuôi cầy vòi mốc không giống như nuôi gia súc hay gia cầm. Khi nuôi, đòi hỏi quy trình chăm sóc phải nghiêm ngặt hơn như, thức ăn phải sạch sẽ, không ôi, thiu.
Nuôi con đặc sản đẹp như trong tranh, không tốn công chăm, bán 150.000 đồng/kg thu lãi hàng trăm triệu Nuôi la liệt con đặc sản bên bìa rừng, cứ nói bán là có khách mua, nông dân đổi đời thành triệu phú Nuôi con đặc sản cho ăn cỏ ngoài đồng, mọc thứ đại bổ bán 16 triệu đồng/kg, nhà nông thu nhập tiền tỷ mỗi năm
Cầy vòi mốc hay gọi là chồn mốc
Cầy vòi mốc hay gọi là chồn mốc

Cầy vòi mốc hay chồn mốc (danh pháp hai phần: Paguma larvata) là một loài động vật có vú thuộc họ cầy (Viverridae). Vùng bản địa của cầy vòi mốc là vùng Nam Á và Đông Nam Á cùng các hải đảo Indonesia trong rừng nhiệt đới. Loài vật này có chung những đặc điểm của loài cầy, tuy nhiên khác với cầy hương ở chỗ cầy vòi mốc lông không có đốm, mặt có "mặt nạ" tiêu biểu gồm một vệt trắng chạy dài từ đầu xuống mũi. Mắt và má có khoảng trắng nhưng có vòng đen quanh hai mắt.

Một con cầy vòi mốc trưởng thành có thể dài đến 51–76cm, thêm phần đuôi là 51–63cm rất dài. Cầy cân nặng từ 3,6–6 kg. Từ lâu, thịt của loài vật này được mệnh danh là “đặc sản” núi rừng vì hương vị thơm ngon lại quý hiếm. Tuy nhiên do môi trường sống bị thu hẹp, không còn nhiều cá thể tự nhiên của cầy vòi mốc, thay vào đó là thịt cầy vòi mốc thương phẩm do người dân tự thuần hóa và nuôi nhân giống.

Điển hình như anh Giáp Văn Hùng sinh năm 1980, trú tại tổ dân phố Phú Mỹ 2, phường Dĩnh Kế (Bắc Giang), nhờ nuôi cầy vòi mà mỗi năm có thu nhập hàng tỷ đồng.

Anh Hùng cho biết, trang trại hiện đang nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng hơn 300 cá thể cầy vòi mốc gồm: Cầy bố mẹ, cầy hậu bị (cầy giống), cầy thương phẩm và cầy con mới tách đàn.

Anh Giáp Văn Hùng đang chăm sóc cầy vòi mốc tại trại nuôi
Anh Giáp Văn Hùng đang chăm sóc cầy vòi mốc tại trại nuôi

Nuôi cầy vòi mốc không giống như nuôi gia súc hay gia cầm. Khi nuôi, đòi hỏi quy trình chăm sóc phải nghiêm ngặt hơn như, thức ăn phải sạch sẽ, không ôi, thiu. Chuồng trại phải thoáng mát, nhiệt độ chuồng luôn phải duy trì dưới 35 độ C, mỗi tuần phải phun thuốc khử trùng 1 lần toàn bộ chuồng trại và thường xuyên vệ sinh ô chuồng sạch sẽ thì đàn cầy sẽ không bị mắc bệnh ngoài ra, viêm phổi hay bị bệnh tiêu chảy.

Để có được trại nuôi cầy vòi mốc cho thu nhập cao như hiện nay, đối với anh Hùng là cả một hành trình dài bươn chải lao động vất vả và học hỏi kinh nghiệm.

Anh Hùng kể: “Năm 2015, gia đình tôi xây trang trại để nuôi loài cầy vòi mốc. Xây xong, tôi đến các tỉnh Nghệ An, Cao Bằng, Đồng Tháp tìm mua được 130 cá thể cầy vòi mốc giống bố mẹ về để nuôi sinh sản. Nào ngờ, khi bắt đầu nuôi, do thiếu kinh nghiệm nên tỷ lệ sinh sản của cầy mẹ rất thấp, thường xảy ra tình trạng đẻ non và cắn con hoặc cầy bị bệnh viêm phổi, bệnh tiêu chảy, một vài cá thể cầy bị chết. Thời điểm đó, tôi vừa làm vừa lo mất trắng. Bởi, một cặp cầy bố mẹ mua về gây nuôi sinh sản có giá 20.000.000 đồng. Thất bại, nhưng không bỏ cuộc. Tôi tìm tới các trang trại nuôi cầy ở các tỉnh lân cận để học hỏi kinh nghiệm; đồng thời, mua thêm sách về đọc để biết nguyên nhân và cách chữa bệnh. Sau hai năm nuôi, tôi đã rút ra được kinh nghiệm gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cách chữa bệnh. Nên hiện nay, tỷ lệ phối giống bố mẹ để gây nuôi sinh sản đạt tỷ lệ rất cao; đồng thời, khi cầy có biểu hiện bị bệnh phổi, tiêu chảy, tôi đã tự mua thuốc về để điều trị cho loài vật nuôi này”.

