Mắm cáy Thanh Hóa - Món ăn đậm đà hương vị quê hương Thực phẩm hữu cơ - xu thế tất yếu Nông dân xuất sắc trầm trồ, tự tay hái rau sạch VinEco ăn sống |
Món nhút được làm từ mít xanh đã trở thành đặc sản đậm đà vị tình xứ Nghệ. |
Nhút là món ăn dân dã, truyền thống của mọi gia đình trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là ở Nghệ An. Nhút là tên gọi quen thuộc của người dân miền Trung cũng giống như dưa muối của người miền Bắc. Nhút được làm từ mít xanh hoặc xơ mít và muối trắng không i ốt. Nhút có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, có thể chấm ăn với nước mắm, làm nộm hoặc xào…
Dọc miền Trung có nhiều nơi làm nhút nhưng ngon nhất, nổi tiếng nhất vẫn là nhút do người Thanh Chương làm ra tại đất Thanh Chương, bởi nơi đây nổi tiếng trồng được giống mít ngon của tỉnh Nghệ An.
Mảnh đất Thanh Chương cũng được cho là nơi bắt nguồn của món nhút. Người dân ở đây kể rằng, ngày xưa ở vùng đất Thanh Chương nghèo, gió Lào và cát trắng, đất cằn cỗi đầy sỏi đá nên việc làn nông nghiệp không đủ nuôi sống các gia đình nơi đây. Nhà nào cũng phải ăn cơm độn ngô, độn sắn mà vẫn đói, thiếu ăn. Để khắc phục khó khăn đó, người dân nơi đây luộc mít để ăn chấm với chẹo (một loại nước chấm độc đáo của người dân xứ Nghệ được làm từ tương và lạc) ăn thay cơm.
Do mít chỉ có vào mùa hè trong năm nên người dân đã nghĩ cách muối mặn mít để ăn dần quanh năm gọi là nhút. Từ đó cho đến nay, nhút Thanh Chương được hình thành và đã trở thành món ăn quen thuộc, gắn bó với người dân nơi đây.
Để chế biến được món nhút thơm ngon, chuẩn vị đòi hỏi người làm phải cẩn thận, tỉ mẩn trong tất cả các khâu chế biến, đặc biệt là khâu chọn nguyên liệu.
Nguyên liệu để làm món nhút gồm có mít, muối, lá gừng, ớt, mía, nước sôi để nguội, riềng. Mít được chọn để làm nhút thường là mít bở, quả hơi dài và phẳng sẽ dễ làm hơn, mít không được chín mà phải hơi non hoặc còn ương xanh. Khi đó, hạt mít chưa hình thành vỏ lụa bên ngoài làm nhút sẽ ngon hơn.
Mít được chọn để làm nhút thường là mít bở |
Mít sau khi được hái về, gọt sạch vỏ gai bên ngoài dưới vòi nước chảy để nhựa mít đỡ dính nhiều vào tay vì mít xanh nhựa rất nhiều.Sau khi gọt hết vỏ gai bên ngoài, cho mít vào một chiếc nong lớn, dùng dao băm đều tay rồi thái sợi từ ngoài vào trong quả mít và đảm bảo rằng cả xơ mít, múi mít và hạt mít đều được cắt nhỏ thành sợi dài.
Tiếp theo, cho mít đã thái sợi vào ngâm với nước gạo cho sạch nhựa mít đến khi sợi mít trắng tinh. Vớt mít ra phơi ngoài nắng nhẹ cho se lại, rồi đem trộn với muối để sợi mít mềm ra, muối ngấm đều các sợi mít.
Bước cuối cùng, cho mít vào vại rồi cho ớt, gừng, riềng và 2-3 khúc mía nhỏ, đổ nước xâm xấp bề mặt, dùng phên tre nén chặt để mít không bị nổi lên trên mặt nước, dễ bị thâm đen. Thông thường, nhút chỉ cần ngâm khoảng 5-6 ngày là có thể thưởng thức được.
Nhút được làm từ mít xanh hoặc xơ mít và muối trắng không i ốt. |
Ngoài ra, nhút còn được làm từ xơ mít chín sau khi ăn hết phần múi. Xơ nhặt rửa sạch đem muối tương tự như mít xanh, xơ mít cũng được trộn muối và vò cho ngấm đều vào mít. Làm nhút từ xơ mít thì khoảng 2-3 ngày là có thể ăn được.
Là đặc sản ngon nổi tiếng nhưng cách thưởng thức nhút cũng khá đơn giản và mộc mạc như cái tên của nó. Cách thưởng thức nhút đơn giản nhất là vắt sạch nước rồi chấm chẹo, ăn kèm rau kinh giới. Với cách này, bạn có thể cảm nhận được vị mặn của nhút và tương, vị cay của ớt, vị ngọt của đường và mía non, vị bùi của lạc và vị thơm của rau kinh giới. Hoặc Vào những ngày mùa đông rét mướt, người dân ở đây thường đem nhút xào với thịt ba để làm ấm bụng ngày đông giá.
Tuy chỉ là món ăn dân dã nhưng mỗi khi đi đâu ra khỏi miền Trung và nhắc đến các loại đặc sản, mỗi người con nơi đây đều không quên nhắc tới nhút Thanh Chương – món ăn đặc sản đậm đà vị tình xứ Nghệ.
Khám phá Vườn quốc gia Pù Mát –“Kho vàng xanh” giữa lòng Nghệ An |
Nghệ An hỗ trợ hơn 1,9 tỷ đồng để phát triển du lịch cộng đồng |