Nhờ giá bán cao nhất lịch sử, Bắc Giang thu hơn 6.000 tỉ đồng từ vải thiều Chanh leo có "visa" vào Mỹ, vải thiều "gõ cửa" Hàn Quốc Vải thiều Úc gần 6 triệu đồng/hộp vẫn đắt khách dịp Tết |
Dự kiến năm 2025 đạt khoảng gần 60.000 tấn vải
![]() |
Việc sản xuất vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản tuân thủ theo quy trình an toàn, với 721 ha được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. |
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hải Dương, năm 2025, toàn tỉnh Hải Dương có khoảng 8.800 ha vải thiều, trong đó huyện Thanh Hà chiếm 3.285 ha, thành phố Chí Linh khoảng 3.400 ha. Tổng sản lượng vải dự kiến năm 2025 đạt khoảng gần 60.000 tấn, trong đó vải sớm chiếm 31.500 tấn, chính vụ khoảng 23.500 tấn. Riêng huyện Thanh Hà ước đạt khoảng 38.000 tấn.
Việc sản xuất vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản tuân thủ theo quy trình an toàn, với 721 ha được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. Dự báo năm nay, các trà vải tại Hải Dương sẽ cho năng suất cao, tổng sản lượng toàn tỉnh Hải Dương ước đạt khoảng 55.000 tấn, trong đó vải sớm chiếm khoảng 31.500 tấn, vải chính vụ khoảng 23.500 tấn. Riêng huyện Thanh Hà dự kiến đạt sản lượng khoảng 38.000 tấn.
Về lịch thời gian thu hoạch dự kiến bắt đầu từ ngày 20/5/2025, trong đó trà vải sớm sẽ thu hoạch từ 20/5 đến 10/6, tập trung cao điểm từ 25/5 đến 05/6; trà vải chính vụ sẽ bắt đầu thu từ 10/6 đến hết tháng Sáu, cao điểm thu hoạch từ 15/6 đến 25/6/2025.
Để phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu vải thiều năm 2025, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Dương đã chủ động tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hải Dương, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của địa phương triển khai tốt các nội dung như tổ chức hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất vải, thường xuyên kiểm tra giám sát đối với các hoạt động chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho vải của nông dân, trong đó sẽ tiếp tục tăng cường tần suất kiểm tra giám sát đến cuối vụ; đang tiếp tục triển khai hỗ trợ để mở rộng diện tích vải được chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GlobalGAP.
Bên cạnh đó, Chi cục đã rà soát, đánh giá lại và hướng dẫn hoàn thiện các điều kiện để duy trì các mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói. Tính đến nay, tỉnh Hải Dương đã được cấp 198 mã số vùng trồng, riêng Thanh Hà có 167 mã số, trong đó, khu vực có nhiều diện tích vải được cấp mã số là xã Thanh Quang, Thanh Tân, Thanh Hồng,..
Cùng với đó, toàn tỉnh Hải Dương đã được cấp 16 mã cơ sở đóng gói vải phục vụ xuất khẩu, tập trung chủ yếu ở Thanh Hà. Tổng công suất của các cơ sở đạt khoảng 650 tấn/ngày, công suất cơ sở đóng gói vải phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt khoảng 30 tấn/ngày; kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ, xuất khẩu vải với các tổ sản xuất vải trên địa bàn tỉnh...
Đảm bảo chất lượng và sản lượng vải ổn định
![]() |
Mặc dù thời gian thu hoạch bị lùi lại, huyện Thanh Hà dự kiến sản lượng vải thiều năm nay đạt khoảng 38.000 tấn, tăng 13.000 tấn so với năm 2024. |
Theo thông tin từ UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương), do thời tiết lạnh kéo dài, trà vải trứng trắng – loại vải sớm nhất – dự kiến sẽ bắt đầu thu hoạch vào khoảng ngày 17/5, muộn hơn khoảng 10 ngày so với thường lệ. Các trà vải sớm khác như u hồng, u thâm sẽ tiếp tục cho thu hoạch từ khoảng ngày 20/5. Sau đó, gần hết trà vải này sẽ thu hoạch vải chính vụ.
Mặc dù thời gian thu hoạch bị lùi lại, huyện Thanh Hà dự kiến sản lượng vải thiều năm nay đạt khoảng 38.000 tấn, tăng 13.000 tấn so với năm 2024. Điều này cho thấy sự nỗ lực của người dân và chính quyền địa phương trong việc chăm sóc và bảo vệ cây vải, đảm bảo chất lượng và sản lượng ổn định.
Hiện nay, huyện Thanh Hà có 7 cơ sở đóng gói vải với 20 mã số xuất khẩu được cấp phép, giảm 5 cơ sở so với năm 2024 do không đủ điều kiện. Các cơ quan chuyên môn đang hướng dẫn 4 xã gồm: Thanh Hồng, Vĩnh Cường, Thanh Quang, Thanh Tân và thị trấn Thanh Hà thành lập 17 tổ sản xuất vải, triển khai hướng dẫn hộ dân áp dụng quy trình sản xuất an toàn, chứng nhận lại tiêu chuẩn VietGAP cho 227 ha do đã hết hạn.
Để hỗ trợ tiêu thụ vải thiều, huyện Thanh Hà sẽ tổ chức chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại trong mùa vụ năm nay. Cụ thể, vào đầu tháng 5, huyện sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm vải thiều và các sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương. Dự kiến cuối tháng 5, đầu tháng 6, huyện phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tổ chức Lễ mở vườn vải thiều Thanh Hà xuất khẩu và Lễ hội vải thiều Thanh Hà năm 2025.
Ngoài ra, huyện cũng có kế hoạch tổ chức các đoàn tham gia xúc tiến thương mại sản phẩm quả vải thiều và các sản phẩm OCOP tiêu biểu tại thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác; phối hợp với ban tổ chức sự kiện xúc tiến thương mại của các thành phố lớn tổ chức Tuần lễ vải thiều Thanh Hà. Các hoạt động này nhằm quảng bá quả vải thiều và các sản phẩm tiêu biểu của địa phương, mở rộng giao thương, phát triển ra thị trường quốc tế, góp phần phát triển thương mại, dịch vụ.