TP Hồ Chí Minh: Đưa Chợ phiên Thực phẩm hữu cơ Việt Nam vào hoạt động Kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn ngành Công thương Tăng cường hữu cơ cho đất một cách hiệu quả |
Thực phẩm hữu cơ được sản xuất bằng các phương pháp tuân theo những tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. Nghĩa là, ở những nông trại hữu cơ, người nông dân nuôi, trồng và chế biến với sự kiểm soát chặt chẽ giống cây trồng, vật nuôi; không sử dụng bất cứ loại thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học hoặc bất kỳ loại kháng sinh, hormone tăng trưởng trong suốt quá trình nuôi trồng và kể cả thu hoạch.
Ngoài ra quá trình lưu trữ, chế biến, đóng gói cũng cần tuần theo những quy định riêng dành sản phẩm hữu cơ. Do đó, thực phẩm hữu cơ sẽ an toàn cho người sử dụng.
Thực phẩm hữu cơ - xu thế tất yếu |
Cơ sở xác thực quan trọng nhất là trên bao bì đó có chứng nhận của các tổ chức uy tín hay không. Ví dụ: EU (châu Âu), USDA (Bộ nông nghiệp Mỹ), NASAA (Hội Nông nghiệp Bền vững Quốc gia Australia, PGS (Việt Nam)...
Thực tế sử dụng thực phẩm hữu cơ đang trở thành xu thế tiêu dùng. Theo kết quả cuộc khảo sát Cuộc điều tra Hàng Việt Nam chất lượng cao do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao thực hiện chỉ ra, người tiêu dùng ngày nay đặc biệt quan tâm đến các yếu tố thông tin sản phẩm rõ ràng, có truy xuất nguồn gốc, dễ tìm mua hay thương hiệu nổi tiếng.
Cụ thể, có đến 88% số người được hỏi yên tâm mua sản phẩm với nhãn hiệu logo Hàng Việt Nam chất lượng cao, có chứng nhận ISO, VietGAP.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Lê Quốc Doanh cho biết, với mục tiêu phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, đưa nông sản sạch trở thành sản phẩm đại trà, có mức giá hợp lý để đại đa số người dân có thể sử dụng, Bộ NN&PTNT tiếp tục thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, đưa nông sản sạch trở thành sản phẩm đại trà, có mức giá hợp lý phục vụ nhu cầu của xã hội.
Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập, để thực thi tốt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, gắn nông nghiệp Việt với nông nghiệp toàn cầu, cần thực hiện nhiều giải pháp.
Về các giải pháp thực hiện, thứ nhất, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong phát huy lợi thế so sánh, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và bền vững của sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản;
Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, gắn với hội nhập quốc tế; phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn;
Thứ ba, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 để tạo đột phá về năng suất, chất lượng và quản trị ngành.
Thứ tư, tích cực huy động các nguồn lực để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại đã ký kết.