Bộ Y tế đề xuất bỏ cơ chế tự công bố thực phẩm bổ sungKhám sức khỏe định kỳ – “Tiền trạm” bảo vệ sức khỏe toàn dânThanh toán BHYT cho thuốc y học cổ truyền: Cơ hội cho dược liệu Việt |
Mức sinh xuống thấp kỷ lục, già hóa dân số nhanh
Phát biểu tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và công bố Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2025, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, tổng tỷ suất sinh năm 2024 chỉ đạt 1,91 con/phụ nữ, đây mức thấp nhất lịch sử, tiếp tục xu hướng giảm liên tiếp từ năm 2022 (2,01) và 2023 (1,96).
![]() |
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại buổi mít tinh. Ảnh: Trần Minh. |
Tuổi thọ trung bình của người Việt tăng lên 74,7 tuổi, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập. Nhưng số năm sống khỏe mạnh chỉ khoảng 65 tuổi, đồng nghĩa với hơn 10 năm cuối đời sống chung với bệnh tật.
Bên cạnh đó, tỷ số giới tính khi sinh đã được kiểm soát nhưng vẫn ở mức cao (111,4 bé trai/100 bé gái năm 2024), chưa đạt trạng thái cân bằng tự nhiên. Ngoài ra, tình trạng mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên, tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn tồn tại tại một số vùng.
Người dân muốn sinh con nhưng gặp rào cản kinh tế
Ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, nhận định ở nhiều quốc gia, tỷ lệ sinh thấp đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng dân số.
Báo cáo của UNFPA dựa trên khảo sát 14.000 người ở 14 quốc gia cho thấy, phần lớn mọi người vẫn muốn có con, ngay cả tại những nước có tỷ lệ sinh thấp nhất. Tuy nhiên, cứ 5 người thì có 1 người không thể đạt được số con như mong muốn và 40% người trên 50 tuổi nói rằng họ chưa có được quy mô gia đình lý tưởng.
![]() |
Báo cáo của UNFPA dựa trên khảo sát 14.000 người ở 14 quốc gia cho thấy, phần lớn mọi người vẫn muốn có con, |
Hơn một nửa số người được hỏi cho rằng yếu tố kinh tế là rào cản lớn nhất để làm cha mẹ, bên cạnh những lo lắng về môi trường sống, cơ hội việc làm và khả năng chăm sóc con cái.
Chính sách ưu đãi sinh con và chăm sóc dân số toàn diện
Trước thực trạng này, Bộ Y tế đang tích cực xây dựng Luật Dân số và Chương trình mục tiêu chăm sóc sức khỏe, dân số giai đoạn 2026–2035, trong đó con người được đặt làm trung tâm mọi chính sách.
Bộ trưởng Y tế cho biết, các chính sách dự kiến sẽ có nhiều đột phá, như:
Hỗ trợ tiền mặt hoặc hiện vật cho gia đình sinh con một bề, sinh hai con gái.
Hỗ trợ phụ nữ mang thai, sinh con, sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
Ưu tiên tiếp cận chính sách nhà ở xã hội.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc và điều trị dị tật bẩm sinh.
Xây dựng hệ thống chăm sóc người cao tuổi, cấp học bổng và miễn học phí cho sinh viên ngành lão khoa.
Bà Pauline Tamesis — Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam — cũng khẳng định Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong việc bảo đảm tiếp cận phổ cập các dịch vụ sức khỏe sinh sản chất lượng, mở rộng giáo dục giới tính toàn diện và xây dựng chính sách dân số bền vững.
![]() |
![]() |
![]() |