Khám phá các di tích lịch sử ở quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Làng Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh) được biết đến là một trong những làng cổ của Thủ đô Hà Nội bởi nơi đây bảo tồn nguyên vẹn không gian văn hóa như Đình thờ Nguyễn Hiền - trạng nguyên đầu tiên dưới triều Trần; ngôi chùa Cảnh Phúc; miếu thờ thánh Mẫu Tiên Dung - người trợ giúp Nguyễn Hiền...

Làng Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh) nằm bên bờ sông Đuống, cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 8 km, là quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người dành trọn cuộc đời mình cho đất nước và nhân dân. Đây cũng là một trong những ngôi làng còn lưu giữ nhiều nét cổ kính và quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ với cây đa, giếng nước, sân đình.

Khám phá các di tích lịch sử ở quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng làng Lại Đà uy nghi nhưng vẫn mang nét cổ kính.

Theo truyền thuyết, làng Lại Đà xuất hiện cùng thời với kinh thành Cổ Loa. Đến nay, dù trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, làng vẫn còn lưu giữ được nhiều nét xưa với những công trình mang đậm nét của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Làng Lại Đà hiện còn bảo tồn nguyên vẹn các không gian văn hóa như Đình thờ Nguyễn Hiền - trạng nguyên đầu tiên dưới triều Trần (1247); miếu thờ thánh Mẫu Tiên Dung - người trợ giúp Nguyễn Hiền,...

Ngày 5/9/1989, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Di tích Quốc gia cụm di tích kiến trúc nghệ thuật Lại Đà.

Cùng khám phá những di tích độc đáo ở làng cổ Lại Đà nói riêng và Đông Anh nói chung - quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đình Lại Đà

Đình Lại Đà thờ thành hoàng Nguyễn Hiền, người gốc thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Thượng Nguyên (nay là huyện Nam Ninh, Nam Định). Tương truyền ngài sinh ngày 12 tháng 3 âm lịch năm Giáp Ngọ 1234, lớn lên tài giỏi, tinh thông tam giáo. Niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình 16 đời vua Trần Thái Tông tức năm Đinh Mùi 1247, ngài mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên.

Khám phá các di tích lịch sử ở quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đình Lại Đà.

Nguyễn Hiền có tài đối đáp với sứ nhà Tống, khiến vua Tống phải phong vương cho vua Trần. Về chính sách nông nghiệp, ngài hiến kế đắp đê quai vạc sông Hồng. Năm Ất Hợi 1275 lại dẫn quân đuổi được giặc Chiêm. Ngài từng trải qua nhiều chức quan trong triều, làm đến chức th­ượng thư­ bộ Công.

Trạng nguyên Nguyễn Hiền mất ngày 14 tháng 8 năm Bính Tý (1276), vua phong là thượng đẳng phúc thần, cho lập đền thờ ở quê và 31 nơi khác, đổi tên huyện Thượng Nguyên thành Thượng Hiền.

Ngôi đình đã nhiều lần được trùng tu. Hiện nay, trong đình còn lưu giữ được 20 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến xưa, từ năm Khánh Đức thứ 4­ (1652) đến năm Khải Định thứ 9 (1924). Theo Thần phả thì đình Lại Đà ban đầu không to lắm, do có xuất xứ từ một ngôi đền thờ. Ngôi đình hiện nay có hình dáng ổn định và mang phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn từ sau lần được dựng lại vào năm 1853.

Mặt đình quay về hướng chính nam. Cổng đình được xây với 2 trụ lớn nối liền bức tường bao quanh khu di tích, phía trong là 2 giếng tròn tượng trưng cho cặp mắt hổ. Sau cổng là sân gạch dẫn đến đại đình. Mái đình lợp ngói vẩy rồng, bờ nóc chạy thẳng được soi bằng những đường chỉ chìm. Thân và bờ dải được đắp thẳng bằng những hình hoa chanh. Đầu kìm phía ngoài vuốt cong như sừng trâu, phía trong là đầu rồng cuốn thủy.

Toà đại đình 5 gian được kết cấu bởi 6 bộ vì. Bộ vì chính theo kiểu giá chiêng chồng rường con nhị, trang trí các loại vân xoắn và lá cách điệu, có niên hiệu từ thời Hậu Lê (thế kỷ 18). Hậu cung xây kiểu 2 tầng mái, bên trên cửa võng treo bức hoành phi đề 4 chữ lớn “Nguyễn Đại vương từ”, trong cùng là hương án, sập thờ và một số đồ thờ tự đặt trước long ngai, bài vị có ghi “Nguyễn Đại vương thần vị”. Đôi lân chầu ngai mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17.

