Thêm một thương hiệu gạo Việt chinh phục thị trường Nhật Bản Ấn Độ thúc đẩy xuất khẩu trở lại đã tác động mạnh đến giá gạo Giá gạo Việt Nam bị tác động không đáng kể |
Thêm thách thức đối với gạo Việt. |
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm 72%
Theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 triệu tấn xuất khẩu gạo trong 9 tháng 2024, chiếm hơn 70% chủ yếu xuất khẩu sang thị trường ASEAN (hơn 5 triệu tấn).
Thị trường tỉ dân Trung Quốc chỉ đạt hơn 240.000 tấn, giảm tới 72% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tỉ trọng gạo Việt chiếm hơn 35%. Tỉ trọng khá cao so với các nước nhập khẩu sang Trung Quốc.
Bộ này cũng dẫn ra hạn ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ năm 2023 đến nay, luôn ở mức 5,32 triệu tấn, không thay đổi trước sự biến đổi của thị trường.
Đỉnh điểm của Trung Quốc khi nhập khẩu gạo Việt Nam là năm 2017, đạt 1 tỉ USD; nhưng 2019 chỉ xuất khẩu được 240 triệu USD; đến năm 2020-2021 phục hồi và từ 2023 đến nay, có có xu hướng giảm.
Theo một doanh nghiệp có nhà máy xay và xuất khẩu lúa gạo ở miền Tây, ông Nguyễn Chánh cho biết: "Lâu rồi Trung Quốc đã giảm ăn gạo Việt, họ tiết chế giảm dần. Trung Quốc không còn là thị trường của gạo Việt Nam. Có thể quay lại như trước đây, năm 2018 Trung Quốc "quay ngoắt" trong nhập gạo Việt, còn các năm trước dao động từ 1,5 - 2 triệu tấn/năm".
Giải thích điều nay, ông Chánh cho biết Trung Quốc cũng là nước sản xuất lúa gạo top thế giới, nhưng không xuất nhiều.
"Họ nhập khẩu gạo Việt loại gạo 504 để chế biến công nghiệp là chủ yếu; còn một số gạo đặc sản của Việt Nam dành cho người tiêu dùng cao cấp. Và đối tác mua còn để xuất khẩu sang nước thứ 3, vì người Trung Quốc ở khắp nơi trên thế giới. Nước thứ 3 chủ yếu là nam Thái Bình Dương, các đảo lớn", ông Chánh nói thêm.
Indonesia bất ngờ hủy gói thầu mua 340.000 tấn gạo trắng
Indonesia bất ngờ hủy gói thầu mua 340.000 tấn gạo trắng. |
Ngày 23/10, Công ty nhà nước của Chính phủ Indonesia, Perushaan Umum (Perum)- đơn vị được Bulog uỷ quyền đã phát đi thông báo số PU-11/DP000/PD.04.01/10/2024 về huỷ đấu thầu nhập khẩu gạo 2024.
Thông báo viết “Căn cứ thư mời thầu số: PU-10/DP000/DP.04.01/10/2024 ngày 22-10-2024, chúng tôi xin thông báo cuộc đấu thầu đã bị huỷ”.
Trước đó, Bulog phát hành mời thầu đến các nhà xuất khẩu từ Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Pakistan để mua 340.000 tấn gạo 5% tấm, điều kiện là gạo được sản xuất trong năm 2024 và xay xát không quá 6 tháng.
Các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm nộp giá chào thầu đến ngày 30/10/2024, trong đó, 3 doanh nghiệp có giá thấp nhất sẽ được Bulog đưa vào vòng đàm phán tiếp theo (đàm phán kín) nhằm tiếp tục thương lượng về giá (hình thức này cũng đã được áp dụng trong các lần đấu thầu trước đó).
Thông báo mời thầu trước đó của Bulog cũng xác định thời gian giao hàng là từ tháng 11 đến 12/2024. Được biết, đây là lần thứ 9 trong năm 2024 Bulog mời thầu nhập khẩu gạo quốc tế, nhưng ở lần thứ 9 đã bị huỷ bỏ.
