Vĩnh Phúc: Trồng rau an toàn lan tỏa nông nghiệp theo hướng hữu cơ Trồng rau an toàn đạt chứng nhận OCOP Cách trồng húng lủi ở ban công vừa làm rau sạch, vừa làm thuốc quý |
Rau lang
Rau lang (cam thử, phiên chử) là phần thân và lá của cây khoai lang - loại cây thân thảo chủ yếu được trồng để lấy củ. Loại rau này có thể chế biến thành nhiều kiểu món ăn khác nhau như: luộc, nấu canh, xào,... vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.
Theo Đông y thì rau lang là thảo mộc không độc, có tính bình, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường thị lực, lợi mật, chữa vàng da,... Y học hiện đại cho rằng rau lang rất nhiều vitamin B6, C, riboflavin,... Trong 100g rau lang chứa các chất dinh dưỡng điển hình như: 22kcal năng lượng, 91.8g nước, 2.6g protein, 2.8g tinh bột, 11mg vitamin C, 900mg vitamin BB; các loại khoáng chất như: 48mg canxi, 54mg phốt pho, 2.7mg sắt,...
Trước đây rau lang được coi là thứ rau của người nghèo vì người trồng thường cắt mang về nấu cám lợn. Nhưng vài năm trở lại đây, rau lang đã và đang trở thành một thứ rau khá phổ biến. Do đó, thay vì trồng lấy củ hoặc để ngọn thật dài thì rau lang được trồng thành rau ăn lá.
Rau lang trồng rất dễ, chỉ cần trồng cành dưới đất ẩm. Không những thế rau lang còn ra nhiều nhánh, rễ nên chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch dài ngày.
Công sức để chăm sóc rau lang thường không nhiều và rau lang cũng rất ít sâu bọ nên người trồng không phải bận tâm quá nhiều vào việc dùng thuốc trừ sâu.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi còn gọi là mồng tơi đỏ, mồng tơi tía, lạc quỳ… Tên khoa học Basella rubra L. (Basella alba L.). Thuộc họ Mồng tơi Basellaceae.
Mồng tơi là một dây leo, sống hằng năm hay hai năm. Thân mọc cuốn, dài 1,5-2m. Thân có phân nhánh, màu xanh nhạt hoặc tím nhạt.
Lá mọc so le, đơn, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, phía cuống bằng hay hơi hẹp lại, dài 3-12cm, rộng 2-6cm.
Cây mồng tơi nguồn gốc ở các nước nhiệt đới của châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, mồng tơi mọc hoang và được trồng cho leo hàng rào để lấy rau ăn. Người ta hái thân và lá vào mùa hạ và mùa thu.
Rau mồng tơi là rau dễ trồng, không sâu bệnh nên ít bị “ngậm” hóa chất.
Trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.
Rau mồng tơi có thể trồng thành luống ở vườn sẽ cho thân cây mập, lá to. Nếu diện tích đất hẹp cây vẫn phát triển nhưng thân và lá sẽ nhỏ hơn.
Rau dền cơm
Rau dền cơm (dền trắng - Amaranthus viridis) là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình vùng nông thôn, song với rau dền cơm có lẽ khó tìm so với các loại rau dền khác. Bởi đây là loại rau hay "mọc ké" trong các luống rau quê như: mồng tơi, cải, xà lách… mà chẳng cần gieo trồng.
Rau dền cơm có bộ rễ khỏe, ăn sâu nên khả năng chịu hạn, chịu nước tốt, sức nảy mầm cao, rau thường mọc nhiều ở vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới.
Rau dền cơm cũng là một trong số những loại rau được những người nông dân đánh giá là hiếm khi phải sử dụng đến hóa chất diệt sâu bọ. Các mẹ nên bổ sung loại rau này vào bữa cơm gia đình thật nhiều vì nó vừa an toàn lại vừa tốt cho sức khỏe.
Củ sen
Củ sen là nguyên liệu được sử dụng hàng ngày trong những bữa ăn gia đình thanh đạm từ canh, món chiên và nước uống. Với nguồn dinh dưỡng của củ sen bao gồm nhiều vitamin C, vitamin nhóm B, chất xơ và một số khoáng chất như kẽm, mangan, magie, sắt, đồng.
Củ sen mọc trong ao nên từ lúc trồng đến khi thu hoạch ngay cả việc bón phân cũng vô cùng ít. Chúng chủ yếu hấp thu dinh dưỡng từ môi trường sống. Nước và bùn giúp củ sen hầu như không bị sâu bệnh.