Chùa Lại Đà

Chùa Lại Đà (Cảnh Phúc Tự) nằm sát phía đông của đình, tọa lạc trên một khoảng đất rộng và được xây dựng sát ngay bên tả đình làng Lại Đà. Cảnh Phúc Tự được dựng từ xa xưa, song không rõ chính xác năm nào. Dựa vào dấu tích và một số công trình còn lại ta có thể đoán rằng chùa được làm vào thời Hậu Lê.

Cụ Ngô Quý Hương (1657-1724) viết tờ trình làng và tự nguyện làm hội chủ đứng ra quyên góp đúc quả chuông đầu tiên trong khoảng từ năm 1690 đến 1724, sau này không rõ chuông bị thất lạc về đâu.

Khám phá các di tích lịch sử ở quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Chùa Lại Đà.

Chùa đã qua nhiều lần trùng tu, kiểu dáng ổn định đến nay là của lần sửa chữa vào đầu thế kỷ XX, hầu hết đều mang phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn.

Ngoài tam quan và các sân gạch, chùa Cảnh Phúc gồm có 2 khu nhà chính nối với nhau bằng một hành lang mở có mái che, phía trước là toà tam bảo, phía sau là tòa hậu đường. Cổng này được xây tách riêng theo lối 2 tầng chồng diêm với 8 mái và đầu đao cong vút; bên dưới chia làm 3 gian, đối xứng trước-sau; gác trên có sàn gỗ và giá treo chuông.

Được chính quyền địa phương chấp thuận, dân làng và nhà chùa do sư cụ Đàm Nguyên đã trụ trì xây dựng lại nhà Tổ vào năm 2003 và xây dựng lại Tam bảo vào năm 2004 bằng nguồn kinh phí xã hội hoá (công đức của dân làng và các nhà tài trợ). Ngôi chùa hiện nay rất quy mô bề thế.

Đình, đền Hội Phụ

Đình - đền Hội Phụ thuộc thôn Hội Phụ, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Xa xưa còn gọi là làng Cự Trình vùng Cối Giang, sau thành tổng Cói Hội Phụ.

Hội Phụ gắn với tên tuổi của các nhà khoa bảng như: Chử Phong - tiến sỹ khoa Nhâm Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472), Chử Thiên Khái - tiến sỹ khoa Nhâm Tuất đời Cảnh Thống thứ 5 (1502), Chử Sư Đổng - tiến sỹ khoa Giáp Tuất niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 (1514), Chử Sư Văn - tiến sỹ khoa Giáp Thìn niên hiệu Quảng Hoà thứ 4 (1544), Ngô Thế Trị - tiến sỹ khoa Ất Mùi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1775). Tất cả đã tạo nên một nền văn hiến lịch sử làng xã xứng đáng là đất văn hiến xứ Đông Ngàn.

Đền Hội Phụ là di tích lịch sử tín ngưỡng thờ phụng ông Đào Kỳ và bà Phương Dung là hai vị tướng tài của Hai Bà Trưng trong buổi đầu giữ nước giành độc lập tự chủ cho non sông nước Việt. Công tích của hai ông bà được truyền tích dân gian và nguồn sử liệu chữ Hán còn lưu giữ được trong di tích. Có thể tóm tắt lại lịch và công tích của hai ông bà như sau:

Vào đầu Công nguyên nước ta bị ách đô hộ của nhà Hán, nhân dân vô cùng cực khổ, chính sách tham tàn của Tô Định làm người dân điêu đứng. Lúc đó có hai ông bà Đào Minh và Trần Thị Tế từ Thanh Hoá tới Cối Giang vùng Đông Ngàn sinh sống. Tại đây ông bà sinh một người con trai đặt tên là Đào Kỳ, lớn lên học giỏi lại có tài võ nghệ. Cùng thời gian đó ở huyện Lương Tài, trang Vĩnh Tế, phủ Thuận An xứ Kinh Bắc có gia đình ông Nguyễn Trát vợ là Trương Thị Nghĩa sinh được 3 người con trai và 1 người con gái là Phương Dung đoan trang, ngoan nết lại văn võ song toàn.

