Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ |
Tham dự Hội nghị tuyên truyền Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn; Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cùng các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh.
Tại hội nghị đoàn thể, đại diện doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại và hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk học hỏi, trao đổi, những nội dung mới, kinh nghiệm từ các địa phương để thực hiện chương trình OCOP hiệu quả và bền vững. Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 240 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao của 92/184 xã, phường, thị trấn có tiềm năng như cà phê, ca cao, mắc ca... có thể nâng cấp chất lượng đạt chuẩn 5 sao (cấp quốc gia) tham gia vào thị trường quốc tế.
Giám đốc Sở NN&PTNT Đắk Lắk - Nguyễn Hoài Dương phát biểu tại hội nghị. |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk - Nguyễn Thiên Văn nhấn mạnh: “Việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng, nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương. Do đó, việc triển khai Chương trình OCOP cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Xác định sản phẩm OCOP là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.”
Đồng thời hội nghị mong muốn UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác truyền thông về mục tiêu, quan điểm và cách thức triển khai Đề án OCOP để người dân, doanh nghiệp, HTX hiểu và chủ động tham gia chương trình; khuyến khích tạo điều kiện và hỗ trợ các ý tưởng phát triển sản phẩm tại cộng đồng dân cư, thành lập các tổ chức sản xuất trên địa bàn.
R |
Trao Chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023 cho 28 sản phẩm. |
Tham gia hội nghị, các đại biểu được chuyên gia cao cấp trao đổi về Chương trình OCOP quốc gia truyền đạt một số chuyên đề OCOP, chia sẻ những kinh nghiệm triển khai thực hiện chương trình OCOP của các địa phương. Từ đó, xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế trong việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP; tiếp tục phát huy những thuận lợi, tiềm năng và khắc phục khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 tại Đắk Lắk…
Ngoài lợi ích chương trình OCOP còn một số hạn chế còn tồn động như: Các giải pháp hỗ trợ đối với chủ thể của các sản phẩm OCOP còn ít, quy mô sản phẩm OCOP còn khiêm tốn, công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu tính đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn nổi trội, đặc sắc để tạo dựng hình ảnh, giá trị thương mại…
Giám đốc Sở NN&PTNT Đắk Lắk - Nguyễn Hoài Dương cho biết, đây là dịp để cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, đại diện doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại và hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh cập nhật những nội dung mới, thực hiện chương trình OCOP hiệu quả và bền vững.
“Hy vọng với những thông tin quan trọng, hữu ích tại hội nghị này, sẽ thúc đẩy Chương trình OCOP của tỉnh phát triển đúng hướng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, góp phần thiết thực vào thành công của chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk”, ông Dương nhấn mạnh.
Các sản phẩm OCOP Đắk Lắk đang bắt đầu khẳng định vị thế, thị trường tích cực được mở rộng, giúp người nông dân yên tâm sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, mở rộng quy mô sản phẩm từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Chương trình OCOP đã tạo sự lan toả mạnh mẽ, rộng khắp tại các địa phương trong tỉnh.
Trong hội nghị UBND tỉnh công bố quyết định và trao Chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023 cho 28 sản phẩm của 10 chủ thể năm 2023.