Nhiều "rào cản" cho việc tái canh cà phê
Đắk Lắk: Triệt phá đường dây sản xuất phân bón giả quy mô lớn Giá tiêu tăng nhẹ tại Đắk Lắk, Đắk Nông Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 |
được mệnh danh là thủ phủ cà phê. Tuy nhiên, với một lượng lớn diện tích cà phê già cỗi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và cả sản lượng cà phê của tỉnh này. Trước tình trạng đó, từ năm 2011, Đắk Lắk đã triển khai kế hoạch tái canh cà phê.
![]() |
Việc trẻ hoá vườn cà phê góp phần nâng cao chất lượng và sản lượng cà phê của tỉnh Đắk Lắk. |
Theo kế hoạch, trong vòng 15 năm, Đắk Lắk sẽ trẻ hoá khoảng 70 nghìn ha cà phê già cỗi (khoảng hơn 30% diện tích cà phê toàn tỉnh). Đến nay, diện tích cà phê tái canh đạt khoảng hơn 50 nghìn ha. Trong đó, giai đoạn 2011-2020 chỉ đạt khoảng hơn 35 nghìn ha.
Đánh giá của cơ quan chuyên môn, nguyên nhân khiến việc tái canh cà phê đạt thấp là do nhiều loại cây trồng khác "lên ngôi" về giá cả, trong khi đó giá cà phê lại giảm sâu. Việc này khiến nhiều nông dân có cà phê già cỗi đã chuyển hướng canh tác. Tiêu, sầu riêng, bơ booth đã trở thành những cây trồng mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn rất nhiều so với cây cà phê nên đã được nông dân lựa chọn để thay thế vườn cà phê già cỗi.
Bên cạnh đó, nhiều người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nên không thể "trẻ hoá" vườn cà phê một cách đồng bộ. Hầu hết việc tái canh được thực hiện theo hình thức "cuốn chiếu" tức là tái canh dần từng diện tích nhỏ để người dân vẫn có thu nhập trong khoảng thời gian chờ vườn cà phê tái canh bước vào kinh doanh.
Chỉ trong khoảng 2 năm trở lại đây, việc tái canh cà phê mới có chuyển biến tích cực do giá cà phê tăng trở lại. Một lãnh đạo huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cho biết, trong giai đoạn 2021 – 2025, trên địa bàn huyện có trên 3.242 ha cần tái canh; tính đến năm 2024 thực hiện được hơn 1.855 ha, đạt 57,2% kế hoạch giai đoạn. Riêng năm 2024 toàn huyện đã thực hiện tái canh được hơn 568 ha/660 ha kế hoạch, đạt 86,06% kế hoạch.
Nguyên nhân không đạt kế hoạch tái canh cà phê là do người dân thực hiện tái canh dần, không tái canh tập trung để ổn định thu nhập. Đặc biệt, trong giai đoạn giá cà phê giảm sâu, nông dân không đầu tư tái canh mà trồng xen các loại cây hồ tiêu, ăn trái có giá trị cao hơn cà phê để tăng thu nhập.
Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các địa phương khác của tỉnh Đắk Lắk. Tại các huyện Buôn Đôn và Krông Bông thậm chí có những năm không thực hiện tái canh cà phê. Đối với các diện tích dự kiến tái canh người dân đã cưa cây cà phê và trồng xen các loại cây ăn quả trong vườn cà phê để tăng thu nhập như: bơ Booth, sầu riêng, vải thiều, cam quýt... Một số diện tích cà phê đã nhổ bỏ dự kiến tái canh người dân tạm thời luân canh trồng một số loại cây hoa màu ngắn ngày.
Bất cập cả về vốn lẫn kỹ thuật...
Tái canh cây cà phê là chủ trương lớn của Nhà nước nhằm cải tạo diện tích cây cà phê lâu năm đang bị căn cỗi, thúc đẩy phát triển cà phê toàn vùng, nâng cao đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, việc tái canh cây cà phê vẫn gặp nhiều bất cập về quy trình kỹ thuật, vốn đầu tư, chính sách hỗ trợ...
![]() |
Do còn nhiều bất cập nên kế hoạch tái canh hơn 30% diện tích cà phê già cỗi của tỉnh Đắk Lắk không đạt được kết quả cao. |
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đắk Lắk, một số địa phương chỉ căn cứ vào năm trồng mà không căn cứ vào hiện trạng vườn cây; việc rà soát diện tích cần tái canh chưa đến từng hộ dân nên khi xây dựng kế hoạch không sát với tình hình thực tế. Công tác tuyên truyền về kế hoạch tái canh, quy trình tái canh chưa được thường xuyên, nhân dân nắm bắt thông tin còn hạn chế.
Để tái canh cà phê đạt hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện theo quy trình kỹ thuật. Trong khi đó, do thiếu thông tin, một số hộ nông dân khi thực hiện tái canh chủ yếu làm theo kinh nghiệm hoặc áp dụng không đúng quy trình khuyến cáo về xử lý đất, luân canh và các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về quy trình tái canh cà phê của Bộ NN-PTNT...
Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, một số hộ dân nhổ cà phê xong là trồng ngay (không thực hiện luân canh như quy định); thiếu đầu tư chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trong giai đoạn kiến thiết cơ bản khiến vườn cây tái canh không phát triển, gặp vấn đề về tuyến trùng buột phải trồng thay thế nhiều lần, hiệu quả mang lại không cao.
Nguyên nhân của tình trạng trên, một phần là vì trong thời gian luân canh và thời kỳ kiến thiết cơ bản, người trồng cà phê mất nguồn thu nhập từ vườn cây, trong khi chưa có chính sách giải quyết có hiệu quả sinh kế cho người tái canh cà phê. Mặt khác, tái canh cà phê đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, nhưng người sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay còn có nhiều trở ngại; công tác thông tin, hướng dẫn về thủ tục vay vốn làm chưa rõ ràng, thiếu sự phối hợp quyết liệt giữa các nhà nước, doanh nghiệp và người dân...
Ông Nguyễn Hắc Hiển, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk) cho hay, hiện giá cà phê đã tăng cao hơn kỳ vọng của người dân, để năng suất, chất lượng cà phê toàn tỉnh được nâng cao, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường toàn cầu, các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng hình thức tái canh, ghép cải tạo những giống có chất lượng tốt.
Ngoài ra, cần tập trung nguồn lực và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành liên quan đến khuyến khích, thu hút đầu tư các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong và ngoài quốc doanh tham gia làm đầu mối liên kết, hỗ trợ nông dân trẻ hóa vườn cây, tham gia vào các chuỗi giá trị ngành hàng cà phê.
Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, cây cà phê vẫn là cây trồng chủ lực và cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Đặc biệt, trong niên vụ 2023 - 2024, Đắk Lắk đã mở rộng, phát triển được sản phẩm cà phê đặc sản, đây là hướng phát triển mới, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trên thế giới.
Trong niên vụ sắp tới, các địa phương chú trọng thực hiện kế hoạch tái canh để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê trên địa bàn; khuyến khích các nông hộ đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác nhằm đáp ứng tốt xu thế phát triển mới này.
![]() |
![]() |
![]() |