Khởi động đúng cách trước khi tập: Đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"! |
Vì sao nằm đệm lại gây đau lưng?
Theo TS.BS Phạm Hồng Hà (Vinmec Hạ Long), tình trạng đau lưng do nằm đệm quá mềm hay không phù hợp hiện nay khá phổ biến và có thể ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống. Một số nguyên nhân thường gặp:
![]() |
Thức dậy với cơn đau lưng âm ỉ có thể là dấu hiệu nệm của bạn không phù hợp với cơ thể. |
Đệm chất lượng kém hoặc bề mặt lồi lõm, không nâng đỡ tốt cho cột sống.
Đệm quá cứng hoặc quá mềm, không phù hợp với cơ địa từng người.
Người có bệnh lý cột sống (thoát vị đĩa đệm, thoái hóa) chọn sai đệm khiến tình trạng nặng thêm.
Tư thế ngủ sai cách, gây áp lực không đều lên cột sống, lâu dài có thể thành mãn tính.
Dấu hiệu đệm không phù hợp
Bạn nên nghi ngờ chiếc đệm của mình nếu có các dấu hiệu sau:
Thức dậy với cơn đau lưng, nhưng giảm dần sau khi vận động.
Trằn trọc, khó tìm được tư thế thoải mái, hay tỉnh giấc giữa đêm.
Cảm thấy các khớp chịu áp lực, đau mỏi khi ngủ dậy.
Nghiên cứu của Trung tâm Y tế UCLA cũng chỉ ra: đệm không đạt “vùng lý tưởng” về độ cứng – mềm có thể gây đau lưng nghiêm trọng vào buổi sáng và tăng nguy cơ bệnh lý mãn tính.
Chọn đệm như thế nào để không đau lưng?
Một chiếc đệm lý tưởng là đệm có độ cứng vừa phải, đủ để nâng đỡ cột sống và đường cong tự nhiên của lưng.
Đệm quá cứng có thể gây áp lực lên cột sống, không ôm sát đường cong cơ thể.
Tuy nhiên đệm quá mềm cũng phải là quá tốt, loại đệm này làm vùng thắt lưng không được hỗ trợ, khiến cột sống cong võng.
![]() |
Chọn nệm có độ cứng vừa phải và hỗ trợ đường cong tự nhiên của lưng giúp giảm nguy cơ đau lưng. |
Lưu ý khi chọn đệm
Khi chọn đêm nên lựa độ dày phù hợp với trọng lượng cơ thể.
Chất liệu phù hợp với thói quen ngủ và cơ địa.
Không chọn đệm lún sâu hơn 10cm khi nằm.
Thay đệm sau 7–10 năm sử dụng.
Bố trí gối đầu không quá cao, có thể kê gối nhỏ dưới khoeo chân hoặc thắt lưng để hỗ trợ.
Khi thức dậy nên vận động nhẹ nhàng trước khi rời giường.
Nếu bạn mới đổi sang một chiếc đệm mới, cơn đau lưng có thể chỉ là tạm thời do cơ thể cần thời gian điều chỉnh. Trong giai đoạn này, các bộ phận của đệm (lò xo, mút…) cũng cần “mềm” ra để ôm sát đường cong cơ thể. Hầu hết sau vài tuần, cảm giác khó chịu sẽ giảm và chất lượng giấc ngủ được cải thiện rõ rệt.
Tư thế ngủ tốt nhất để giảm đau lưng
Ngoài việc chọn đệm phù hợp, tư thế ngủ cũng quyết định đến sức khỏe cột sống.
Nằm nghiêng
Giữ bụng, lưng, cổ thẳng hàng.
Uốn cong nhẹ đầu gối, kẹp một chiếc gối mỏng giữa hai chân.
Nằm ngửa
Tốt cho xương khớp, tuần hoàn và hệ tiêu hóa.
Đặt một gối nhỏ dưới thắt lưng để giảm áp lực cột sống.
Nằm sấp
Giúp giảm áp lực đĩa đệm với người thoát vị hoặc thoái hóa.
Nên kê gối mỏng dưới bụng hoặc xương chậu để tránh vẹo cổ.
Một chiếc đệm phù hợp và tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn phòng tránh bệnh lý cột sống, giúp khởi đầu ngày mới với tinh thần và sức khỏe tốt hơn.