Khan hiếm nguồn cung, giá cá rô phi tăng vọt
Theo ITC, năm 2023 các thị trường tiêu thụ hơn 438 triệu USD cá rô phi. Trong đó, top 5 thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi là Mỹ, Canada, Hà Lan, Anh và Pháp, với giá trị nhập khẩu lần lượt là hơn 300 triệu USD, 33 triệu USD, 11 triệu USD, 10 triệu USD, và 9,4 triệu USD.
Tính đến hết tháng 2/2024, Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia nhập khẩu cá rô phi nhiều nhất thế giới với hơn 55 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái và Trung Quốc là nguồn cung cá rô phi lớn nhất cho thị trường này.
Nguồn cung cá rô phi khan hiếm |
Cũng theo ITC, Mỹ liên tục là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất cá rô phi Việt Nam, tuy nhiên đến năm 2023 Hàn Quốc vượt Mỹ và trở thành thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi Việt Nam với hơn 2,5 triệu USD. Quý I/2024, Hàn Quốc nhập khẩu 415 nghìn USD cá rô phi từ Việt Nam, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Qúy I/2024, nguồn cung cá rô phi giảm đẩy giá cá rô phi tăng cao, đặc biệt là ở Trung Quốc và Mỹ. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường này không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Đây có thể được coi là một cơ hội cho xuất khẩu cá tra Việt Nam.
Theo đó, qúy I/2024, cá rô phi ở Trung Quốc khá khan hiếm nguồn cung, toàn ngành đang phục hồi sau khi nông dân ngừng hoạt động vào năm ngoái do giá thấp. Giá tiếp tục tăng đến tháng 5/2024. Trong khi đó, Trung Quốc là nguồn cung cá rô phi lớn nhất cho Mỹ.
Nhiều dự đoán cho rằng nguồn cung cá rô phi sẽ phục hồi ở Trung Quốc trong quý 2 năm nay. Tuy nhiên, nhà cung cấp cá rô phi giống lớn thứ 2 trong khu vực cho biết nguồn cung vẫn thiếu, khiến giá cao.
Giá tại trang trại đối với cá rô phi cỡ 500g trở lên ở tỉnh Quảng Đông là khoảng 11,40 NDT/kg (1,61 USD/kg) vào đầu tháng 5 và 11,20 NDT/kg ở tỉnh Hải Nam. Mức giá này cao hơn nhiều so với mức 8,5 NDT/kg cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu thô do lượng tồn kho trong ao ở miền nam Trung Quốc tiếp tục giảm. Dự đoán, cá rô phi nguyên liệu sẽ được đưa ra thị trường vào tháng 6/2024 do cá giống thả vào cuối năm ngoái đã đạt kích cỡ thu hoạch. Tuy nhiên, nông dân vẫn thận trọng khi đầu tư vào đàn cá rô phi mới.
Nhiều cơ hội cho cá tra Việt Nam
Cá rô phi "khan" nguồn cung, cơ hội cho cá tra Việt Nam |
Qúy I/2024, Mỹ nhập khẩu 19.600 tấn philê cá rô phi đông lạnh từ Trung Quốc, trị giá 73,6 triệu USD, giảm 13% về khối lượng và 8% về giá trị so với QI/2023.
Tháng 3/2024, Mỹ nhập khẩu 1784 tấn phile cá rô phi tươi, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức thấp nhất Mỹ nhập khẩu sản phẩm này trong 12 năm trở lại đây, chủ yếu là do thiếu hàng từ các nguồn cung chính như Honduras, Mexico và Costa Rica.
Tuy nhiên, các đơn hàng từ Brazil và Colombia cũng bù đắp cho sự thiếu hụt từ các quốc gia cung cấp chính. Trong quý I/2024, lượng tiêu thụ phile cá rô phi tươi của Mỹ cũng giảm 20% so với quý I/2023.
Tháng 3/2024 nhập khẩu các sản phẩm cá rô phi của Mỹ từ Costa Rica tiếp tục giảm 27% so với cùng kỳ xuống 285 tấn và giảm 23% xuống 841 tấn trong quý I/2024.
Tháng 3/2024, Mỹ nhập khẩu khoảng 921 tấn philê cá rô phi tươi từ Colombia, giảm 5%; Qúy I/2024 quốc gia này nhập khẩu 2.906 tấn, tăng 5% so với quý I/2023.
Trong suốt 4 năm liên tiếp kể từ năm 2019, Mỹ liên tục duy trì là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2023, xuất khẩu cá rô phi sang Mỹ sụt giảm mạnh và chỉ đạt gần 1 triệu USD, giảm 71% so với năm 2022 và giảm 75% so với năm 2019.
Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường quan trọng của cá tra Việt Nam. Khi nguồn cung cá rô phi tại 2 thị trường này khan hiếm, cá tra có thể là sản phẩm thay thế tiềm năng.
Tính đến ngày 15/4/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường đạt hơn 495 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc & HK đạt 132 triệu USD, giảm 20%; xuất khẩu sang Mỹ đạt 83 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023.
Bột nhuyễn thể cải thiện hiệu suất sinh sản của cá rô phi |
Còn nhiều tiềm năng cho cá tra Việt “bay” sang xứ sở chùa vàng |
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng trưởng khả quan |