Ở Việt Nam, đa số người trồng sen chỉ lấy hạt và hoa, ít dùng củ sen. Trên thế giới, củ sen được xem là thực phẩm mang nhiều may mắn và có công dụng kỳ diệu cho sức khỏe.
Theo quan điểm y học Trung Quốc, củ sen là một biện pháp tốt nhất để thanh lọc chất độc trong cơ thể. Đầu năm mới, người Trung Quốc cũng thường ăn món canh thịt heo hầm củ sen và rong biển biểu thị sự hòa hợp gia đình. Ở vùng Iwakuni của Nhật Bản, người ta thường xuyên mở các lớp dạy nấu ăn từ củ sen cho phụ nữ. Củ sen được người Nhật xem như một vật may mắn, họ cho rằng thông qua các lỗ rỗng của nó, chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng và triển vọng tương lai. Món sushi thập cẩm có các lát củ sen là món ăn truyền thống cho bữa tiệc ngày đầu năm.
Người Hàn Quốc xem củ sen như một biểu tượng của sự sinh sản, phát triển nên củ sen thường xuyên có mặt trong các bữa ăn. Ngoài món kim chi củ sen nổi tiếng, củ sen khô dùng làm trà uống tốt cho đường hô hấp, giúp lọc máu, dễ ngủ. Người Hàn ngâm củ sen uống giống như một loại nhân sâm của đất trời để tăng cường sức khỏe cơ thể. Đối với người Ấn Độ củ sen là một món ăn thiêng liêng vì nó tựu lại 3 yếu tố đất, nước và không khí.
7 cách chọn rau củ quả tươi ngon cực đơn giản
Dựa vào hình dáng bên ngoài
Các chị em đi chợ nên quan sát hình dáng bên ngoài của rau củ trước khi mua. Nên chọn các loại rau củ tươi xanh, còn nguyên vẹn, không bị dập nát hoặc thâm nhũn. Tránh mua những loại củ quả có vẻ ngoài phổng phao, mập mạp với kích thước to lớn bất thường vì những loại rau củ này rất có thể có chứa chất tăng trưởng. Khi mua của quả tươi nên chọn những trái có kích thước vừa phải hoặc hơi nhỏ một chút để an toàn hơn.
Dựa vào màu sắc của rau củ
Cách nhận biết nhanh nhất rau củ có còn tươi hay không chính là nhìn vào màu sắc của chúng. Bởi vì các loại rau củ quả tươi thường có màu sắc rất tự nhiên và không bị héo úa. Nếu phát hiện thấy màu sắc bất thường thì không nên chọn mua để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách chọn rau ăn lá
Bạn nên chú ý không chọn những loại rau có màu xanh quá đậm, quá mướt mát vì chúng rất có khả năng đã bị phun chất tăng trưởng. Nên chọn những loại rau lá có màu xanh nhạt, cây rau nhìn không có sự bất thường nào cả.
Cách chọn trái và củ
Bạn không nên chọn rau củ quả xanh bóng , vỏ mềm mịn xanh mướt. Nên chọn loại rau củ quả có kích thước vừa phải không nên quá to vì rất có khả năng là hàng có nguồn gốc không rõ ràng trà trộn.
Kiểm tra rau củ quả không dính chất lạ
Nhiều thương lái vì lợi ích kinh tế mà sử dụng các loại hóa chất vào các loại rau, củ quả. Bạn hãy quan sát cuống lá, cuống quả, núm quả để kiểm tra có bị dính chất lạ hay không. Đồng thời, quan sát bằng mắt để phát hiện các vết lấm tấm hoặc vết trắng, vết lạ ở rau củ. Nếu gặp trường hợp này bạn không nên chọn mua chúng nữa.
Ngửi mùi của rau củ
Nhiều người tiêu dùng sử dụng chọn cách này để lựa chọn được loại rau củ ngon. Cụ thể, bạn hãy thử ngửi mùi của rau củ. Nếu phát hiện thấy có mùi bất thường thì rất có khả năng đó là loại rau củ đã bị phun hóa chất.
Dùng tay sờ nắn
Nếu muốn mua rau củ ngon, cách đơn giản nhất là dùng tay sờ nắn. Nếu có cảm giác nặng tay khi cầm, giòn chắc đó chính là thực phẩm tươi sạch và bạn nên mua. Ngược lại, khi cầm lên mà thấy nhẹ tay thì những thực phẩm đó có thể bị hư hỏng hoặc bị phun thuốc trừ sâu, hóa chất và không nên lựa chọn.
Hà Nội: Vùng rau Yên Nghĩa hướng tới sản phẩm 4 sao OCOP trong năm 2020 |
Hà Nội tích cực mở rộng diện tích rau an toàn |
Trồng rau an toàn đạt chứng nhận OCOP |