Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại TP Buôn Ma Thuột Thanh Hóa quyết liệt phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát |
Dịch tả lợn lan rộng
Theo thống kê từ Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), từ đầu năm đến nay, khu vực phía Bắc đã ghi nhận 386 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 15 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập). Tổng số lợn bị mắc bệnh, chết và buộc tiêu hủy đã lên tới hơn 22.000 con.
![]() |
Biểu hiện lợn bị nhiễm virus tả lợn châu Phi. |
Đáng chú ý, hiện vẫn còn 212 ổ dịch chưa qua 21 ngày, đồng nghĩa với việc dịch chưa được kiểm soát hoàn toàn, nguy cơ tiếp tục lan rộng là rất lớn.
Bệnh tả lợn châu Phi có nguồn gốc từ châu Phi, do virus African swine fever virus (ASFV) gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh, xảy ra ở mọi giống lợn, mọi lứa tuổi và tỷ lệ tử vong gần như 100% khi nhiễm bệnh.
Virus tồn tại trong máu, nội tạng, dịch tiết của lợn bệnh và có khả năng lây truyền qua cả đường hô hấp lẫn đường tiêu hóa. Các vật trung gian như chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, quần áo nhiễm virus, thậm chí thức ăn chứa thịt lợn bệnh cũng có thể là nguồn lây.
Đặc biệt, loại virus này có sức đề kháng rất cao, tồn tại hàng tháng trong thịt sống, trong điều kiện nhiệt độ thấp, chỉ bị bất hoạt ở nhiệt độ trên 70°C. Chính vì vậy, dịch tả lợn châu Phi thường kéo dài, khó kiểm soát và gây thiệt hại nặng nề.
Dịch tả lợn châu Phi có lây sang người không?
Theo Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), dịch tả lợn châu Phi không lây sang người và không gây nguy hiểm trực tiếp cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, khi lợn bị nhiễm bệnh, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc thêm những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như: tai xanh, cúm, thương hàn, liên cầu lợn, lở mồm long móng…
![]() |
Chính những bệnh thứ phát này mới gây nguy hại cho sức khỏe con người, đặc biệt khi tiêu thụ thịt lợn, tiết canh, hoặc các sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín kỹ. |
Chính những bệnh thứ phát này mới gây nguy hại cho sức khỏe con người, đặc biệt khi tiêu thụ thịt lợn, tiết canh, hoặc các sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín kỹ. Người ăn phải thịt hoặc tiết lợn bệnh có thể nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn, gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm não, suy đa tạng… Những trường hợp nặng phải lọc máu, thở máy, điều trị tích cực với chi phí cao và nguy cơ để lại di chứng nặng nề.
Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần:
Mua thịt lợn và sản phẩm từ lợn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Luôn nấu chín kỹ thịt, tránh các món như nem chua, nem sống, gỏi, tiết canh.
Tuyệt đối không sử dụng thịt lợn từ những đàn lợn nghi nhiễm bệnh.
Ngoài ra, dù dịch tả lợn châu Phi không trực tiếp lây sang người, nhưng việc dịch bùng phát ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, gây xáo trộn thị trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gián tiếp khác.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các ổ dịch, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Người chăn nuôi cần thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng trại, tiêu hủy kịp thời lợn bệnh, không vận chuyển lợn, sản phẩm lợn từ vùng dịch ra ngoài.
Việc kiểm soát dịch bệnh không chỉ giúp giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi mà còn đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
![]() |
![]() |
![]() |