Cũng theo anh Hùng, khi chọn cầy vòi mốc giống để nuôi sinh sản, đối với con cái, cần chọn những cá thể có lông mượt, thân dài, 4 vú đồng đều, không có khuyết tật. Còn đối với cầy đực, cần chọn những cá thể khỏe mạnh, có đôi mắt sáng, lông mượt, bộ phận sinh dục có 2 hạt cà to, cân đối. Với những đặc điểm trên, khi được chọn để ghép đôi phối giống, cầy mới sinh sản tốt và nhân đàn nhanh.

Khi ghép đôi phối giống, phải ghép tập thể. Thời điểm ghép đôi là từ tháng 01 đến tháng 7 Âm lịch hằng năm. Một cá thể cầy đực có thể ghép với 2 cá thể cầy cái hoặc 2 cá thể cầy đực ghép với 5 -7 cá thể cầy cái.

Sau khi ghép đôi để phối giống, khoảng 20 ngày sau tiến hành kiểm tra vú của những cá thể cầy cái. Nếu vú có màu hồng, hơi sệ đó là biểu hiện cầy đã mang thai. Khi phát hiện cầy cái có dấu hiệu mang thai, tiến hành tách ra 1 ô chuồng riêng biệt để theo dõi. Khoảng 40 ngày sau, khi đã xác định chính xác cầy đang mang thai, tiến hành đưa 1 hộp gỗ kín (kích cỡ khoảng 50 x 50cm) vào trong chuồng, có cửa chui ra, chui vào để cầy sinh sản tự nhiên trong hộp gỗ.

Nếu cầy mẹ mang thai tách trước tháng 5 Âm lịch, thì một năm có thể sinh sản 2 lứa, còn lại, nếu tách sau, một năm có thể sinh sản 1 lứa. Mỗi lứa cầy mẹ đẻ từ 2 - 4 cá thể cầy con. Khi mới sinh sản, tuyệt đối không được tiếp cận, kiểm tra cầy con, bởi nếu kiểm tra sớm, cầy mẹ sẽ cắn con hoặc càm con tha đi tha lại, dẫn đến con non bị chết. Bởi vậy, phải đợi đến khi cầy con mở mắt mới được tiếp cận. Khi cầy mẹ mới sinh sản, cần bổ sung thức ăn vào buổi sáng, có thể cho ăn trứng vịt lộn hoặc cá đã luộc chín để tăng chất đạm, từ đó cầy mẹ sẽ có nhiều sữa để cho con bú.

Khi cầy con mở mắt sẽ ra chuồng ăn cùng cầy mẹ. Cầy con sống chung với cầy mẹ khoảng từ 60 - 70 ngày, tiến hành tách cầy con ra để nuôi riêng. Sau khi tách cầy con ra nuôi sinh trưởng, khoảng 15 ngày sau có thể bán cầy giống được. Trọng lượng cầy khi đó có thể đạt từ 1,5 - 2,5 kg/cá thể. Thời gian tách đàn cầy con ra để nuôi riêng phải phù hợp. Nếu cầy con tách mẹ sớm sẽ chậm phát triển, còn tách muộn sẽ làm gián đoạn vòng sinh sản của cầy mẹ.

Cầy con nuôi sinh trưởng được khoảng 50 ngày tuổi, tiến hành tiêm vắc xin mũi 1, phòng, chống năm loại bệnh của chó, mèo. Đến 21 ngày sau, tiêm mũi 2 nhắc lại, phòng, chống bẩy loại bệnh của chó, mèo thì đàn cầy sẽ sinh trưởng tốt, khỏe mạnh. Khi đàn cầy được tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin trên, nếu cá thể cầy nào bị bệnh viêm phổi hay bị bệnh tiêu chảy khi điều trị, tỷ lệ chữa khỏi bệnh rất cao.

Anh Hùng chia sẻ thêm: “Cầy vòi mốc ưa sống trong bóng tối, thường ngủ ban ngày. Thức ăn chủ yếu là chuối chín, bí đỏ, cháo bột ngô, cháo gạo,… Trong giai đoạn mới sinh sản cầy mẹ cần được bổ sung thêm thịt lợn, cá, trứng vịt lộn.

Trung bình, mỗi cá thể cầy trưởng thành ăn tổng chi phí khoảng 2.000 đồng/ngày. Từ khi cầy con tách mẹ để nuôi sinh trưởng, đến lúc bán cầy thương phẩm hay cầy giống, tổng chi phí khoảng 1.000.000 đồng/cá thể.

Hiện nay, cầy vòi mốc thương phẩm, có cân nặng từ 4 - 6 kg/cá thể, giá bán là 2.600.000 đồng/kg. Đối với cầy giống, mỗi cặp (1 cá thể đực, 1 cá thể cái), có trọng lượng từ 1,5 - 3,5kg/cá thể, giá bán 20.000.000 đồng/cặp. Nhiều thương lái, chủ nhà hàng hay người dân tìm đến trang trại để mua cầy về gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng hoặc bán cho các nhà hàng ăn uống trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Năm 2021, trại nuôi của tôi sinh sản thêm được gần 300 cá thể cầy vòi mốc. Sau khi nuôi sinh trưởng đã bán cầy giống và thương phẩm ra thị trường, trừ chi phí, gia đình tôi có lợi nhuận khoảng gần 2 tỷ đồng. Ngoài ra, còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 3 lao động địa phương, với mức lương thu nhập 10 triệu đồng/người/tháng”.

Mô hình nuôi anh Nguyễn Văn Chung
Mô hình nuôi cầy vòi của anh Nguyễn Văn Chung

Hộ gia đình anh Nguyễn Văn Chung ở Sơn Dương (Tuyên Quang) cũng là một trong số những hộ nông dân rất thành công trong mô hình nuôi cầy vòi mốc lấy thịt, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa là giải pháp bảo tồn loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này. Theo anh Chung, loài cầy vòi mốc khi sống hoang dã thì ăn các loại trái cây rừng, rắn, chuột, gà…. nhưng khi được thuần hóa, thì chúng có thể ăn uống rất đa dạng: Từ ăn cháo gà ninh nhừ (cổ gà, gà thải), trái cây như chuối, thanh long và những trái cây mà địa phương có… rất dễ kiếm và giá thành lại rẻ.

Năm 2016, anh Chung bắt đầu tìm hiểu về giống cầy vòi mốc. Tuy là động vật hoang dã nhưng chồn được cấp phép chăn nuôi. Giống anh mua từ Hà Giang, đã có xác nhận thuần hóa của cơ quan kiểm lâm. Anh Chung xây chuồng rộng 2.000m2 với 20 cặp giống ban đầu. Trang trại cho loài này cũng đơn giản, có thể làm bằng gỗ ép, gạch xây hoặc lưới thép, chỉ cần rào kín để cầy vòi mốc không chạy thoát. Chi phí anh Chung bỏ ra cho mỗi chuồng chồn là 500.000 đồng.

Không chỉ dễ trong khâu ăn uống, cầy vòi mốc còn có sức đề kháng tốt, ít lây bệnh dịch nên kỹ thuật nuôi loài vật này không quá khó với anh Chung. Từ 20 cặp giống ban đầu, đàn cầy của anh lớn nhanh, khỏe mạnh. Bất ngờ nhất là với vốn ban đầu bỏ ra thấp, chi phí thức ăn cũng không đắt đỏ nhưng cầy vòi mốc rất được giá. Chỉ sau khi xuất chuồng lứa đầu tiên, anh Chung đã thu hồi vốn. Sau đó, mỗi năm anh bán khoảng 2 tấn chồn thương phẩm và 200 con giống. Trừ chi phí, anh Chung anh thu về hơn 1 tỷ đồng.