Hai người gặp nhau, mến nhau vì đức, trọng nhau vì tài, hai người đã kết dải đồng tâm, cùng nhau chung sức mưu toan trả thù nhà đền nợ nước. Khi Hai Bà Trưng khởi binh, hai vợ chồng Đào Kỳ - Phương Dung đã đem hơn 100 người nhà đến yết kiến và gia nhập nghĩa quân, họ cùng đại binh đánh đuổi Tô Định giành thắng lợi. Đất nước thái bình, Trưng Vương cử họ về trông nom vùng đất Đông Ngàn. Ba năm sau, Mã Viện sang xâm lược nước ta, hai vợ chồng ông bà cùng nhiều tướng khác được cử đến Lạng Sơn chống giữ. Thế giặc mạnh, Hai Bà hy sinh, vợ chồng Đào Kỳ lạc nhau, Đào Kỳ bị một vết chém ở cổ nhưng vẫn ôm đầu chạy về Cối Giang qua vùng Cổ Loa rồi ông kiệt sức ngã xuống, mối đùn thành một ngôi mộ. Phương Dung sau cũng thoát được vòng vây trở về Đông Ngàn qua Cổ Loa thấy ngôi mộ mối đùn lên, hỏi thăm bà lão hàng nước bên đường mới biết chồng mình, bèn rút gươm tự vẫn. Sau mối lại đùn lên thành mộ sóng đôi với Đào Kỳ, đó là vào ngày 16 tháng bảy âm lịch.

Đình Hội Phụ là nơi hội họp giao lưu văn hoá của nhân dân trong những ngày lễ của địa phương. Ngôi đình thờ Việt vương Triệu Quang Phục, người có công lớn trong việc giúp Lý Nam Đế đánh đuổi quân nhà Lương. Sau khi Lý Nam Đế mất, ông nối nghiệp lên ngôi được 23 năm thì mất. Theo truyền thuyết dân gian thì Hội Phụ từng là điểm đóng đại bản doanh của Triệu Quang Phục, là nơi dấy binh đi đánh quân đô hộ nhà Lương. Sau ông còn lệnh cấp ruộng đồng cho nhân dân Hội Phụ và dân xin lập đền thờ để tỏ lòng tôn kính ông và tôn vinh làm Thành hoàng làng, thờ cùng hai ông bà Đào Kỳ - Phương Dung.

Đền và đình Hội Phụ là những công trình tôn giáo tín ngưỡng phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân. Ngôi đền xưa kia là ngôi miếu được dựng trên tư dinh của ông bà Đào Kỳ - Phương Dung để thờ sau khi ông bà mất. Đền có kết cấu theo lối chữ “nhị” gồm Tiền tế và Hậu cung. Kiến trúc nhỏ song vẫn giữ nguyên được nét truyền thống cổ xưa mang vẻ thâm nghiêm cổ kính.

Di tích Cổ Loa

Di tích Cổ Loa thuộc địa phận huyện Đông Anh (Hà Nội). Tại địa điểm này đã có dấu tích của văn hóa Sơn Vi, thuộc hậu kỳ đồ đá cũ, cách đây khoảng 20.000 năm đến 11.000 năm. Khoảng 4.000 năm trước, những cư dân thuộc văn hóa Phùng Nguyên cũng đã định cư trên mảnh đất này. Vào khoảng năm 208 trước Công nguyên, sau khi thống nhất hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn vùng đất này để lập kinh đô, xây thành Cổ Loa (thành Ốc, Tư Long thành, Loa thành)… Hiện nay, di tích có phạm vi quy hoạch bảo tồn là 830 ha.

Khám phá các di tích lịch sử ở quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổ Loa – một di tích lịch sử 2.300 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á.

Theo thống kê, trong khu vực Cổ Loa hiện có khoảng 60 di tích (trong đó có 07 di tích cấp quốc gia), bao gồm các loại hình: di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, cách mạng, di chỉ khảo cổ học.

