Chăm sóc mắt mùa nắng nóng Khám dịch vụ vẫn được BHYT chi trả: Người bệnh hưởng "lợi ích kép" Siêu thực phẩm: Tốt nhưng đừng lạm dụng |
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên ngủ từ 7–9 tiếng/đêm để duy trì sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại khiến nhiều người chỉ ngủ khoảng 6 tiếng mỗi đêm.
![]() |
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên ngủ từ 7–9 tiếng/đêm. |
Để cảnh báo hậu quả, công ty Bensons for Beds phối hợp tiến sĩ Sophie Bostock — chuyên gia về giấc ngủ, đã tạo ra mô hình “Hannah” mô phỏng một phụ nữ vào năm 2050 nếu duy trì thói quen ngủ ít.
Hình ảnh cho thấy “Hannah” với tư thế gù lưng, da lão hóa, tóc mỏng, mắt thâm quầng — những dấu hiệu lão hóa sớm do thiếu ngủ. “Thiếu ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch, rối loạn tâm lý và lão hóa da”, tiến sĩ Bostock giải thích.
Thực tế, một khảo sát của Gallup năm 2024 cho thấy 57% người Mỹ cảm thấy họ cần ngủ nhiều hơn. Một nghiên cứu tại Stockholm cũng ghi nhận: người thiếu ngủ thường bị đánh giá là kém hấp dẫn và ít khỏe mạnh hơn.
Ngủ ít hơn 6 tiếng làm tăng nguy cơ bệnh tật
Giấc ngủ là thời điểm cơ thể tái tạo năng lượng, điều hòa nội tiết, phục hồi hệ miễn dịch và duy trì trí nhớ. Theo chuyên trang Medical News Today, ngủ 5–6 tiếng/đêm làm rối loạn chức năng sinh lý và tâm lý, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính.
Nghiên cứu của Đại học California – San Francisco cho thấy, người ngủ dưới 6 tiếng/đêm dễ bị cảm lạnh gấp 4 lần so với người ngủ đủ. Nguyên nhân là vì thiếu ngủ khiến mức cytokine — phân tử quan trọng trong miễn dịch — giảm, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh và hồi phục chậm hơn.
Một nghiên cứu đăng trên Journal of Sleep Research cũng khẳng định, ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm trong thời gian dài làm tăng nguy cơ tử vong sớm, đặc biệt là do tim mạch, ung thư và tiểu đường. Theo European Heart Journal, người ngủ dưới 6 tiếng tăng 48% nguy cơ bệnh tim và 15% nguy cơ đột quỵ so với người ngủ 7–8 tiếng.
![]() |
heo European Heart Journal, người ngủ dưới 6 tiếng tăng 48% nguy cơ bệnh tim và 15% nguy cơ đột quỵ. |
Ngủ ít, nguy hiểm như uống rượu khi lái xe
Thiếu ngủ làm giảm phản xạ, khả năng tập trung và dễ buồn ngủ ban ngày, làm tăng nguy cơ tai nạn lao động và giao thông. Các khảo sát cho thấy, người chỉ ngủ 5–6 tiếng/đêm có khả năng gặp tai nạn giao thông gấp đôi so với người ngủ đủ.
Theo các chuyên gia, dù có thể che giấu sự mệt mỏi bằng cà phê hoặc trang điểm, cơ thể vẫn “lên tiếng” qua bọng mắt, quầng thâm, da xỉn màu và nếp nhăn sớm.
Ngủ 6 tiếng mỗi đêm có sao không?
Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều người bận rộn. Các chuyên gia giải thích, thời lượng ngủ lý tưởng trung bình là khoảng 8 tiếng, nhưng nhu cầu của mỗi người có thể khác nhau. Có người thấy tỉnh táo khi ngủ 6–7 tiếng, nhưng nếu ngủ ít khiến bạn uể oải, mất tập trung thì cần điều chỉnh.
Đáng lưu ý, thời điểm ngủ cũng ảnh hưởng lớn. Ví dụ, ngủ từ 22h–4h vẫn tốt hơn ngủ từ 1h–7h, dù cùng 6 tiếng. Ngủ muộn làm rối loạn nhịp sinh học, suy giảm trí nhớ, giảm hiệu quả điều hòa đường huyết và khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Bên cạnh đó, thời gian ngủ trưa, đặc thù công việc, mức độ căng thẳng cũng góp phần quyết định nhu cầu ngủ. Nếu ngủ 6 tiếng khiến bạn thấy kém tỉnh táo, tốt nhất nên tăng lên 7–8 tiếng/đêm.
![]() |
![]() |
![]() |