Cà Mau nâng tầm, phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh

Cà Mau nâng tầm sản phẩm OCOP bằng cách phát huy tiềm năng sẵn có, cải tiến chất lượng, xây dựng thương hiệu,...Hiện, các ngành, các cấp trong tỉnh đang khẩn trương triển khai kế hoạch thu hút, khuyến khích chủ thể tham gia.
Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ Sản phẩm OCOP 4 sao nâng cao giá trị nông sản Đắk Lắk

Nâng cao, phát triển các sản phẩm OCOP tiềm năng

Cà Mau có lợi thế địa lý đặc thù với hệ sinh thái đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm và các vùng nuôi trồng thủy sản rộng lớn. Những điều kiện tự nhiên này đã tạo nên nguồn tài nguyên phong phú cho việc phát triển các sản phẩm OCOP.

Hơn 5 năm triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đã có sức lan tỏa sâu rộng đến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh.

Qua các tiêu chí đánh giá, sản phẩm được công nhận OCOP càng khẳng định chất lượng, vị thế trên thị trường, củng cố lòng tin về uy tín của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao theo đó được đánh giá bởi hội đồng các cấp.

Cà Mau nâng tầm, phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh
Hợp tác xã Tài Thịnh Phát Farm đã chuẩn bị cơ bản các tiêu chí để hoàn thiện hồ sơ nâng hạng sản phẩm OCOP 4 sao lên 5 sao (thịt cua và tôm khô sinh thái).

Co thể kể đến như, hiện nay trên địa bàn huyện Năm Căn có 2 sản phẩm được chứng nhận Nhãn hiệu, gồm: Nhãn hiệu tập thể “Cua Năm Căn - Cà Mau” và Nhãn hiệu Chứng nhận “Bánh phồng tôm Hàng Vịnh - Cà Mau”.

Theo đó, cua Năm Căn - Cà Mau” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận năm 2015, đến nay có 9 thành viên tham gia sử dụng (trong đó, có 3 Công ty, 3 HTX và 3 cơ sở). Hiện, huyện cũng đã xây dựng Website quảng bá đối với nhãn hiệu tập thể “Cua Năm Căn - Cà Mau” trên cổng thông tin điện tử của huyện.

Nhìn chung, nhờ Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý nên sản phẩm cua Năm Căn đạt và duy trì chất lượng sản phẩm OCOP 3 Sao; có tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP 4 Sao trong đợt đánh giá phân hạng OCOP sắp tới.

Ngoài ra, thời gian tới, sẽ nâng hạng sản phẩm đạt OCOP 5 sao theo Kế hoạch của UBND tỉnh (Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Hòa Phát (xã Hàng Vịnh) đang được các Sở, ngành tỉnh hỗ trợ nâng hạng sản phẩm bánh phồng tôm đạt OCOP 5 sao trong năm 2024).

Ông Mai Sáu - Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Vĩnh Hòa Phát (xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) cho biết: “Tham gia nâng hạng sản phẩm từ 4 sao lên 5 sao là cơ hội để sản phẩm của Công ty hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm.

Ngoài những yêu cầu chứng nhận về chất lượng đạt tiêu chuẩn của sản phẩm OCOP 4 sao, sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chí về chứng nhận ISO, HACCP, đủ điều kiện từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào đến quá trình xuất sản phẩm.

Các quy trình đều được thực hiện nghiêm ngặt đúng theo quy định. Đến thời điểm này, Công ty đã cơ bản đáp ứng yêu cầu để đánh giá 5 sao, hoàn thiện các điều kiện cần thiết để tham gia nâng hạng”.

Tạo cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng

Điểm nhấn trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP của tỉnh Cà Mau là chú trọng kết hợp chuyển đổi số và tiêu thụ sản phẩm để tạo cầu nối bền vững, hiệu quả giữa nông dân và người tiêu dùng; góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và người tiêu dùng; mang lại nhiều lợi ích cho ngành Nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn.

Từ các chính sách đúng đắn đó, phong trào khuyến khích, hướng dẫn và lan tỏa tinh thần ứng dụng chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản của lãnh đạo tỉnh và các cơ quan, đơn vị… nhiều cá nhân, hộ gia đình kinh doanh ở tỉnh Cà Mau đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức bán hàng, tham gia kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok và các sàn thương mại điện tử; qua đó mang lại hiệu quả khá cao trong tiêu thụ nông sản làm ra.

Trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã, đang triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP và đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Tính đến nay, tỉnh Cà Mau có 142 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP; trong đó, 29 sản phẩm 4 sao, 113 sản phẩm 3 sao, trong đó nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn. Nổi bật là các sản phẩm từ thủy sản như: mắm cá lóc U Minh, tôm khô, cua Cà Mau và các sản phẩm từ cây dược liệu như mật ong rừng U Minh Hạ.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc tạo ra các sản phẩm đạt chuẩn, tỉnh Cà Mau còn hướng tới việc đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên các giá trị văn hóa, truyền thống của địa phương. Những làng nghề thủ công truyền thống đang được phục hồi và phát triển mạnh mẽ, góp phần tạo ra những sản phẩm OCOP độc đáo.

Cà Mau nâng tầm, phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh
Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau từng bước khẳng định được thương hiệu và vươn ra thị trường nước ngoài.

Tỉnh đang khuyến khích các doanh nghiệp và các hộ sản xuất đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm. Đặc biệt, việc phát triển các sản phẩm từ tôm sinh thái và cua sinh thái Cà Mau đang được đẩy mạnh, với mục tiêu không chỉ giữ gìn môi trường tự nhiên mà còn đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững của thế giới.

Có thể nói, Chương trình OCOP đã lan tỏa mạnh mẽ, được triển khai từ tỉnh đến xã, trở thành một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng NTM của tỉnh Cà Mau.

Chương trình thu hút được sự quan tâm tham gia của nhiều thành phần, đối tượng, đặc biệt tại khu vực nông thôn, nơi tập trung nguồn nguyên liệu dồi dào và bản sắc tri thức bản địa được lưu giữ, tích lũy qua nhiều thế hệ (nghề muối ba khía, nghề nuôi ong, nghề vót đũa đước, nghề làm tôm khô...) giúp khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các địa phương để phát triển sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề nông thôn… Doanh thu từ các sản phẩm sau khi được công nhận tăng khoảng 10 - 30%, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, với mức lương dao động từ 03 đến 05 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Văn Quân - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2024, quyết tâm của tỉnh sẽ phấn đấu hỗ trợ và nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm đạt 4-5 sao. Hiện nay, địa phương đang tập trung hướng dẫn chủ thể hoàn thiện hồ sơ tham gia chương trình theo kế hoạch đề ra.

Theo đó, ước thực hiện đến cuối năm nay, địa phương sẽ phát triển mới và tiêu chuẩn hoá ít nhất 40 sản phẩm, trong đó công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao (có ít nhất 1 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng/du lịch sinh thái/điểm du lịch được công nhận sản phẩm OCOP), dự kiến nâng tổng số sản phẩm được công nhận trên địa bàn tỉnh đạt 168 sản phẩm; có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại, như: hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...

Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP
Dứa đóng hộp Trường Tùng Dứa đóng hộp Trường Tùng
Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery
Hải Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hơn 100 gian hàng "quy tụ" tại Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024

Hơn 100 gian hàng "quy tụ" tại Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024

Sáng ngày 3/10, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc "Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024" và trao giải "Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024".
Hà Nội: Về làng So khám phá quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên

Hà Nội: Về làng So khám phá quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên

Là thương hiệu miến dong nổi tiếng tại Hà Nội, nhưng ít ai biết quy trình sản xuất ra sản phẩm miến dong được diễn ra như thế nào? Dưới đây là quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên tại làng So của CEO Dương Đình Khôi.
100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

Từ ngày 3 - 6/10, Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, Hà Nội. Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Cận cảnh quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods

Cận cảnh quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods

Là thương hiệu thịt chua nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ, nhưng ít ai biết quy trình sản xuất ra sản phẩm thịt chua được diễn ra như thế nào? Dưới đây là quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods của nữ CEO Nguyền Thị Thu Hoa.
Nhiều chương trình khởi nghiệp mới tại Đắk Lắk

Nhiều chương trình khởi nghiệp mới tại Đắk Lắk

Sáng 23/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Sản phẩm OCOP 4 sao nâng cao giá trị nông sản Đắk Lắk

Sản phẩm OCOP 4 sao nâng cao giá trị nông sản Đắk Lắk

Ngày 19/9, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tuyên truyền Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 đến cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, đại diện doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại và hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ

Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ

Hà Nội, mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh mà còn được biết đến với những món ăn đặc sản làm say lòng du khách. Trong số đó, không thể không nhắc đến ô mai Vạn Xuân, một thức quà đã trở thành biểu tượng ẩm thực của Hà thành, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương

Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương

Để phát triển sản phẩm OCOP, những năm qua, tỉnh Cao Bằng dành nhiều nguồn lực hỗ trợ. Riêng năm 2024, tỉnh huy động 5.400 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 4.700 triệu đồng, ngân sách tỉnh 700 triệu đồng.
Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery

Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery

Bánh nướng thập cẩm là một trong các sản phẩm của Công ty Cổ phần Gia Trịnh Bakery đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Dứa đóng hộp Trường Tùng

Dứa đóng hộp Trường Tùng

Dứa đóng hộp Trường Tùng của Công ty Cổ phần chế biến nông sản Trung Thành đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP

Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP

Nhằm mục tiêu quảng bá, đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, những năm qua, Thanh Hóa chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Áo choàng tắm cotton BOHA

Áo choàng tắm cotton BOHA

Sản phẩm áo choàng tắm cotton mang thương hiệu BOHA được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội.
Hơn 220 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt Nam 2024”

Hơn 220 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt Nam 2024”

Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt 2024’’ lần thứ 16 thu hút 150 doanh nghiệp tham gia diễn ra từ ngày 27 – 30/8/2024 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (quận 7, TP.HCM).
Bún khô Lợi Hải

Bún khô Lợi Hải

Bún khô Lợi Hải là sản phẩm được nhiều người dân Hà Nội yêu thích bởi hương vị đặc trưng cũng như tính tiện lợi, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Dầu hào Hùng Thắng

Dầu hào Hùng Thắng

Dầu hào do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Sản xuất Thương mại Hùng Thắng sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của UBND thành phố Hà Nội.
Miến dong Long Vũ

Miến dong Long Vũ

Miến dong Long Vũ là đặc sản của người làng So xưa kia, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Hành trình OCOP – đưa sản phẩm nông sản ra khỏi phạm vi làng xã

Hành trình OCOP – đưa sản phẩm nông sản ra khỏi phạm vi làng xã

Vừa qua tại Hà Nội, Hội nghị Xúc tiến Thương mại Đưa Sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình Hành Trình OCOP. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu nỗ lực của Ban Tổ chức trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà sản xuất nông sản địa phương đưa sản phẩm OCOP tiếp cận thị trường tiêu dùng rộng lớn, đặc biệt thông qua các hệ thống siêu thị lớn trong nước.
Đa dạng các sản phẩm vùng miền tại phiên chợ nông sản, tuần hàng OCOP Thủ đô

Đa dạng các sản phẩm vùng miền tại phiên chợ nông sản, tuần hàng OCOP Thủ đô

Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền - Na Lạng Sơn và tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2024 diễn ra từ ngày từ ngày 15 - 18/8 tại Khu hội chợ Triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại (số 489, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội).
Khai trương khu trưng bày giới thiệu sản phẩm cùng các tỉnh, thành phía Bắc

Khai trương khu trưng bày giới thiệu sản phẩm cùng các tỉnh, thành phía Bắc

Sáng 16/8, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hoá), UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Khai trương không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024.
Chăn bông tằm tự dệt Mỹ Đức

Chăn bông tằm tự dệt Mỹ Đức

Chăn bông tằm tự dệt là một trong các sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn dâu tằm tơ Mỹ Đức, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 5 sao.
Quảng Ninh tích cực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP

Quảng Ninh tích cực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP

Nhằm hướng tới phát triển bền vững các sản phẩm OCOP, đặc biệt trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP.
Đắk Lắk có thêm 14 sản phẩm OCOP 4 sao

Đắk Lắk có thêm 14 sản phẩm OCOP 4 sao

Đắk Lắk vừa tổ chức hội nghị xem xét, đánh giá, chấm điểm phân hạng đợt 2 cho 25 bộ hồ sơ sản phẩm tiềm năng 4 sao của 4 địa phương gồm: TP Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Pắc và huyện Krông Ana.
Thêm 12 sản phẩm của Yên Bái được công nhận OCOP 3 sao

Thêm 12 sản phẩm của Yên Bái được công nhận OCOP 3 sao

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Yên Bái đã công nhận thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, đạt 40% kế hoạch đề ra.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động