Cây đinh lăng là “cây sâm của người nghèo” |
Đinh lăng tên khoa học là Polyscias Fruticosa (L), họ ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng là một loại cây thân nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao từ 0,8 - 1,5m và có nhiều loại khác nhau ở lá. Đinh lăng lá nhỏ có lá mọc so le, có bẹ, mép lá hình răng cưa không đều, có lá chét, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, các đoạn đều có cuống. Đây là loại đinh lăng phổ biến nhất thường được dùng để làm rau gia vị và làm thuốc. Ngoài ra còn có đinh lăng lá tròn, lá răng bản tròn thường được dùng để làm cảnh. Đinh lăng đĩa là loại đinh lăng có dáng to, lá to, được trồng làm cảnh nhưng rất ít khi gặp. Đinh lăng lá nhỏ có cụm hoa hình chùy, có nhiều hoa nhỏ, quả dẹt, dài.
Đinh lăng được trồng phổ biến ở nước ta. Có thể dùng lá hoặc rễ đinh lăng để làm thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền. Trong đinh lăng có alcaloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B, các acid amin như lysin, methionin… là những acid amin thiết yếu của sức khỏe.
Trước đây đinh lăng chưa được dùng để làm thuốc, tuy nhiên hiện nay đã được nghiên cứu và bắt đầu được dùng để điều trị. Đặc biệt đinh lăng lá nhỏ được dùng phổ biến nhất hiện nay. Theo đông y, lá đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng điều trị chữa ho ra máu, chống dị ứng, giải độc thức ăn, chữa kiết lỵ…do đó dùng lá đinh lăng dưới dạng rau gia vị hay chế thành nước uống đều tốt cho sức khỏe.
- Lá đinh lăng tốt cho sản phụ: sau khi sinh, sức khỏe của người phụ nữ giảm đi rất nhiều nên cần phải được bồi bổ. Dùng nước lá đinh lăng uống hoặc nấu canh đinh lăng với các thực phẩm khác như thịt, cá giúp cho cơ thể tăng khả năng hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên khi nấu canh đinh lăng không nên nấu kỹ khiến mất chất dinh dưỡng và nên ăn khi canh còn nóng.
- Lá đinh lăng chữa dị ứng: những người có cơ địa dị ứng hoặc khi có dấu hiệu dị ứng, ngộ độc thức ăn có thể dùng nước đinh lăng để ngăn tình trạng này. Có thể điều trị bằng cách hãm nước đinh lăng để uống, uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi hết các triệu chứng của dị ứng.
- Chữa tắc tia sữa sau sinh: người mẹ sau sinh nếu bị tắc tia sữa hoặc ít sữa có thể lấy khoảng 40g lá đinh lăng, rửa sạch, sắc với 300 ml nước ở lửa nhỏ, đun đến khi còn khoảng 200 ml nước thì tắt bếp, chắt lấy nước, uống khi nước còn ấm để có tác dụng tốt nhất. Nếu nước bị nguội có thể đun lại để uống, không nên uống lạnh và không uống nước để qua đêm.
- Chữa nhiệt độc, lở ngứa, mụn nhọt: dùng lá đinh lăng 40 - 60 gam sắc uống.
- Chữa đau đầu: thân lá đinh lăng và bạch chỉ sắc uống hằng ngày.
- Lá đinh lăng tươi giã đắp chín mé sưng, đau.
- Chữa phong thấp đau, nhức mỏi: cây đinh lăng (cả lá thân rễ), cây lá lốt, ké đầu ngựa lượng bằng nhau 30 - 40 gam dạng thuốc sắc uống.
- Chữa rối loạn kinh nguyệt: nước đinh lăng có tác dụng tốt để chữa rối loạn kinh nguyệt, giúp ổn định đường huyết. Nước lá đinh lăng cũng có tác dụng giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu cơn đau vùng bụng và vùng tử cung ở phụ nữ sau sinh. Có thể sắc lá và cành đinh lăng với nước, dùng một thời gian sẽ thấy có hiệu quả.
