Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng

Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX sản xuất, tiêu thụ nông sản Liên kết sản xuất, tăng giá trị sản phẩm nông sản
Mô hình trồng chanh leo của HTX Nông nghiệp Bảo Sam, xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn.
Mô hình trồng chanh leo của HTX Nông nghiệp Bảo Sam, xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn.

Với mục tiêu chuyển giao khoa học kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng, giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe con người, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 5/1/2021 về việc triển khai thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các đơn vị trong ngành, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực; triển khai thí điểm một số mô hình ứng dụng IPM trên cây chè, lúa, cây ăn quả, rau...

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật vừa triển khai mô hình ứng dụng IPM canh tác 1,5ha rau bắp cải tại HTX An Tâm, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu và gia đình ông Tráng A Tòng, bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ. Các thành viên HTX, hộ gia đình được Chi cục hỗ trợ trên 1,1 tấn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật các loại; tổ chức 2 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp IPM cho 60 nông dân 2 huyện Mộc Châu, Vân Hồ, tập trung vào chọn giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc, bón phân, sử dụng thiên địch để ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra; vệ sinh đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại theo phương châm phòng hơn chống. Ngoài ra, Chi cục tổ chức cho HTX, hộ nông dân tham quan thực địa tại các hộ thực hiện mô hình để đánh giá hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm.

Sau khi được hỗ trợ phân bón và hướng dẫn kỹ thuật, các thành viên HTX An Tâm đã tuân thủ các quy trình kỹ thuật chăm sóc cây rau, phân chia tỷ lệ cây trồng hợp lý trên đơn vị diện tích, chăm sóc, bón phân cân đối và đúng liều lượng. Đặc biệt, thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Những lứa cây bắp cải đầu tiên triển khai mô hình ứng dụng IPM phát triển tốt, ít sâu bệnh.

Năm 2023, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã triển khai “Mô hình ứng dụng IPM vào canh tác trên cây chanh leo”. Sau hơn 1 năm triển khai mô hình IPM trên cây chanh leo tại xã Chiềng Lương, huyện Mai Sơn, quy mô 5ha, cho thấy, lượng phân hóa học sử dụng giảm từ 15-20% so với canh tác truyền thống; mật độ, tỷ lệ sâu bệnh hại thấp hơn 20-30%; tỷ lệ quả loại 1 đủ tiêu chuẩn xuất đi châu Âu đạt 20-30%, bán với giá 30.000-40.000 đồng/kg; loại tiêu chuẩn đi chợ chiếm từ 30-40%, có giá 18.000-21.000 đồng/kg, cao hơn 15-20% so với canh tác truyền thống; năng suất đạt 18-20 tấn quả/ha.

Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh triển khai 11 mô hình ứng dụng IPM trên cây ăn quả, cây có múi và rau bắp cải tại tất cả các huyện, thành phố. Ngành Nông nghiệp đã tổ chức các lớp tập huấn cho gần 200 lượt người nông dân. Việc ứng dụng biện pháp IPM trong sản xuất góp phần giảm đáng kể lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho cây trồng. Theo thống kê, lượng thuốc bảo vệ thực vật được nông dân sử dụng khoảng 757 tấn năm 2017, giảm xuống còn khoảng 300 tấn năm 2023. Điểm chung lớn nhất là các mô hình này là đều góp phần thay đổi tư duy sản xuất của nông dân, hướng đến việc phát triển nông nghiệp năng suất cao, trên cơ sở hạn chế dư lượng thuốc BVTV, xây dựng nền nông nghiệp cân bằng sinh thái bền vững.

Theo Kế hoạch số 03/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, đến năm 2025 tỉnh sẽ mở rộng diện tích ứng dụng IPM trên các loại cây trồng. Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp xây dựng các mô hình, hướng dẫn nông dân hiểu và ứng dụng chương trình IPM trên đồng ruộng, qua đó, lan tỏa việc ứng dụng IPM trên diện rộng.

Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, việc đẩy mạnh áp dụng IPM được xem là chìa khóa thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tạo nhiều nông sản chất lượng, sạch, an toàn.

Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng
Đào rừng Sơn La theo chân Đào rừng Sơn La theo chân "người chơi" về phố thị
Quả dâu tây Cò Nòi đã có thương hiệu Quả dâu tây Cò Nòi đã có thương hiệu
Sơn La xây dựng thương hiệu để đưa nông sản vươn xa Sơn La xây dựng thương hiệu để đưa nông sản vươn xa
Thanh Tùng

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nội sẽ đầu tư xây mới và xây dựng lại 34 chợ trong năm 2025

Hà Nội sẽ đầu tư xây mới và xây dựng lại 34 chợ trong năm 2025

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 355/KH-UBND về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố năm 2025.
Ngành gỗ Việt Nam cần chuẩn bị gì trước thay đổi của thị trường xuất khẩu?