Trước đó, trong phiên mở thầu nhập khẩu gạo lần thứ 8 diễn ra vào ngày 25/9, Bulog mua 450.000 tấn gạo từ Việt Nam, Myanmar, Pakistan và Thái Lan. Trong đó, Việt Nam trúng thầu bán 59.000 tấn.
Hiện tại vẫn chưa rõ lý do Indonesia huỷ bỏ đấu thầu mua 340.000 tấn gạo, nhưng một số thông tin không chính thức dự đoán khả năng Indonesia đã đàm phán và đạt thoả thuận mua với giá tốt từ nguồn gạo của Ấn Độ.
Được biết, năm 2024, Indonesia có kế hoạch nhập khẩu tổng cộng 3,6 triệu tấn gạo nhằm bổ sung cho tiêu dùng nội địa, bởi thời tiết bất lợi có ảnh hưởng đáng kể đến nguồn gạo được sản xuất trong nước.
Ấn Độ chính thức gỡ bỏ giá sàn gạo xuất khẩu 490 USD/tấn
Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ vừa có thông báo về sửa đổi chính sách xuất khẩu gạo trắng (non-basmati) theo hướng bãi bỏ quy định giá xuất khẩu tối thiểu 490 đô la Mỹ/tấn, áp dụng từ ngày 23/10/2024.
Chính sách mới về xuất khẩu gạo của Ấn Độ áp dụng đối với gạo xay xát một phần (gạo lứt); gạo trắng đã hoặc chưa được đánh bóng (mã HS 1006 30 90-reg). Điều này có nghĩa, doanh nghiệp của Ấn Độ được phép xuất khẩu gạo trắng với giá thấp hơn 490 USD/tấn.
Trước đó, vào ngày 28/9/2024, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với gạo trắng, đồng thời quy định giá xuất khẩu tối thiểu là 490 đô la Mỹ/tấn (giá FOB).
Ngay sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng vào thời điểm cuối tháng 9/2024, đã khiến giá gạo thế giới, trong đó, có Việt Nam lao dốc mạnh.
Được biết, vào tháng 7/2023, Ấn Độ đã quyết định cấm xuất khẩu gạo trắng (non- basmati) và kéo dài hơn một năm (ngày 28/9/2024 dỡ bỏ). Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới khi chiếm khoảng 40% trong tổng thương mại gạo toàn cầu, khoảng trên dưới 55 triệu tấn.
Nâng cao chất lượng gạo để tăng cạnh tranh
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân. |
Một vấn đề khác cũng liên quan đến gạo Việt đó là Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đến nay, qua 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,9 triệu tấn, kim ngạch 4,3 tỉ USD, và tốc độ tăng trưởng 9 tháng so với năm 2003 tăng 23%. Có thể nói, đến thời điểm này xuất khẩu gạo khá khả quan. Tuy nhiên, với động thái của Ấn Độ gỡ bỏ lệnh xuất khẩu gạo thì chắc chắn giá xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng và các doanh nghiệp, hiệp hội đã theo dõi sát sao động thái này để không bị động.
Ông Trần Thanh Hải cũng nhấn mạnh: Hiện chúng ta đang thực hiện chủ trương chuyển sang các loại gạo chất lượng cao, gạo có tính đặc thù như gạo thơm. Điều này đã giúp Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm, không bị đụng hàng với các loại gạo Ấn Độ xuất khẩu và hạn chế được khả năng bị ảnh hưởng.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, tuần trước Thủ tướng đã chủ trì hội nghị về triển khai đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.
Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, chúng ta phải đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng lúa gạo, đặc biệt là xây dựng thương hiệu.
Về các chính sách của Ấn Độ, ông Tân đánh giá "là sẽ có tác động, nhưng không phải quá e ngại". Ông nhắc lại trước đây khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, nhiều ý kiến cho rằng cần phải cân nhắc dừng xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Vì vậy, thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định sẽ thực hiện đúng nguyên tắc là đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Khi đã đảm bảo được sẽ đẩy mạnh xuất khẩu.