Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ tiền mặt với các gia đình sinh một bề, có hai con gái Tai nạn, bệnh tật rình rập trẻ dịp hè: Báo động từ các chuyên gia Vì sao trẻ thích mút tay và khi nào cần can thiệp? |
Mức sinh thấp nhất lịch sử, chênh lệch giới tính trầm trọng
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết tổng tỷ suất sinh (mức sinh) trên toàn quốc hiện đã xuống mức thấp nhất lịch sử. Năm 2024 là năm thứ ba liên tiếp mức sinh dưới mức thay thế (2,1 con), hiện chỉ còn 1,91 con/phụ nữ và dự báo tiếp tục giảm.
![]() |
Nếu mức sinh không cải thiện, đến năm 2039 Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ dân số vàng. |
Nếu mức sinh không cải thiện, đến năm 2039 Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ dân số vàng, năm 2042 quy mô dân số trong độ tuổi lao động đạt đỉnh và sau năm 2054 dân số sẽ tăng trưởng âm.
Thống kê cũng chỉ ra mức sinh có sự chênh lệch giữa các nhóm: phụ nữ có thu nhập, học vấn cao sinh ít hơn nhóm phụ nữ nghèo và trình độ học vấn thấp.
Đáng lo ngại, mất cân bằng giới tính khi sinh đã kéo dài gần 20 năm, trở thành thách thức nghiêm trọng. Năm 2024, tỷ số giới tính khi sinh lên tới 111,4 bé trai/100 bé gái. Nếu xu hướng này tiếp diễn, Việt Nam có thể dư thừa 1,5 triệu nam giới trong độ tuổi 15–49 vào năm 2039 và tăng lên 2,5 triệu vào năm 2059.
Theo Bộ Y tế, sự chênh lệch giới tính này sẽ để lại hệ lụy lâu dài: một bộ phận nam giới khó lập gia đình, kéo theo buôn bán phụ nữ, mại dâm, bạo lực giới và tội phạm xuyên quốc gia.
Hơn 5.300 tỷ đồng cho các chính sách khuyến sinh
Để ngăn tình trạng mức sinh giảm sâu, Bộ Y tế đề xuất gói giải pháp với tổng ngân sách dự kiến hơn 5.365 tỷ đồng. Các biện pháp được đánh giá là đột phá, tập trung vào hỗ trợ phụ nữ, khuyến khích sinh đủ hai con, đặc biệt trước 35 tuổi.
Cụ thể, Bộ đề xuất:
Nghỉ thêm một tháng ngoài chế độ thai sản cho phụ nữ sinh con thứ hai (dự kiến 1.312 tỷ đồng).
Nghỉ thêm 5 ngày làm việc khi vợ sinh con.
![]() |
Chi hỗ trợ tiền mặt hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ 2 con, đặc biệt là sinh trước 35 tuổi. |
Chi hỗ trợ tiền mặt hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ 2 con, đặc biệt là sinh trước 35 tuổi (dự kiến 650 tỷ đồng).
Hỗ trợ tài chính cho các bố mẹ sinh hai con gái (dự kiến 151,8 tỷ đồng).
Hỗ trợ chi phí ăn cho trẻ mầm non, miễn/giảm chi phí khám thai định kỳ (24,3 tỷ đồng).
Hỗ trợ tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh với kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng.
Bộ Y tế kỳ vọng các biện pháp này giúp phụ nữ có thêm thời gian chăm con, nam giới tham gia hỗ trợ gia đình, giảm chi phí mang thai – sinh con, khuyến khích sinh đủ hai con, ngăn suy thoái lao động – dân số – kinh tế.
Khuyến sinh cần cả chính sách và thay đổi nhận thức
Giảm sinh không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… cũng đang phải đối mặt.
Theo bác sĩ Mai Xuân Phương, nguyên Phó Vụ trưởng Truyền thông – Giáo dục, Tổng Cục Dân số, nay là Cục Dân số, để tăng mức sinh, hai việc cấp thiết là có chính sách hỗ trợ thực tế và thay đổi nhận thức xã hội.
Ông Phương nhận định: Về chính sách, cần hỗ trợ tài chính, phúc lợi cho gia đình sinh con như trợ cấp sinh con, giảm thuế cho gia đình có con nhỏ, hỗ trợ nhà ở, vay mua nhà ưu đãi. Đồng thời, cần thay đổi nhận thức xã hội để xóa bỏ tâm lý sợ sinh con, thay đổi tư duy về vai trò của nam giới, giảm áp lực nuôi con cho phụ nữ.
Ông cũng nhấn mạnh đến việc định hướng giới trẻ về giá trị gia đình và sinh con, coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, đồng thời cần giáo dục giới tính, kỹ năng làm cha mẹ từ phổ thông để giới trẻ sẵn sàng bước vào hôn nhân.
Chia sẻ với báo chí, Giáo sư Giang Thanh Long, giảng viên cao cấp Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận định khuyến sinh không thể thực hiện bằng cách giục giã, kêu gọi mà cần gián tiếp qua các giải pháp cải thiện điều kiện sống, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục và cơ hội phát triển lâu dài.
Giáo sư Nguyễn Đình Cử, chuyên gia dân số và phát triển, cũng đồng quan điểm rằng ngoài chính sách hỗ trợ thực tế như chi phí, miễn giảm thuế, trợ cấp cho người già…, cần thay đổi nhận thức xã hội về sinh con ở người trẻ.
Ông phân tích: Ngoài an sinh xã hội thì an sinh trong chính gia đình rất cần. Lo cho tuổi già ngay từ khi còn trẻ. Hơn nữa, có con cái mới có động lực làm kinh tế, mới trải nghiệm được các cung bậc tình cảm, về tình yêu, trách nhiệm.
![]() |
![]() |
![]() |