Gạo xuất khẩu “bốc hơi” 35 USD/tấn Xuất khẩu nông lâm thủy sản trong tháng 9 đạt 4,8 tỉ USD Xuất khẩu gạo Việt Nam thiết lập kỷ lục mới |
Indonesia, thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam |
Indonesia, thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam vừa ra thông báo mở thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo tấm 5%. Thông tin này được cho rằng sẽ “hâm nóng” thị trường gạo thế giới cũng như Việt Nam trong những tháng cuối năm
Cụ thể, ngày 6/10, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) ra thông báo mời thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo loại 5% tấm (trong đó 200.000 tấn từ Pakistan và 300.000 tấn đến từ các nguồn cung Thái Lan, Việt Nam và Myanmar).
Hạn chót để các doanh nghiệp nộp hồ sơ dự thầu là ngày 9/10. Kết quả dự kiến được công bố vào ngày 10 hoặc 11/10. Đơn vị trúng thầu sẽ giao hàng đến Indonesia trước ngày 25/12/2023.
Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia yêu cầu quy cách đóng gói 50 kg/bao, bao đựng rỗng có khối lượng là 120 gram, phù hợp tiêu chuẩn xuất khẩu và vận chuyển bằng đường biển lẫn đường bộ. Đơn vị trúng thầu có trách nhiệm cung cấp thêm 1% số bao bì rỗng để dự phòng.
Việc Indonesia mở thầu gạo trong thời điểm này được cho rằng sẽ “hâm nóng” thị trường gạo thế giới cũng như Việt Nam trong những tháng cuối năm, bởi từ đầu tháng 10 tới nay thị trường gạo khá trầm lắng.
Trong những ngày đầu tháng 10, các nguồn cung gạo gồm Thái Lan và Pakistan đã điều chỉnh giá gạo xuất khẩu giảm. Trong đó gạo Pakistan giảm mạnh nhất 50 USD, xuống mức 548 USD/tấn với gạo 5% tấm, do vụ lúa lớn thứ 2 trong năm của nước này trúng mùa. Còn gạo của Thái Lan cũng giảm về mức 583 USD/tấn do quốc gia này đang vào vụ thu hoạch rộ vụ lúa lớn nhất trong năm.
Trong khi đó, gạo Việt Nam không bị tác động của xu hướng giảm giá và vẫn giữ vững mức 613 USD/tấn, nhờ thị trường Philippines hoạt động tích cực trở lại cũng như nguồn cung trong nước có phần hạn chế đối với chủng loại gạo 5% tấm.
Vì vậy, các chuyên gia dự báo, với việc Indonesia công bố mở thầu 500.000 tấn gạo, thị trường gạo thế giới có thể sôi động lại sớm hơn 1 tuần so với các dự báo trước đó. Đặc biệt, gạo Việt Nam dù hiện có giá cao hơn các nước khác, nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết gạo Việt vẫn được người tiêu dùng chấp nhận vì đảm bảo chất lượng cũng như có điều kiện địa lý vận chuyển gần.
Nguồn: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Biểu đồ: Hoàng Anh |
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng đầu năm 2023, Philippines vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần 38,7%, tương đương 2,35 triệu tấn gạo và kim ngạch 1,23 tỷ USD, tăng 2,6% về khối lượng và 15,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Indonesia đã vượt qua Trung Quốc và trở thành nước tiêu thụ gạo lớn thứ hai của Việt Nam.
Theo đó, Indonesia đã nhập hơn 718.000 tấn gạo Việt Nam, tương ứng 361 triệu USD, gấp 16 lần cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Còn theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 800.000 tấn, tương ứng 495 triệu USD, tăng 38% về lượng và tăng 80% về giá trị so với tháng 9/2022.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 6,6 triệu tấn, tương ứng gần 3,7 tỷ USD, tăng 23% về lượng và tăng 40% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Bộ Công Thương dự kiến năm 2023, Việt Nam sẽ xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo và thu về khoảng 4,1 tỷ USD.
Xuất khẩu gạo 8 tháng đã thu về hơn 3,17 tỷ USD |
Philippines nhập khẩu gần 410 nghìn tấn gạo của Việt Nam trong tháng 8 |
Xuất khẩu gạo tăng cả về khối lượng và kim ngạch |