Xuất khẩu gạo tăng trưởng cao nhất trong nhóm nông sản chủ lực Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 20,26 tỷ USD trong 5 tháng Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD |
Xuất khẩu nông lâm thủy sản trong tháng 9 đạt 4,8 tỉ USD. Ảnh TTXVN |
Ngày 28/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã thông tin về tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tháng 9 và 9 tháng đầu năm, trong đó xuất khẩu gạo, rau quả tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Cụ thể trong tháng 9, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 4,8 tỉ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu nông sản 2,45 tỉ USD, tăng 46,9%; chăn nuôi 45,3 triệu USD, tăng 32,6%; lâm sản 1,28 tỉ USD, tăng 7,3%; thủy sản 850 triệu USD, giảm 0,8%.
9 tháng năm 2023, do giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng chính giảm sâu, nên tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 38,48 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, nhóm thuỷ sản 6,64 tỷ USD, giảm 21,7%; lâm sản 10,44 tỷ USD, giảm 20,6%. Riêng nhóm nông sản và chăn nuôi có giá trị tăng.
Cụ thể, xuất khẩu nhóm nông sản đạt 19,54 tỷ USD, tăng 16,7%; đóng góp cho nhóm này bởi giá trị xuất khẩu nhóm hàng rau quả 4,2 tỷ USD, tăng 71,8%; gạo 3,66 tỷ USD, tăng 40,4%; hạt điều 2,61 tỷ USD, tăng 14,3%; cà phê 3,16 tỷ USD, tăng 1,9% và sản phẩm chăn nuôi ước đạt 369 triệu USD, tăng 26,4%.
Tuy nhiên, một số sản phẩm nông sản vẫn có giá xuất khẩu bình quân giảm như: Cao su giảm 18,7%; chè giảm 2,3%; hạt điều giảm 4,5%; hồ tiêu giảm 25,1%; sắn và sản phẩm từ sắn giảm 4,8%... Riêng giá gạo xuất khẩu đạt trung bình 553 USD/tấn, tăng 14% (có thời điểm lên đến gần 650 USD/tấn) và cà phê 2.499 USD/tấn, tăng 9,9%.
Về thị trường, 9 tháng qua, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á đạt 18,71 tỷ USD, tăng 4,9%; châu Mỹ 8,73 tỷ USD, giảm 22,5%; châu Âu 4,17 tỷ USD, giảm 11,2%; châu Phi 809 triệu USD, tăng 18,8%; châu Đại Dương 570 triệu USD, giảm 18,6%. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,1%, tăng 13,8%; Hoa Kỳ chiếm 20,7%, giảm 22,6% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 7,7%.
Trong buổi gặp gỡ báo chí mới đây, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper khẳng định sau khi Việt Nam – Hoa Kỳ nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, thương mại hàng hóa giữa hai nước, trong đó có mảng nông sản sẽ tăng đáng kể.
Nhìn lại giai đoạn 5 năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản hai nước đã có chuyển biến tích cực. Thương mại nông sản song phương đạt con số 9,8 tỷ USD trong năm 2022. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác lớn thứ 9 của nông sản Hoa Kỳ.
Thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, liên minh kinh tế Á - Âu...
Bộ hỗ trợ các ngành hàng tận dụng các FTAs, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài.
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản 7 tháng năm 2022 tăng gần đôi cùng kỳ |
Xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 49,04 tỷ USD |
Bộ Nông nghiệp phấn đấu xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt từ 54 - 55 tỷ USD |