Cầy mẹ sau khi sinh sản thời gian từ 4 đến 5 tháng là có thể cho cầy vòi con tách mẹ sống độc lập. Cầy trưởng thành chỉ mất thời gian nuôi từ khi sinh đến xuất bán là từ 7 đến 8 tháng và đạt cân nặng từ 8-9kg/cá thể. Ngoài bán thịt cầy thương phẩm, anh Chung còn bán cầy giống với giá 7.000.000 đồng/con và hướng dẫn người mua quy trình nuôi cầy vòi mốc để “khởi nghiệp”. Đến nay, trang trại của anh rất nổi tiếng trên MXH, được khách từ khắp các tỉnh thành ghé đến mua cầy vòi mốc và học hỏi kinh nghiệm.

Nuôi con đặc sản dày đặc trong bể xi măng, vớt lên bán 130.000/kg thu lãi hàng trăm triệu đồng Nuôi con đặc sản dày đặc trong bể xi măng, vớt lên bán 130.000/kg thu lãi hàng trăm triệu đồng
Nuôi con bổ dưỡng dày đặc trong lồng, cho ăn hạt rẻ tiền, bán 150.000 đồng/cặp thu nhập trăm triệu Nuôi con bổ dưỡng dày đặc trong lồng, cho ăn hạt rẻ tiền, bán 150.000 đồng/cặp thu nhập trăm triệu
Nuôi con đặc sản đẹp như trong tranh, không tốn công chăm, bán 150.000 đồng/kg thu lãi hàng trăm triệu Nuôi con đặc sản đẹp như trong tranh, không tốn công chăm, bán 150.000 đồng/kg thu lãi hàng trăm triệu
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cá nuôi lồng bè, tôm hùm bông chết hàng loạt, người nuôi như “ngồi trên đống lửa”

Cá nuôi lồng bè, tôm hùm bông chết hàng loạt, người nuôi như “ngồi trên đống lửa”

Những ngày qua, người nuôi tôm hùm bông ở Vạn Ninh, Khánh Hòa và người nuôi cá lồng trên địa bàn xã Tiền Tiến, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương như "ngồi trên đống lửa" khi hàng trăm tấn cá bỗng dưng chết hàng loạt, chưa rõ nguyên nhân.
Nông dân Tiền Giang được mùa, trúng giá vụ lúa Đông Xuân

Nông dân Tiền Giang được mùa, trúng giá vụ lúa Đông Xuân

Nông dân tại các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang đang bước vào giai đoạn thu hoạch lúa Đông Xuân. Lúa trúng mùa, trúng giá giúp nhà nông thu lợi nhuận cao.
Nhiều người trồng sầu riêng, cà phê thành tỉ phú

Nhiều người trồng sầu riêng, cà phê thành tỉ phú

Giá sầu riêng, cà phê tăng kỷ lục trong năm 2023 giúp nhiều nông dân trồng cà phê, sầu riêng bội thu tiền tỉ.
Những người đam mê làm giàu từ cây dược liệu

Những người đam mê làm giàu từ cây dược liệu

Với nguồn tài nguyên động, thực vật đa dạng, Việt Nam cũng có tên trong bản đồ dược liệu thế giới. Trong những năm gần đây, nhờ đi đúng hướng, nhiều hộ dân đã bắt đầu làm giàu từ cây dược liệu của địa phương.
Giá chuối giảm sâu, nông dân trồng chuối ở Đồng Nai “mất Tết”

Giá chuối giảm sâu, nông dân trồng chuối ở Đồng Nai “mất Tết”

Giá chuối xuất khẩu rẻ như cho, nhiều nông dân trồng chuối ở huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) trắng tay trước thềm Tết Nguyên đán.
Các “thủ phủ” quất trên cả nước hối hả vào vụ Tết

Các “thủ phủ” quất trên cả nước hối hả vào vụ Tết

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, bà con trồng quất trên khắp cả nước đang tất bật bước vào vụ thu hoạch Tết sau một năm chăm sóc, vun trồng.
Nông dân trồng bưởi thắng lớn vụ Tết

Nông dân trồng bưởi thắng lớn vụ Tết

Có màu sắc bắt mắt, mùi thơm đặc trưng nên bưởi luôn đắt khách mỗi dịp Tết đến xuân về, nhờ đó mà người trồng bưởi thu bộn tiền mỗi khi đến vụ thu hoạch.
Từ cây cà phê cổ, người đàn ông tạo ra loại thức uống trứ danh Đà Lạt

Từ cây cà phê cổ, người đàn ông tạo ra loại thức uống trứ danh Đà Lạt

Ấn tượng bởi mùi thơm đặc trưng của cà phê Moka, ông Đỗ Văn Ẩn (ngụ tại đường Tô Hiến Thành, phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã cất công tìm kiếm và tạo nên thương hiệu cà phê nổi tiếng phố núi Đà Lạt.
Hàng loạt KOL “đổ bộ” Bình Phước, truyền cảm hứng cho bộ đội sắp xuất ngũ.