Đời sống tinh thần của cư dân Cổ Loa rất phong phú, với nhiều tập tục mang đậm sắc thái vùng miền, như tục kết chiềng, kết chạ, tục ăn sêu Bà Chúa vào ngày 13 tháng Tám (Âm lịch), tục khất keo làm cụ Từ, tục kiêng tên húy, tục kiêng nuôi gà, ngan, ngỗng trắng, tục đãi dâu, không đãi rể. Lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại đền Thượng vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm (tương truyền là ngày Thục Phán lên ngôi vua, lấy hiệu là An Dương Vương)…

Di tích Cổ Loa cũng là địa điểm khảo cổ học có giá trị nổi bật, gắn với các giai đoạn văn hóa khảo cổ của người Việt, như văn hóa Sơn Vi, văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun, mà đỉnh cao là Văn hóa Đông Sơn, với nhiều di chỉ khảo cổ tiêu biểu: Đồng Vông, Bãi Mèn, Đình Chiền, Đình Tràng, Mả Tre, Thành Nội, Thành Ngoại, Thành Trung, Xuân Kiều, xóm Nhồi, đền Thượng, Tiên Hội, Đường Mây, Cầu Vực... Tại khu vực này, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng vạn công cụ lao động, nhạc khí và vũ khí bằng đồng, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về thời kỳ An Dương Vương và lịch sử vùng đất này.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa là Di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1419/QĐ-TTg).

Hải Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vịt om hoa chuối – Hương vị đặc sản níu chân du khách ở Điện Biên

Vịt om hoa chuối – Hương vị đặc sản níu chân du khách ở Điện Biên

Không cầu kỳ hay hào nhoáng, vịt om hoa chuối vẫn khiến thực khách nhớ mãi bởi hương vị mộc mạc mà đậm đà của núi rừng Điện Biên.
Bánh tai Phú Thọ – món ăn sáng bình dị giữa lòng đất Tổ

Bánh tai Phú Thọ – món ăn sáng bình dị giữa lòng đất Tổ

Bánh tai là món ăn sáng dân dã của người Phú Thọ – tuy giản dị về hình thức nhưng lại khiến thực khách vấn vương bởi hương vị dẻo thơm, béo ngậy mà không ngán.
Bánh cuốn trứng – Đặc sản “ngon nhức nách” của xứ Lạng

Bánh cuốn trứng – Đặc sản “ngon nhức nách” của xứ Lạng

Không chỉ là món ăn sáng, bánh cuốn trứng Lạng Sơn còn là một món ăn đặc sản của người dân nơi đây và cũng là món ăn khiến du khách nhớ mãi không quên.
Bánh coóc mò – Hương vị truyền thống của người Tày, Nùng Thái Nguyên

Bánh coóc mò – Hương vị truyền thống của người Tày, Nùng Thái Nguyên

Bánh coóc mò là món ăn độc đáo của đồng bào Tày, Nùng ở Thái Nguyên, từ lâu đã trở thành phần không thể thiếu trong các dịp lễ mừng đầy tháng hay thôi nôi của trẻ em.
Đánh thức tiềm năng du lịch đêm Việt Nam

Đánh thức tiềm năng du lịch đêm Việt Nam

Dù sở hữu nhiều lợi thế tự nhiên và văn hóa, du lịch đêm tại Việt Nam vẫn thiếu sản phẩm đặc thù, đồng bộ và an toàn. Khi được đầu tư đúng hướng, đây có thể trở thành cú hích giúp kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách.
Hoa kè nhồi thịt – hương vị độc đáo giữa núi rừng Tuyên Quang

Hoa kè nhồi thịt – hương vị độc đáo giữa núi rừng Tuyên Quang

Mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị, món hoa kè nhồi thịt của người Tày ở Tuyên Quang mang đến trải nghiệm ẩm thực khó quên với vị đắng nhẹ lúc đầu và hậu ngọt thanh lạ miệng.
Lạp sườn Cao Bằng – hương vị vùng cao níu chân du khách

Lạp sườn Cao Bằng – hương vị vùng cao níu chân du khách

Lạp sườn Cao Bằng là kết tinh của khí hậu, nguyên liệu bản địa và kỹ thuật hun khói truyền thống, tạo nên hương vị đậm đà khó quên.
Thanh Hóa: Cảng hàng không Thọ Xuân tăng cường kiểm soát sau sự cố thiết bị bay không người lái

Thanh Hóa: Cảng hàng không Thọ Xuân tăng cường kiểm soát sau sự cố thiết bị bay không người lái

Trước tình huống xuất hiện thiết bị bay không người lái tại khu vực Cảng hàng không Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng không dân dụng, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành văn bản hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường phối hợp kiểm soát, xử lý tình huống và đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn bay.
Lan tỏa hồn Việt qua sân khấu truyền thống