Ngành gỗ Việt Nam cần chuẩn bị gì trước thay đổi của thị trường xuất khẩu?

Hoa Kỳ đang chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này thời gian tới sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
Bộ Tài chính nói về đánh thuế người nhiều nhà, đất

Bộ Tài chính nói về đánh thuế người nhiều nhà, đất

Bộ Tài chính vừa có văn bản tổng hợp, giải đáp các vấn đề được dư luận quan tâm trong tháng 11, trong đó có việc đánh thuế bất động sản.
Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt hơn 7% trong năm 2024

Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt hơn 7% trong năm 2024

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 vào chiều 7/12 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã nêu giải pháp để hoàn thành các mục tiêu năm 2024.
Chanh leo có "visa" vào Mỹ, vải thiều "gõ cửa" Hàn Quốc

Chanh leo có "visa" vào Mỹ, vải thiều "gõ cửa" Hàn Quốc

Dự kiến năm 2025, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh leo xuất sang Mỹ, còn vải thiều đang hoàn thiện hồ sơ để tiếp cận thị trường Hàn Quốc.
Giá điện, giá nhà ở thuê tăng kéo CPI tháng 11 tăng 0,13%

Giá điện, giá nhà ở thuê tăng kéo CPI tháng 11 tăng 0,13%

Giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước.
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD.
Xuất khẩu xanh và bền vững giúp nâng cao vị thế quốc gia

Xuất khẩu xanh và bền vững giúp nâng cao vị thế quốc gia

Phát triển xanh không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực để tạo nên một nền kinh tế hiện đại, bền vững, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu, bảo vệ môi trường, và nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Bộ Công Thương lên tiếng về việc Temu bất ngờ dừng hoạt động tại Việt Nam

Bộ Công Thương lên tiếng về việc Temu bất ngờ dừng hoạt động tại Việt Nam

Ngày 4/12, toàn bộ nền tảng Temu từ website đến ứng dụng di động đồng loạt không còn hiển thị tiếng Việt mà chỉ còn hỗ trợ 3 loại ngôn ngữ là tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng

Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng

Tính đến hết tháng 11 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 56,74 tỷ USD tăng 19% so với cùng kỳ. Đáng nói, con số này vượt mục tiêu đề ra 54 - 55 tỷ USD cho cả năm 2024 và đang tự tin để hướng tới kỷ lục mới 60 tỷ USD.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Liên quan đến yêu cầu tăng cường quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Ngành tôm thừa khó, ít thuận

Ngành tôm thừa khó, ít thuận

Giá tôm nguyên liệu đã tăng mạnh trong suốt tháng 10 và tiếp tục duy trì đà tăng trong tháng 11. Với diễn biến tình hình thả nuôi gần đây cùng với nguồn cung tôm thế giới không còn dồi dào, các doanh nghiệp dự báo, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt cho đến hết quý I/2025.
Giải pháp nào gỡ khó cho xuất khẩu chính ngạch nông sản sang Trung Quốc?

Giải pháp nào gỡ khó cho xuất khẩu chính ngạch nông sản sang Trung Quốc?

Trong 11 tháng của năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung đạt 16 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu chính ngạch nông sản Việt sang Trung Quốc vẫn còn rất nhiều các khó khăn thách thức trong bối cảnh mới cần trao đổi, tháo gỡ.
Hải quan tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thông quan hàng hóa

Hải quan tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện chính sách hỗ trợ thông quan hàng hóa

Thời gian qua, ngành Hải quan đã tập trung tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời, chú trọng tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm tra chuyên ngành, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế để rút ngắn thời gian thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Sửa Nghị định quản lý vàng thế nào để giải quyết được các bất cập hiện nay?

Sửa Nghị định quản lý vàng thế nào để giải quyết được các bất cập hiện nay?

