Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏeSai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biếtNhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát |
Chuẩn bị trước khi hiến máu: Ăn uống, nghỉ ngơi và tâm lý
Hiến máu là một thủ thuật đơn giản, an toàn nhưng có ảnh hưởng nhất định đến cơ thể. Do đó, khâu chuẩn bị trước khi hiến máu đóng vai trò quan trọng giúp bạn khỏe mạnh, hạn chế mệt mỏi và đảm bảo chất lượng máu tốt nhất.
![]() |
Chuẩn bị trước khi hiến máu đóng vai trò quan trọng giúp bạn khỏe mạnh, hạn chế mệt mỏi và đảm bảo chất lượng máu tốt nhất. |
Đảm bảo sức khỏe và đủ điều kiện hiến máu
Trước tiên, hãy chắc chắn rằng bạn đủ điều kiện hiến máu. Theo các trung tâm truyền máu, người hiến máu cần:
Đủ 18–60 tuổi, cân nặng ≥ 42 kg (nữ) hoặc ≥ 45 kg (nam).
Không đang mắc bệnh cấp tính, không bị các bệnh mãn tính nguy hiểm.
Không đang dùng thuốc hoặc điều trị bệnh.
Không hiến máu quá gần lần trước (ít nhất cách 12 tuần với nam, 16 tuần với nữ).
Nếu đang cảm thấy mệt, sốt, cúm, mắc bệnh truyền nhiễm hoặc phụ nữ đang mang thai, có kinh nguyệt, mới sinh… bạn nên tạm hoãn hiến máu.
Ăn uống hợp lý trước hiến máu
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước hiến máu sẽ giúp bạn tránh chóng mặt, tụt huyết áp và giúp máu dễ lưu thông. Bạn nên:
Ăn nhẹ khoảng 1–2 giờ trước hiến, tránh để bụng đói.
Ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, gan, rau xanh, đậu… để bổ sung sắt cho máu.
Uống đủ nước (khoảng 500–600 ml) trước khi hiến để máu loãng hơn, dễ lấy hơn.
Tránh uống rượu, bia, cà phê, trà đậm trong 24 giờ trước hiến vì những thức uống này có thể làm cơ thể mất nước, tăng nhịp tim, ảnh hưởng huyết áp và khiến bạn dễ mệt mỏi khi hiến máu.
Ngoài ra, không ăn quá nhiều thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, vì mỡ máu cao có thể làm huyết tương đục, ảnh hưởng chất lượng máu hiến.
![]() |
không ăn quá nhiều thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, vì mỡ máu cao có thể làm huyết tương đục, ảnh hưởng chất lượng máu hiến. |
Không ăn quá mặn, quá ngọt, vì ăn mặn dễ gây giữ nước, tăng huyết áp; ăn quá nhiều đường khiến đường huyết dao động, làm bạn chóng mặt, mệt mỏi.
Bạn cũng nên hạn chế sữa, phô mai, kem, sôcôla, trứng (quá nhiều) ngay trước khi hiến máu, vì đây đều là những thực phẩm giàu chất béo, có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm và chất lượng máu.
Nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tâm lý thoải mái
Ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức và giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng trước ngày hiến máu. Nhiều người lần đầu hiến máu hay căng thẳng dẫn đến chóng mặt, vì vậy hãy thư giãn, hít thở sâu để ổn định tinh thần.
Đặc biệt, khi đi hiến máu, bạn đừng quên mang theo Căn cước công dân.
Chăm sóc sau hiến máu: Nghỉ ngơi, bù nước và dinh dưỡng hợp lý
Sau khi hiến máu, cơ thể bạn sẽ mất một lượng máu nhất định (khoảng 350–450 ml), cần thời gian để tái tạo. Do đó, bạn cần lưu ý những điểm sau để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Nghỉ ngơi và theo dõi cơ thể
Ngay sau khi hiến máu, bạn nên nằm nghỉ 10–15 phút để cơ thể thích nghi, giúp tuần hoàn ổn định trở lại. Khi đứng dậy, hãy làm từ từ để tránh chóng mặt. Nếu thấy mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt… hãy báo ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.
Trong vài giờ đầu, tránh lao động nặng, tập luyện gắng sức hoặc đứng quá lâu. Không nên chạy xe đường dài ngay sau khi hiến máu.
Bổ sung dinh dưỡng và nước
Cơ thể cần bổ sung sắt và chất dinh dưỡng để tái tạo máu. Vì vậy:
Uống nhiều nước, sữa, nước hoa quả (cam, chanh…) để bù lượng chất lỏng đã mất.
Ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt (thịt đỏ, gan, trứng, đậu…), kẽm, vitamin C.
Tránh uống rượu bia trong ít nhất 24 giờ sau hiến máu vì rượu làm mất nước và gây mệt mỏi hơn.
Ngoài ra, nếu xuất hiện bầm tím, đau nhẹ ở chỗ kim tiêm, bạn có thể chườm đá để giảm sưng. Nếu thấy chảy máu, sưng to, đau nhức dữ dội hoặc các triệu chứng bất thường, hãy đến cơ sở y tế kiểm tra.
Theo dõi sức khỏe lâu dài
Một số người sau hiến máu có thể cảm thấy hơi mệt trong 1–2 ngày. Nếu cảm thấy sức khỏe không cải thiện, nên đi khám. Đồng thời, cần theo dõi lịch hiến máu và không hiến máu quá thường xuyên để đảm bảo cơ thể có đủ thời gian phục hồi.
Lợi ích và ý nghĩa của hiến máu
Ngoài việc giúp đỡ người bệnh, hiến máu còn mang lại lợi ích sức khỏe cho chính người hiến. Hiến máu định kỳ giúp tủy xương kích thích sản xuất hồng cầu mới, giảm sắt dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn.
Quan trọng hơn, mỗi đơn vị máu bạn hiến có thể cứu sống tới ba người. Đó không chỉ là nghĩa cử nhân văn cao đẹp, mà còn là trách nhiệm xã hội của mỗi chúng ta.
![]() |
![]() |
![]() |