Lan tỏa hồn Việt qua sân khấu truyền thống

Trong làn sóng công nghệ và thị hiếu thay đổi chóng mặt, sân khấu truyền thống Việt Nam đang loay hoay giữa bảo tồn và thích nghi. Cần một chiến lược toàn diện để giúp nghệ thuật dân tộc không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững.
Xôi xíu – Hương vị giản dị, tình quê đậm đà

Xôi xíu – Hương vị giản dị, tình quê đậm đà

Dẻo thơm nếp mới, đậm đà thịt, thêm chút hành phi giòn rụm. Món ăn xôi xíu giản dị níu lòng bao thế hệ, nhất là vào những sáng sớm se lạnh.
Từ tai nạn bay ở Ấn Độ, nhìn lại vai trò bảo hiểm du lịch

Từ tai nạn bay ở Ấn Độ, nhìn lại vai trò bảo hiểm du lịch

Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ khiến hàng trăm người thiệt mạng không chỉ là lời cảnh báo về an toàn hàng không, mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu bảo hiểm du lịch đã thật sự được coi trọng đúng mức trong hành trình hiện đại?
Cơ hội mới cho du lịch hậu sáp nhập

Cơ hội mới cho du lịch hậu sáp nhập

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh không chỉ giúp tinh gọn bộ máy mà còn mở ra không gian phát triển chiến lược cho ngành du lịch. Đây là thời điểm để tái cấu trúc sản phẩm, nâng cao liên kết vùng và xây dựng bản sắc điểm đến bền vững.
Phú Thị – Làng bánh cuốn níu chân thực khách tại Hưng Yên

Phú Thị – Làng bánh cuốn níu chân thực khách tại Hưng Yên

Ẩm thực Hưng Yên có nhiều món ngon, nhưng bánh cuốn Phú Thị vẫn giữ vị trí đặc biệt nhờ lớp vỏ dày dặn, nhân thịt nóng hổi và nước chấm đậm đà.
Du lịch xanh lên ngôi: Cơ hội cho Việt Nam bứt phá

Du lịch xanh lên ngôi: Cơ hội cho Việt Nam bứt phá

Không chỉ thay đổi từ phía du khách, làn sóng du lịch bền vững đang thúc đẩy cả doanh nghiệp và chính sách vào một hành trình tái cấu trúc sâu sắc, nơi trải nghiệm không đơn thuần là tận hưởng, mà còn là sự kết nối và cống hiến cho cộng đồng bản địa.
Bánh mì cay Hải Phòng - Món ăn nhỏ mang hương vị lớn

Bánh mì cay Hải Phòng - Món ăn nhỏ mang hương vị lớn

Nhỏ gọn, giản dị nhưng đậm đà hương vị, bánh mì cay Hải Phòng từ lâu đã trở thành món ăn đường phố quen thuộc, gắn liền với đời sống ẩm thực của người dân nơi đây.
Siết kỷ luật, tăng hiệu lực quản lý di tích lịch sử – văn hóa

Siết kỷ luật, tăng hiệu lực quản lý di tích lịch sử – văn hóa

Trước thực trạng xâm hại di sản diễn biến phức tạp, Chính phủ yêu cầu các địa phương, bộ ngành liên quan khẩn trương rà soát, xử lý triệt để và nâng cao hiệu quả bảo vệ di tích, đảm bảo phát huy giá trị lâu dài của di sản văn hóa Việt Nam.
Sức hút mới của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới

Sức hút mới của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 vượt mốc 1,53 triệu lượt, cao nhất trong một thập kỷ. Xu hướng tăng trưởng giữa mùa thấp điểm cho thấy sức hút ngày càng lớn của Việt Nam trên bản đồ du lịch toàn cầu, đặc biệt với du khách châu Âu.
Đến Bukit Jalil xem bóng, thưởng ngay 5 đặc sản trứ danh

Đến Bukit Jalil xem bóng, thưởng ngay 5 đặc sản trứ danh

Việt Nam và Malaysia tranh vé dự Asian Cup 2027 tại sân Bukit Jalil sôi động. Bên cạnh trận cầu hấp dẫn, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức 5 đặc sản Malaysia độc đáo, mang đến trải nghiệm ẩm thực khó quên cho mọi fan bóng đá khi đến đây.
Đến Quảng Ninh, đừng quên chả rươi Đông Triều