- Lá đinh lăng chữa bệnh về tiêu hóa: nước sắc đinh lăng có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Khi uống liên tục nước sắc đinh lăng trong vài ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh cải thiện rõ.
Có thể dùng lá hoặc rễ đinh lăng để làm thuốc |
Mấy năm gần đây, người đàn ông tên là Đinh Văn Thuận (38 tuổi, ở xóm Năm Châu, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã sáng tạo ra một món mứt rất lạ từ củ đinh lăng. Theo anh Thuận, mứt đinh ăng không giống như các loại mứt thường, nó không quá ngọt, màu vàng sẫm và dai hơn các loại mứt khác. Khi ăn mứt đinh lăng có vị ngọt mát, thơm như mùi sâm, đây chính là một trong những đặc trưng của mứt đinh lăng mà không loại mứt nào có được.
"Làm mứt đinh lăng rất kỳ công, tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, củ đinh lăng cũng khó thu mua nên muốn làm được số lượng lớn cũng rất khó vì thiếu nguyên liệu. Muốn làm mứt đinh lăng đạt chuẩn phải chọn cây đinh lăng trên 5 năm tuổi, vì chỉ có những cây này mới có loại củ to, rễ to, nhiều thịt và chỉ chọn những củ chính có đường kính từ 2 cm mới đảm bảo các hoạt chất trong mứt là tốt nhất", anh Thuận chia sẻ.
Mứt đinh lăng làm kỳ công và mất nhều thời gian nhưng lại được ưa chuộng vì chúng có vị ngọt mát và thơm mùi sâm |
Theo đó, củ đinh lăng sau khi thu hoạch sẽ được sẽ rửa sạch để ráo nước sau đó bào lấy phần thịt của củ. Phần thịt này sau đó đem ướp đường khoảng 8 - 10 tiếng rồi đem sấy khô. Sấy khoảng 3 tiếng sẽ có sản phẩm mứt đinh lăng dùng được. Trên sàn thương mại điện tử và chợ mạng, mỗi túi mứt đinh lăng với trọng lượng từ 100 -200g có giá bán lần lượt là 40.000 -80.000 đồng, mỗi kg có giá 400.000 đồng. Mặt hàng này càng giáp Tết lượng khách hàng mua lại càng nhiều.
Người bán giới thiệu, mứt đinh lăng không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng, hạn sử dụng khoảng 3 tháng kể từ ngày sản xuất, còn nếu bảo quản ở tủ lạnh thì sẽ được lâu hơn.
Vào mỗi dịp Tết, mứt đinh lăng đắt hàng,có bao nhiêu cũng bán hết |
Vừa đặt mua 1kg mứt đinh lăng, chị Hòa Anh (Cầu Giấy, ở Hà Nội) chia sẻ: "Cả bố mẹ tôi đều rất thích loại mứt này, ngọt nhẹ và thơm mùi sâm. Hơn nữa, mứt củ đinh lăng tốt cho sức khỏe nên thỉnh thoảng tôi lại mua biếu bố mẹ 2 bên. Ăn mứt này cũng thấy có vị đặc biệt hơn các loại mứt khác vì vị của chúng thơm mát, dễ ăn".
Mặc dù đinh lăng là cây đinh lăng rất tốt tuy nhiên người bệnh không nên sử dụng Đinh lăng với liều cao vì hoạt chất saponin có thể gây mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa. Ngoài ra, Alcaloid có trong cây cũng sẽ gây nên hiện tượng hoa mắt chóng mặt. Phụ nữ mang thai không sử dụng cây Đinh lăng.
Cây Đinh lăng: “Thuốc bổ” dành cho cho mọi nhà |
Cao đinh lăng và củ đan sâm nằm trong Danh mục dược liệu |
Người thương binh đưa ‘sâm của người nghèo’ vào nhà lưới, mỗi sào thu 100 triệu đồng |