Hàng loạt KOL “đổ bộ” Bình Phước, truyền cảm hứng cho bộ đội sắp xuất ngũ.

Vừa qua, nhiều người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng trong xã hội (KOL) từ nhiều tỉnh thành đã đến giao lưu, truyền cảm hứng khát vọng lập thân, lập nghiệp cho gần 1.000 hạ sĩ quan, chiến sĩ chuẩn bị xuất ngũ năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Gia Lai: Làm giàu từ trồng bưởi da xanh gắn liền với du lịch sinh thái

Gia Lai: Làm giàu từ trồng bưởi da xanh gắn liền với du lịch sinh thái

Những năm gần đây, du lịch sinh thái gắn liền với nông nghiệp đang là những mô hình độc đáo và có nhiều tiềm năng, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Vươn lên làm giàu nhờ trồng bưởi da xanh gắn với du lịch sinh thái nhà vườn, hộ anh Nguyễn Văn Kiểm tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, Gia Lai là một trong những tấm gương điển hình.
Những người làm giàu từ cây sả Java

Những người làm giàu từ cây sả Java

Tận dụng diện tích đất cằn cỗi, nhiều hộ gia đình đã bắt tay vào trồng sả để chiết xuất tinh dầu, hướng đi này đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với các cây trồng truyền thống, góp phần giảm nghèo bền vững.
Chàng thạc sĩ sinh học thành công với loại nấm độc lạ

Chàng thạc sĩ sinh học thành công với loại nấm độc lạ

Đam mê, nghiên cứu về các loại nấm và sản xuất bằng phương pháp hữu cơ, an toàn. Anh Nguyễn Minh Thuận (ngụ tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã cho ra đời nấm hầu thủ. Từ mô hình này anh đã phát triển kinh tế gia đình, tạo công ăn việc làm cho nhiều người.
Đổi đời nhờ trồng ổi

Đổi đời nhờ trồng ổi

Nhờ trồng ổi lê, anh Nguyễn Văn Việt (Đắk Nông) và hàng trăm hộ dân xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa có cuộc sống khấm khá, thậm chí có hộ gia đình thu nhập tiền tỉ.
Hương bài có độc nhưng là cây giúp nhà nông thoát nghèo

Hương bài có độc nhưng là cây giúp nhà nông thoát nghèo

Cây hương bài sở dĩ có tên như vậy là do rễ cây này được dùng làm hương đốt trong những ngày tết, dáng cây trông giống như cỗ bài.
Thu nhập ổn định nhờ phát triển thành công mô hình trồng nấm

Thu nhập ổn định nhờ phát triển thành công mô hình trồng nấm

Nhờ phát triển thành công mô hình trồng nấm, ông Nguyễn Ngọc Thành (ở xã Nhơn Bình, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long), anh Đỗ Văn Viên, chủ cơ sở sản xuất nấm Trúc Mai (thành phố Cao Bằng), chị Nguyễn Thị Tiền (TP. Buôn Ma Thuột) có thu nhập ổn định.
Giá sầu riêng tăng cao, nhà vườn thu nhập khủng

Giá sầu riêng tăng cao, nhà vườn thu nhập khủng

Nguồn cung hạn chế khiến giá sầu riêng tăng cao, giá sầu riêng tại vườn là 105.000 đồng một kg, còn ở các kho lên tới 140.000 đồng, tăng 50-60% so với tháng 10.
Rời biển về quê nuôi đà điểu, bất ngờ có doanh thu tiền tỷ mỗi năm

Rời biển về quê nuôi đà điểu, bất ngờ có doanh thu tiền tỷ mỗi năm

Vốn là kỹ sư hàng hải, năm 2016 anh Trần Hữu Mạnh bỏ nghề lái tàu thủy, trở về xã Vân Hoà, huyện Ba Vì (Hà Nội) làm trang trại nuôi đà điểu. Giờ đây anh đã là ông chủ của 200 con Đà điểu với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Anh kỹ sư cầu đường bỏ nghề về làm giám đốc bán cá kho

