Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai biến chứng nổi bật của tăng huyết áp Bị huyết áp thấp nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe? Loại củ “đa năng” cực tốt cho tim mạch và huyết áp |
Huyết áp là áp suất trong mạch máu, được đo bằng đơn vị mmHg. Huyết áp được chia thành 2 giá trị, tối đa (huyết áp tâm thu) và tối thiểu (huyết áp tâm trương), được ghi nhận dưới dạng 2 số ví dụ: 120/80 mmHg.
Theo khuyến cáo tổng quát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì huyết áp tối đa không nên vượt quá 140 mmHg và huyết áp tối thiểu không thấp hơn 90 mmHg
Nhiều người quan niệm rằng huyết áp cao mới là nguyên nhân dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, nhưng trên thực tế huyết áp thấp nguy hiểm không kém huyết áp cao.
Định nghĩa
Huyết áp cao được định nghĩa là huyết áp liên tục ở mức 130/80 mm Hg trở lên, thường được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì nó thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.
Huyết áp thấp (hạ huyết áp) xảy ra khi chỉ số dưới 90/60 mm Hg. Mặc dù huyết áp thấp thường được coi là ít đáng lo ngại hơn huyết áp cao, nhưng nó có thể nguy hiểm trong một số tình huống, đặc biệt nếu dẫn đến việc cung cấp máu không đủ cho các cơ quan quan trọng
Dấu hiệu
Một cơn tăng huyết áp "nặng" xảy ra khi huyết áp vượt quá 180/120 mm Hg kèm nhiều dấu hiệu như đau ngực, khó thở, đau đầu dữ dội, tê hoặc yếu. Nhiều người gặp vấn đề về thị lực.
Các triệu chứng của huyết áp thấp bao gồm chóng mặt hoặc cảm thấy nhẹ đầu, ngất xỉu, buồn nôn, mệt mỏi, nhìn mờ.
Biến chứng
Người bị huyết áp cao dễ dẫn đến biến chứng làm cho mạch máu bị tổn thương, gây ra xơ cứng động mạch và tăng nguy cơ vỡ mạch máu (xuất huyết não). Ngoài ra, huyết áp cao có nguy cơ lâu dài làm tổn thương các cơ quan đích (tim, thận, mắt, não) nếu không được điều trị kịp thời và kiểm soát ổn định.
Nếu so sánh với huyết áp cao thì huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng cấp cứu như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Tuy nhiên, huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém, bởi khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, chức năng hệ thống thần kinh sẽ suy giảm, đồng thời cơ thể cũng không điều chỉnh kịp thời để cung cấp dinh dưỡng đến cơ quan như não, tim, thận,....gây tổn thương các cơ quan này.
Người huyết áp thấp có khả năng mất trí nhớ cao, nó gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer. Huyết áp thấp khiến cho các cơ quan bị thiếu máu trong thời gian dài. Não bộ bị thiếu máu nuôi dưỡng, các tế bào thần kinh không được nuôi dưỡng đầy đủ lâu dần sẽ gây nên suy giảm chức năng hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ. Những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục sẽ có khả năng bị mất trí nhớ cao hơn người thường.
Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng váng và ngất. Đây là hậu quả khá phổ biến, khi huyết áp giảm đột ngột, não bộ không kịp thích nghi với tình trạng thiếu oxy bất ngờ. Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái choáng váng.
Huyết áp thấp là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não tương tự như huyết áp cao. Có 30% số người bị nhồi máu não là 25% số người bị nhồi máu cơ tim do huyết áp thấp.
Huyết áp cao hay thấp nguy hiểm hơn?
Bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM), cho biết rất khó để đánh giá huyết áp thấp hay cao thì nguy hại sức khỏe nhiều hơn.
Huyết áp cao nguy hiểm hơn về lâu dài: Do gây ra các biến chứng tim mạch nghiêm trọng và nguy cơ tử vong cao nếu không được kiểm soát. Huyết áp cao có xu hướng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn về lâu dài, đặc biệt khi không được kiểm soát.
Huyết áp thấp nguy hiểm trong ngắn hạn: Nếu huyết áp hạ đột ngột có thể gây choáng, ngất, hoặc thậm chí sốc tim, dẫn đến nguy cơ tử vong tức thì. Huyết áp thấp nguy hiểm trong tình huống cấp tính và có thể gây ra nguy cơ tử vong ngay lập tức nếu không được xử trí kịp thời.
Việc điều trị và kiểm soát cả hai tình trạng này là rất quan trọng, nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và an toàn.
Khi nào cần cấp cứu?
Người bị huyết áp thấp cần được cấp cứu ngay nếu có các dấu hiệu như mất ý thức hoặc ngất xỉu mà không tỉnh lại; Đau ngực dữ dội, cảm giác nghẹt thở; Lú lẫn, nói lắp, hoặc rối loạn vận động; Da lạnh, nhợt nhạt, đổ nhiều mồ hôi hoặc có dấu hiệu sốc; Huyết áp tụt đột ngột kèm với chảy máu (có thể là chấn thương, xuất huyết tiêu hóa…
Đối với huyết áp cao, nếu chỉ số của bạn là 180/120 mm Hg hoặc cao hơn và bạn có bất kỳ triệu chứng đau ngực, khó thở, đau đầu dữ dội, tê hoặc yếu…
Cả huyết áp cao và huyết áp thấp đều cần can thiệp kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng, giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.
6 loại thịt tốt cho người cao huyết áp |
Thói quen giúp hạ huyết áp tự nhiên |
Bữa sáng "thần kỳ" giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả |