Để xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc một cách an toàn, trước khi xuất khẩu, Bộ NN&PTNT phải lấy mẫu 2% dừa từ mỗi lô hàng xuất khẩu để kiểm dịch thực vật. |
Theo Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc thì tất cả các vùng trồng và cơ sở đóng gói muốn xuất khẩu dừa sang Trung Quốc phải được đăng ký bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NN&PTNT) và được cả Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và Bộ NN&PTNT phê duyệt.
Thông tin đăng ký phải bao gồm tên, địa chỉ và số đăng ký để bất cứ khi nào phát hiện bất kỳ lô hàng nào không tuân thủ các yêu cầu trong tài liệu này thì có thể được truy xuất nguồn gốc một cách chính xác. Danh sách đăng ký cập nhật sẽ được Bộ NN&PTNT chuyển đến GACC trước mỗi mùa xuất khẩu, và sau đó GACC sẽ công bố danh sách trên trang web của mình sau khi phê duyệt.
Dưới sự giám sát của Bộ NN&PTNT, tất cả các vùng trồng đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt và giữ điều kiện vệ sinh tốt. Ví dụ: duy trì môi trường sản xuất trái cây tốt cách xa nguồn ô nhiễm, loại bỏ lá và quả bị rụng kịp thời.
Các chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cũng sẽ được thực hiện, bao gồm giám sát dịch hại thường xuyên; kiểm soát vật lý, hóa học hoặc sinh học của sâu bệnh,.... để tránh hoặc giảm thiểu sự xuất hiện của các loài đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm trên dừa.
Theo tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật 6, Bộ NN&PTNT sẽ vận hành một kế hoạch quản lý để tổ chức hoạt động giám sát vùng trồng với các loài đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm để theo dõi và nắm bắt sâu bệnh, các phương pháp hóa lý bên cạnh kiểm tra trực quan. Đối với các loài rệp sáp, vùng trồng phải được theo dõi ít nhất 15 ngày một lần, tập trung vào sự xuất hiện của rệp sáp trên quả, thân và lá.
Nếu phát hiện các loài đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc các triệu chứng tương ứng, Bộ NN&PTNT sẽ ngay lập tức thực hiện các biện pháp quản lý toàn diện, bao gồm kiểm soát hóa học, vật lý và sinh học... để đảm bảo rằng dừa xuất khẩu sang Trung Quốc không có các loài đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm. Các biện pháp quản lý toàn diện đối với các loài gây hại này phải được Bộ NN&PTNT phê duyệt và do Bộ NN&PTNT cung cấp cho GACC theo yêu cầu trước khi bắt đầu thương mại.
Việc giám sát và kiểm soát dịch hại phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật am hiểu về kiểm dịch thực vật, và cán bộ kỹ thuật phải được đào tạo bởi Bộ NN&PTNT hoặc tổ chức do Bộ NN&PTNT ủy quyền.
Tất cả vùng trồng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát dịch hại, cung cấp cho GACC khi có yêu cầu. Hồ sơ ghi chép kiểm soát dịch hại bằng biện pháp hóa học phải ghi thông tin cụ thể, bao gồm tên, hoạt chất, ngày áp dụng và liều lượng của hóa chất nông nghiệp được sử dụng.
Các cơ sở đóng gói đã đăng ký phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo rằng dừa xuất khẩu sang Trung Quốc có thể được truy xuất nguồn gốc từ các vùng trồng đã đăng ký. |
Việc chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển dừa để xuất khẩu sang Trung Quốc phải được giám sát bởi Bộ NN&PTNT hoặc nhân viên được ủy quyền của Bộ NN&PTNT .
Các cơ sở đóng gói đã đăng ký phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo rằng dừa xuất khẩu sang Trung Quốc có thể được truy xuất nguồn gốc từ các vùng trồng đã đăng ký, bao gồm hồ sơ về ngày chế biến và đóng gói, tên vùng trồng hoặc mã số, số lượng, ngày xuất khẩu, nước nhập khẩu, số container hoặc số phương tiện vận chuyển và các thông tin cần thiết khác.
Trước khi xuất khẩu, Bộ NN&PTNT phải lấy mẫu 2% dừa từ mỗi lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc để kiểm tra kiểm dịch thực vật. Nếu không có vấn đề kiểm dịch nào được phát hiện trong thời gian hai năm, lượng lấy mẫu sẽ giảm xuống còn 1%.
Nếu phát hiện có bất kỳ sinh vật sống nào của các loài gây hại kiểm dịch liên quan đến cành, lá, cuống quả hoặc đất, lô hàng sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc và vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói có liên quan sẽ bị đình chỉ xuất khẩu dừa sang Trung Quốc. Khi đó, Bộ NN&PTNT phải tiến hành điều tra nguyên nhân và thực hiện các biện khắc phục cũng như lưu giữ hồ sơ không tuân thủ để cung cấp cho GACC theo yêu cầu.
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra kiểm dịch, Bộ NN&PTNT sẽ cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho lô hàng đã được thông qua theo Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật số 12 (ISPM 12), trong đó có tên hoặc số đăng ký vùng trồng và cơ sở đóng gói. Trong mục khai báo bổ sung phải ghi dòng chữ: "This consignment complies with requirements specified in the Protocol of Phytosanitary Requirements for Export of Fresh Coconuts from Viet Nam to China, and is free from the quarantine pests of concern to China.”
Dừa của Việt Nam sẽ được nhập khẩu qua các cửa khẩu của Trung Quốc được GACC cho phép nhập khẩu trái cây. Khi dừa đến cửa khẩu nhập ở Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra các giấy tờ và nhãn mác liên quan để hoàn thành quá trình kiểm tra kiểm dịch.
Nếu phát hiện dừa từ vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói chưa được cấp mã số, lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu.
Nếu phát hiện bất kỳ sinh vật gây hại sống nào thuộc đối tượng kiểm dịch Trung Quốc hoặc hoặc các loài gây hại kiểm dịch mới đã có báo cáo ở Việt Nam, hoặc phát hiện đất, cành, lá, cuống hoa, các mảnh vụn thực vật khác, lô hàng sẽ được xử lý, trả lại hoặc tiêu hủy.
Nếu phát hiện lô hàng không phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Trung Quốc, lô hàng sẽ bị trả lại hoặc tiêu hủy.
GACC sẽ thông báo cho Bộ NN&PTNT bất kỳ hành vi không tuân thủ nào được mô tả ở trên và đình chỉ việc nhập khẩu dừa từ các vùng trồng và/hoặc cơ sở đóng gói có liên quan khi phù hợp. Bộ NN&PTNT phải điều tra nguyên nhân của việc không tuân thủ và yêu cầu vùng trồng và/hoặc cơ sở đóng gói có liên quan khắc phục cho đến khi các biện pháp này được thực hiện một cách hiệu quả và được GACC chấp nhận.
Xuất khẩu dừa hướng mốc 1 tỷ USD |
Doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt đầu xuất khẩu dừa sang Hoa Kỳ "ngay lập tức" |
Dừa tươi Bến Tre rộng cửa xuất chính ngạch sang Trung Quốc và Hoa Kỳ |