Đinh lăng hay còn gọi nam dương sâm |
Đinh lăng hay còn gọi nam dương sâm có tên khoa học Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L) Miq., Tieghentopanax fruiticosus (L.) R. Vig. thuộc họi Nugx gia bì.
Cây đinh lăng thường được lấy lá để sử dụng ăn cùng với món gỏi cá. Thân cây nhỏ, nhẵn, không có gai, và thường có độ cao trong khoảng từ 0.8m đến 1.5 m. Lá đinh lăng kép 3 lần xẻ lông chim dài, cuống lá dày, phiến lá có răng cưa không đều và mùi hương đặc trưng. Cây đinh lăng được trồng khá phổ biến ở nước ta, và có thể sử dụng để làm cây cảnh.
Đinh lăng được sử dụng nhiều chủ yếu phần lá và rễ đinh lăng hay còn gọi củ đinh lăng. Rễ cây được thu hoạch vào mùa đông và thường có tuổi từ 4-5 tuổi trẻ lên. Như vậy, rễ đinh răng mới có nhiều hợp chất tốt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu của Viện y học quân sự Việt Nam năm 1964 với thí nghiệm áp dụng trên người sử dụng bột đinh lăng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ với hàm lượng là 0.23 gam đến 0.5 gam bột, và thí nghiệm cho kết quả giúp tăng khả năng sức khoẻ dẻo dai của cơ thể như khi nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm.
Cây đinh lăng thường được lấy lá để sử dụng ăn cùng với món gỏi cá |
Trong dân gian, cây đinh lăng ngoài công dụng sử dụng lá để ăn gỏi cá, thì còn có tác dụng chữa ho đặc biệt là ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng. Hơn nữa, một nghiên cứu được tiến hành tại Ấn Độ của tác giả K.M.Naikarai cũng cho kết quả về lợi ích của đinh lăng trong việc sử dụng để chữa sốt và làm săn da.
Những năm gần đây, Anh Đinh Văn Thuận ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã nghiên cứu và cho ra sản phẩm "độc - lạ" từ cây sâm của người nghèo. Đó chính là mứt đinh lăng để bán vào dịp Tết. Anh Thuận tự hào: "Các sản phẩm từ đinh lăng thì mọi người ai cũng đều rõ, nhưng để làm mứt từ củ định lăng thì tôi là người làm đầu tiên ở vùng đất này".
Anh Thuận chia sẻ, không giống như các loại mứt thông thường, mứt đinh lăng không quá ngọt, màu vàng sẫm và dai hơn các loại mứt khác. Khi ăn mứt đinh lăng có vị ngọt mát, thơm như mùi sâm. Đây chính là một trong những đặc trưng của mứt đinh lăng mà không loại mứt nào có được.
Tiết lộ về bí quyết làm ra những sợi mứt thơm ngon, rất tốt cho sức khỏe, phục vụ người dân dịp Tết, anh Thuận nói: "Làm mứt đinh lăng rất kì công, tốn nhiều thời gian. Khó khăn nhất ở khâu tìm nguyên liệu vì không có nhiều. Vì thế, nhiều người muốn làm cũng khó vì không có sẵn nguyên liệu".
Anh Thuận bên sản phẩm mứt đinh lăng của mình |
Anh nông dân Đinh Văn Thuận cho biết thêm, muốn làm được mứt đinh lăng, trước hết phải chọn những cây đinh lăng trên 5 năm tuổi, vì chỉ có những cây này mới có loại củ to, rễ to, nhiều thịt và chỉ chọn những củ chính có đường kính từ 2 cm mới đảm bảo các hoạt chất trong mứt là tốt nhất.
"Củ đinh lăng sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch để ráo nước sau đó bào lấy phần thịt của củ. Phần thịt này sau đó đem ướp đường khoảng 8 - 10 tiếng rồi đem sấy khô. Sấy khoảng 3 tiếng sẽ có sản phẩm mứt đinh lăng dùng được. Với giá thành đang bán hiện nay một kg mứt có giá 450 nghìn đồng. Mỗi vụ Tết, tôi xuất ra tạ rưỡi thu về khoảng 70 triệu đồng vụ Tết", anh Thuận nói.
Tất cả các công đoạn làm mứt đều bằng phương pháp thủ công, không có chất bảo quản, không chất tạo màu, không phụ gia và hương liệu. Vì thế, mứt được làm từ củ đinh lăng có chứa các hoạt chất có lợi cho cở thể con người.
Vừa nhâm nhi miếng mứt làm từ củ đinh lăng chị Hằng (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, vừa mua gói mứt 500gram ở cửa hàng mứt ở đường Quang Trung với giá hơn 400 nghìn đồng. “Tôi là người rất thích ăn ngọt nên mứt là tôi thích lắm. Năm nay, tôi thấy món mứt đinh lăng lạ được bày bán nhiều nên tôi đặt mua về thử xem sao”, chị nói.
Cảm nhận về loại mứt này, chị cho biết cứ nghĩ là có mùi khó ăn nhưng thực tế món ăn này rất ngon miệng, mùi vị lại mới lạ. “Ăn sẽ có chút vị thuốc bắc nhưng cũng dễ ăn vì mùi thơm của mật ong quyện với mùi đinh lăng nên rất ngon”, chị chia sẻ.