Anh kỹ sư cầu đường bỏ nghề về làm giám đốc bán cá kho

Lần đầu tiên thưởng thức món cá kho làng Vũ Đại, huyện Lý Nhân (Hà Nam), anh Nguyễn Bá Toàn đã bị món ăn dân dã này “hớp hồn”, từ đó anh quyết định đặt chân lên con đường mà mình chưa hề có khái niệm về nó - kinh doanh ẩm thực.
Thanh Hoá: Nhiều tín hiệu vui đến với người trồng tre luồng Lang Chánh

Thanh Hoá: Nhiều tín hiệu vui đến với người trồng tre luồng Lang Chánh

Cũng như các vùng tre luồng nói chung trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vùng luồng Châu Lang thuộc huyện Lang Chánh ngày nay, nhiều năm qua, giá vầu, nứa, luồng nguyên liệu ở huyện Lang Chánh rất thấp. Tuy nhiên gần đây, nhiều tín hiệu vui đã đến với bà con trồng tre luồng nơi đây.
Thủ phủ hồng trăm tuổi xứ Nghệ mất mùa, được giá

Thủ phủ hồng trăm tuổi xứ Nghệ mất mùa, được giá

Theo người dân địa huyện Nam Đàn, so với các năm, sản lượng hồng năm nay giảm nhiều nhưng bù lại giá cả tăng nên bà con phần nào được an ủi.
Trồng loại rau là "sâm của người nghèo", ông nông dân Long An có thu nhập hàng trăm triệu đồng

Trồng loại rau là "sâm của người nghèo", ông nông dân Long An có thu nhập hàng trăm triệu đồng

Nhờ trồng rau sạch, chủ yếu là trồng rau má, ông Nguyễn Văn Toàn (SN 1967, ngụ ấp 3, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) mỗi năm có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Diện tích sầu riêng tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực

Diện tích sầu riêng tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực

Cả nước hiện có 131.000 ha sầu riêng, tức mỗi năm tăng bình quân 24,5% – đây là mức tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực. Với diện tích trồng sầu riêng tăng trưởng mạnh, nông dân ồ ạt mở rộng diện tích, đang dấy lên lo ngại về những rủi ro trong tương lai.
Nông dân Đà Nẵng tất bật trồng rau sau đợt mưa lớn

Nông dân Đà Nẵng tất bật trồng rau sau đợt mưa lớn

Sau đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, các hộ nông dân tại làng rau La Hường (Đà Nẵng) đã nhanh chóng bắt tay vào trồng vụ rau mới để kịp cung ứng sản phẩm cho các chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố.
Nam Định chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nam Định chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao, Hội nông dân TP. Nam Định đã từng bước thực hiện tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, tăng cường cơ giới hóa, từng bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị và một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đặc biệt, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Thu nhập ổn định nhờ trồng nấm rơm công nghệ cao

Thu nhập ổn định nhờ trồng nấm rơm công nghệ cao

Bằng sự nỗ lực và kiên trì mày mò trong nhiều năm, anh Đào Huy Tùng đã trở thành “chuyên gia” trong mô hình trồng nấm rơm công nghệ cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Trồng giống na cho trái khủng trên núi cao, nông dân đổi đời thành tỷ phú

Trồng giống na cho trái khủng trên núi cao, nông dân đổi đời thành tỷ phú

Những trái na sầu riêng có hình dáng mới lạ, bắt mắt, nặng từ 1 - 1,5kg, có quả to đến hơn 2kg, giá na bán tại vườn ở mức 150.000 đồng/kg.
Thu nhập khủng từ nghề cầm dao đi “gõ” sầu riêng

Thu nhập khủng từ nghề cầm dao đi “gõ” sầu riêng

Khi sầu riêng vào vụ, với những người lành nghề, nhiều kinh nghiệm, việc cầm dao đi “gõ” sầu riêng cũng có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Nhiều nông dân Khánh Hoà trở thành tỷ phú nhờ trồng sầu riêng

Nhiều nông dân Khánh Hoà trở thành tỷ phú nhờ trồng sầu riêng

Vụ sầu riêng năm nay, thương lái mua tại vườn từ 70.000 đồng - 95.000 đồng/kg, với năng suất từ 10-15 tấn/ha, nhiều hộ dân trồng sầu riêng ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đã có thu nhập tiền tỷ.
Hé lộ tuyệt kỹ nghề luyện trâu chọi ở Đồ Sơn

Hé lộ tuyệt kỹ nghề luyện trâu chọi ở Đồ Sơn

Đằng sau những màn đấu hay tạo "thương hiệu" chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng), không thể nhắc đến công lao của những người huấn luyện trâu chọi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động