Xuất khẩu gạo cần “vượt chướng ngại vật” để về đích Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 có thể đạt kỷ lục mới |
Giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ và dẫn đầu khu vực. |
Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 522 USD/tấn. Mức giá này cao hơn hẳn so các quốc gia khác xuất khẩu cùng chủng loại như Thái Lan giá 490 USD/tấn, Ấn Độ giá 452 USD/tấn, Pakistan giá 458 USD/tấn, Miến Điện 500 USD/tấn.
Giá gạo 25% tấm của Việt Nam ở mức 485 USD/tấn, cao hơn so với các nước khác như Thái Lan giá 452 USD/tấn, Ấn Độ giá 438 USD/tấn, Pakistan giá 421 USD/tấn.
Cuối tháng 10, Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, khiến giá gạo trên thị trường quốc tế đồng loạt giảm mạnh. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong khu vực, cao hơn đáng kể so với các nhà cung cấp khác.
Theo thống kê của Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm đạt gần 7,8 triệu tấn mang về 4,86 tỷ USD, tăng 10,2% về khối lượng và tăng 23,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm ước đạt 626,2 USD/tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Giới chuyên gia cho biết, hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm so với bình quân 10 tháng đầu năm là do Ấn Độ đã bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo nên thị trường toàn cầu có thêm nguồn cung. Tuy nhiên, giá gạo Việt Nam vẫn neo cao và giữ mức đắt đỏ nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Trong 9 tháng đầu năm, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 45,4%. Indonesia và Malaysia là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 14,4% và 8,5%.
Nguồn cung lúa vụ thu đông hiện nay hạn chế vì đã cuối vụ. |
Mới đây, Cơ quan lương thực quốc gia Indonesia đặt mục tiêu ngừng nhập khẩu gạo sớm nhất là vào năm tới. Tuy nhiên một số loại gạo chuyên dụng được nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được miễn lệnh cấm nhập khẩu. Vì thế không làm ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Theo một doanh nghiệp thu mua gạo tại Đồng Tháp, nguồn cung lúa vụ thu đông hiện nay hạn chế vì đã cuối vụ. Đầu tháng 10, mỗi ngày doanh nghiệp thu mua 1.000-1.500 tấn, hiện khoảng 300-500 tấn.
Nguồn cung giảm khiến giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng. Ngoài ra, hàng Việt chủ yếu là gạo thơm, dẻo thuộc phân khúc trung và cao cấp, cạnh tranh vượt trội so với các quốc gia khác.
Xu hướng canh tác trong nước cũng có sự thay đổi đáng kể, khi nông dân chuyển dần sang các giống gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định nhờ sự chuyển đổi này, hàng Việt đang khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.
Ngược lại, Việt Nam cũng tăng nhập khẩu gạo, khi 10 tháng đầu năm đạt 3,2 triệu tấn gạo, tương đương 1,2 tỷ USD. Mức này tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Việt Nam trở thành quốc gia nhập khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Philippines và Indonesia.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu 8,05 triệu tấn gạo, đạt giá trị 5,05 tỷ USD. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng do giá cao và nguồn cung hạn chế.
Một số thương nhân tại khu vực cho biết, nhu cầu từ các thị trường như Philippines, Indonesia và Trung Quốc vẫn cao, nhưng áp lực cạnh tranh gia tăng khi Ấn Độ điều chỉnh chính sách xuất khẩu.
Các chuyên gia nhận định, giá gạo nội địa và xuất khẩu sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới, đặc biệt khi nguồn cung từ Ấn Độ tăng lên. Tuy nhiên, áp lực từ biến động tỷ giá và chi phí vận chuyển có thể ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu trong khu vực.
Giá gạo Việt Nam bị tác động không đáng kể |
Thêm thách thức đối với gạo Việt |
Sau cú “quay xe”, Indonesia bất ngờ mời thầu 500.000 tấn gạo |