Đến Quảng Ninh, đừng quên chả rươi Đông Triều

Chỉ xuất hiện trong một mùa ngắn ngủi, rươi Đông Triều (Quảng Ninh) được ví như “lộc trời” ban tặng. Từ ấy, người dân nơi đây đã tạo nên món chả rươi trứ danh.
Bảo tồn di sản, tạo nền cho du lịch cất cánh

Bảo tồn di sản, tạo nền cho du lịch cất cánh

Lào Cai – vùng đất nơi 25 dân tộc cùng chung sống, đang biến kho tàng văn hóa truyền thống thành nguồn lực phát triển bền vững, song hành với những nỗ lực không ngừng để bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản trong đời sống hiện đại.
Ốc Phù Lưu – Hương vị dân dã giữa lòng Kinh Bắc

Ốc Phù Lưu – Hương vị dân dã giữa lòng Kinh Bắc

Từ một món ăn dân dã nơi làng quê Bắc Ninh, ốc Phù Lưu đã trở thành đặc sản nức tiếng, níu chân thực khách bởi hương vị thơm nồng, giòn dai và đậm đà bản sắc.
Từ đá tai mèo đến phố đi bộ: Sắc màu Tây Bắc hội tụ ở Lào Cai

Từ đá tai mèo đến phố đi bộ: Sắc màu Tây Bắc hội tụ ở Lào Cai

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 không chỉ là ngày hội quảng bá du lịch mà còn mở ra kỳ vọng hợp tác quốc tế, lan tỏa hình ảnh du lịch xanh, bền vững và khẳng định vị thế Lào Cai như trung tâm du lịch trọng điểm của Tây Bắc.
Tiềm năng phát triển du lịch tàu biển Việt Nam

Tiềm năng phát triển du lịch tàu biển Việt Nam

Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài, hệ thống đảo phong phú và nhiều cảng nước sâu thuận lợi, tạo tiền đề vững chắc để trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho dòng khách tàu biển cao cấp đến từ các thị trường quốc tế lớn.
Hương thơm ngàn năm từ món chè kho Tứ Yên

Hương thơm ngàn năm từ món chè kho Tứ Yên

Mang trong mình dấu ấn hàng nghìn năm chống giặc Lương, chè kho Tứ Yên là món không thể thiếu trên mâm cỗ Tết người dân Vĩnh Phúc.
Dịch vụ thuê xe tự lái “lên ngôi” mùa cao điểm du lịch

Dịch vụ thuê xe tự lái “lên ngôi” mùa cao điểm du lịch

Mùa hè năm 2025 chứng kiến nhu cầu du lịch nội địa bùng nổ cùng với sự tăng mạnh của giá vé máy bay, tàu hỏa và xe khách. Áp lực chi phí leo thang khiến nhiều gia đình phải điều chỉnh kế hoạch đi lại, đồng thời thúc đẩy dịch vụ thuê xe tự lái phát triển mạnh mẽ.
Bắc Ninh đổi mới, bứt phá du lịch trong thời đại số

Bắc Ninh đổi mới, bứt phá du lịch trong thời đại số

Bắc Ninh đang nổi bật với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch văn hóa, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đa dạng hóa sản phẩm, bảo tồn di sản truyền thống và ứng dụng công nghệ số, tạo sức hút lớn cho du khách trong nước và quốc tế.
Lẩu mắm U Minh – “Bản giao hưởng” hương vị từ rừng ngập mặn Cà Mau

Lẩu mắm U Minh – “Bản giao hưởng” hương vị từ rừng ngập mặn Cà Mau

Sinh ra từ bùn lầy, nước mặn và rừng ngập mặn hoang sơ, món lẩu mắm U Minh mang trong mình cái hồn của miền Tây đất rừng phương Nam.
Du lịch hè 2025 bứt phá với xu hướng trải nghiệm mới

Du lịch hè 2025 bứt phá với xu hướng trải nghiệm mới

Mùa hè 2025 được dự báo ghi nhận dấu hiệu phục hồi tích cực của du lịch nội địa Việt Nam khi lượng khách và mức chi tiêu có xu hướng tăng. Du khách ngày càng ưu tiên trải nghiệm gắn kết gia đình và khám phá văn hóa đặc trưng địa phương.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động