Sầu riêng Việt Nam tái cấu trúc để phát triển bền vững Tăng giá trị xuất khẩu nhờ chế biến sâu trái cây Phát triển thị trường mới cho rau quả Việt |
Bông cải xanh (hay súp lơ xanh) là loại rau thuộc họ cải Brassicaceae, có tên khoa học là Brassica oleracea var. italica. Với phần hoa màu xanh lục mọc thành từng nhánh nhỏ, bông cải xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.
![]() |
Bông cải xanh (hay súp lơ xanh) là loại rau thuộc họ cải Brassicaceae. |
Cũng như bắp cải, cải xoăn hay các loại rau họ cải khác, bông cải xanh rất giàu dinh dưỡng và phù hợp với hầu hết chế độ ăn, đặc biệt với người đang giảm cân.
Trong 100 gram bông cải xanh chứa khoảng:
3 gram protein thực vật
6,5 gram carbohydrate
Nhiều vitamin C, vitamin A, canxi, phốt pho, kali, folate
Chất chống oxy hóa như lycopene, lutein, zeaxanthin
Các chất chống oxy hóa trong bông cải xanh giúp chống lại gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh mạn tính, bảo vệ mắt và tim mạch. Ăn bông cải xanh thường xuyên còn giúp kiểm soát cân nặng nhờ lượng calo thấp, giàu chất xơ, tạo cảm giác no lâu.
Tuy nhiên, dù là “siêu thực phẩm” với nhiều công dụng, bông cải xanh vẫn tiềm ẩn những rủi ro nếu tiêu thụ quá mức hoặc không đúng cách.
Ảnh hưởng đến tuyến giáp
Bông cải xanh chứa goitrogen – hợp chất có thể cản trở khả năng hấp thụ i-ốt của tuyến giáp, dẫn đến nguy cơ bướu cổ hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, nó cũng chứa thiocyanate, chất có thể làm tăng nguy cơ cường giáp với các biểu hiện như mệt mỏi, rụng tóc, tăng cân, sưng phù mặt.
Một nghiên cứu trên tạp chí Cancer Causes Control cũng xác nhận, ăn quá nhiều rau họ cải có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
![]() |
Bông cải xanh chứa goitrogen – hợp chất có thể cản trở khả năng hấp thụ i-ốt của tuyến giáp. |
Vấn đề tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao trong bông cải xanh có thể gây đầy hơi, trướng bụng, đau dạ dày hoặc táo bón nếu ăn quá nhiều mà không bổ sung đủ nước. Đặc biệt, với người có hệ tiêu hóa yếu hoặc đang mắc hội chứng ruột kích thích, ăn nhiều bông cải xanh có thể làm nặng thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Tăng nguy cơ đột quỵ nếu ăn sống hoặc nấu chưa kỹ
Isoflavone trong bông cải xanh sống hoặc nấu chưa chín có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đặc biệt ở phụ nữ. Do đó, nên nấu chín kỹ để giảm bớt rủi ro này.
Tương tác với thuốc chống đông máu
Vitamin K dồi dào trong bông cải xanh giúp đông máu nhưng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông như warfarin. Người đang điều trị với thuốc chống đông nên kiểm soát lượng vitamin K nạp vào hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Kích ứng đường ruột
Ăn nhiều bông cải xanh hơn khả năng xử lý của cơ thể có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy do cơ thể không sản xuất kịp enzyme để tiêu hóa lượng chất xơ quá lớn.
Ăn bông cải xanh thế nào là hợp lý?
Các chuyên gia khuyến nghị chỉ nên ăn khoảng 90 – 180 gram bông cải xanh đã nấu chín mỗi ngày. Trong đó, hấp là cách chế biến tốt nhất vì giúp giữ lại nhiều dưỡng chất mà vẫn dễ tiêu hóa hơn, đồng thời hạn chế các tác dụng phụ như đầy hơi, khó tiêu.
Những ai nên hạn chế bông cải xanh?
Mặc dù bổ dưỡng, một số đối tượng nên hạn chế ăn bông cải xanh để đảm bảo an toàn:
Người mắc bệnh tuyến giáp
Người có rối loạn tiêu hóa
Người đang dùng thuốc chống đông máu
Người có bệnh thận
Người dị ứng với các loại rau họ cải
Bông cải xanh là một trong những lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, “cái gì nhiều quá cũng không tốt”. Ăn bông cải xanh điều độ, kết hợp với nhiều loại rau xanh khác sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích mà không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
![]() |
![]() |
![]() |