Quốc hội yêu cầu có chính sách hạn chế đầu cơ, tích trữ vàng; chậm nhất tháng 6/2025 phải sửa Nghị định (NĐ) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Nhiều ngành hàng xuất khẩu về đích sớm

Nhiều ngành hàng xuất khẩu về đích sớm

Thời điểm này, nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm với kim ngạch bứt phá ấn tượng. Đây là tín hiệu khả quan đóng góp tích cực, đưa xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 đạt mốc kỳ vọng 800 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Hải quan Việt Nam nỗ lực nâng cao năng lực kiểm soát chống vũ khí hủy diệt hàng loạt

Hải quan Việt Nam nỗ lực nâng cao năng lực kiểm soát chống vũ khí hủy diệt hàng loạt

Hải quan Việt Nam trong thời gian qua luôn chú trọng nâng cao năng lực kiểm soát cho cán bộ công chức nhằm ngăn chặn, phát hiện các đối tượng lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) để vận chuyển các nguyên liệu, vật liệu, công nghệ, hàng hoá vì mục đích phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt (PBVKHDHL).
Ngành thép bước vào xu hướng phục hồi

Ngành thép bước vào xu hướng phục hồi

Ngành thép trong ngắn hạn đã đi qua giai đoạn xấu nhất và đi vào xu hướng phục hồi. Các chuyên gia dự báo, hoạt động sản xuất thép của Việt Nam năm 2024 có thể tăng 10% và năm 2025 tăng 8%, khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế ấm lên.
Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản phục hồi nhanh chóng

Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản phục hồi nhanh chóng

Trong vòng 2 tháng trở lại đây, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản phục hồi nhanh ngoài dự kiến, nâng tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ trong 10 tháng năm 2024 sang nước này lên gần 28 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ.
Online Friday 2024: Bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024: Bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Tối ngày 29/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024: Tự hào hàng Việt sánh vai cùng thương hiệu toàn cầu.
Xuất khẩu thủy sản đang tiến gần tới đích 10 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản đang tiến gần tới đích 10 tỷ USD

Nhờ vào đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV, ngành thủy sản Việt Nam hoàn toàn có thể hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2024.
Temu vẫn chưa được cấp phép, thủ tục hải quan giải quyết như thế nào?

Temu vẫn chưa được cấp phép, thủ tục hải quan giải quyết như thế nào?

Mới đây, Tổng cục Hải quan vừa có buổi làm việc với đại diện sàn thương mại điện tử Temu tại Việt Nam. Tại buổi làm việc này, đại diện Temu Việt Nam cho biết, đơn vị đang trong quá trình làm việc với Bộ Công thương để hoàn thiện hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam.
Lần đầu tiên xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 5 tỷ USD

Lần đầu tiên xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 5 tỷ USD

Tính từ đầu năm đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD, tuy nhiên, thông tin Indonesia có thể sẽ không nhập khẩu gạo vào năm 2025 dấy lên lo ngại gạo Việt sẽ gặp khó tại thị trường trọng điểm này.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần đánh giá tác động kỹ lưỡng và toàn diện

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần đánh giá tác động kỹ lưỡng và toàn diện

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường cần có lộ trình phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp, đồng thời không được để các mặt hàng nông sản, trái cây tự nhiên có chứa đường cũng thuộc diện chịu thuế.
Xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh có đáng lo?

Xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh có đáng lo?

Từ giữa tháng 10 sản lượng sầu riêng xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại, khiến tăng trưởng xuất khẩu toàn ngành rau quả sụt giảm. Các chuyên gia cho rằng, ngành sầu riêng cần phát triển các thị trường mới như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ giúp ngành đạt được sự ổn định và tăng trưởng lâu dài.
Chính thức đánh thuế 5% đối với phân bón

Chính thức đánh thuế 5% đối với phân bón

Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi (VAT) sẽ áp thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, trừ một số trường hợp khác.
Xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ: Cơ hội đi kèm với thách thức

Xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ: Cơ hội đi kèm với thách thức

Việc ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng lần 2 sẽ mang đến nhiều tác động với xuất khẩu tôm Việt Nam. Đó là tác động từ những chính sách kinh tế của ông Trump, như tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu hút FDI về Hoa Kỳ…
Chuyên gia kinh tế chỉ ra 5 lý do cần tăng trưởng xanh

Chuyên gia kinh tế chỉ ra 5 lý do cần tăng trưởng xanh

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi nguồn lực khổng lồ để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Các giải pháp bao gồm chuyển đổi ngành công nghiệp, tăng cường quy định ESG (môi trường, xã hội, quản trị) và các cam kết quốc tế như COP26, COP27, COP28.
Tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng Việt

Tận dụng nền tảng số để mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng Việt

Trong 5 năm qua, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) tại Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động