Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ

Hà Nội, mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh mà còn được biết đến với những món ăn đặc sản làm say lòng du khách. Trong số đó, không thể không nhắc đến ô mai Vạn Xuân, một thức quà đã trở thành biểu tượng ẩm thực của Hà thành, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Sản phẩm ô mai Vạn Xuân.
Sản phẩm ô mai Vạn Xuân.

Biểu tượng ẩm thực của Hà thành

Câu chuyện về ô mai Vạn Xuân bắt đầu từ gần một thế kỷ trước, khi ông nội của chị Nguyễn Thị Lệ (xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội), người chủ hiện tại của thương hiệu, bắt đầu làm ô mai tại nhà và đội thúng đi bộ lên trung tâm Thủ đô giao hàng cho khách. Những quả ô mai với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt đã nhanh chóng chinh phục khẩu vị của người Hà Nội.

Lớn lên trong gia đình có truyền thống làm ô mai, chị Lệ đã chứng kiến những vất vả, nhọc nhằn của ông nội và bố mình. Có lẽ vì thế, khi trưởng thành, chị đã không chọn nối nghiệp gia đình mà quyết định theo đuổi một công việc khác nhàn nhã hơn. Tuy nhiên, cuộc đời không phải lúc nào cũng như ý muốn. Sau những biến cố trong hôn nhân, Nguyễn Thị Lệ trở về bên gia đình, nơi có những quả ô mai thân thuộc đã gắn bó với tuổi thơ.

“Trong những ngày tháng khó khăn đó, chính những vị chua, cay, mặn, ngọt của ô mai đã giúp tôi tìm lại bình yên trong tâm hồn. Tôi nhận ra rằng, ô mai không chỉ là một món ăn, mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Và rồi, tôi quyết định nối nghiệp gia đình, tiếp tục gìn giữ và phát triển thương hiệu ô mai Vạn Xuân”, chị Lệ trải lòng về những ngày đầu khởi nghiệp với nghề truyền thống.

Với tâm huyết và tình yêu dành cho ô mai, gia đình chị Lệ đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, kết hợp những công thức truyền thống với những phương pháp chế biến hiện đại để tạo ra những sản phẩm ô mai chất lượng, độc đáo. Mỗi quả ô mai Vạn Xuân đều mang trong mình hương vị đặc trưng của Hà Nội, kết tinh từ kinh nghiệm và bí quyết của năm thế hệ gia đình chị Lệ.

Chủ thương hiệu ô mai Vạn Xuân chia sẻ: ‘sản xuất ô mai nguyên liệu tốt luôn là yếu tố hàng đầu, nguyên liệu mà không đạt coi như bỏ. Sau đó cần phải pha chế, sấy đúng kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ’.

Để làm ra ô mai người ta dùng nguyên liệu chính là các loại trái cây đặc trưng của các vùng miền trong cả nước như: mơ, mận, me, xoài, sấu... Nhưng, để có màu sắc và hương vị đặc trưng mang thương hiệu của riêng mình, mỗi cơ sở chế biến sản xuất đều có những công thức, bí truyền "độc chiêu". Từ chọn, phân loại trái cây, ngâm, ủ muối, ngào đường, pha hương liệu..., đều do ông bà, bố mẹ truyền dạy.

“Nhà tôi rất khắt khe trong việc chọn nguyên liệu, sấu được thu mua ở các xã quanh huyện Thanh Oai để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch mà cũng giúp bà con có thêm nguồn thu nhập. Với quả mơ, nhà tôi chỉ mua ở hai vùng, mơ chùa Hương và mơ Bắc Kạn. Mơ chùa Hương nổi tiếng thơm ngon, nhiều thịt. Còn mơ Bắc Kạn hạt nó rất là nhỏ”, Nguyễn Thị Lệ chia sẻ.

Chính sự khắt khe đó đã tạo ra sản phẩm ô mai Vạn Xuân có màu sắc và hương vị đặc trưng mang đậm phong cách riêng, mang trong mình những bí quyết mang tính gia truyền từ lâu đời. Ô mai Vạn Xuân được nhiều người ưa chuộng bởi những vị chua, cay, mặn, ngọt không trộn lẫn vào đâu được, chỉ cần thưởng thức một lần thôi đều muốn ăn nữa, đều không thể nào quên được hương vị đậm đà ấy.

Sẽ thay “áo mới” cho sản phẩm ô mai truyền thống

Bà chủ ô mai Vạn Xuân (áo cam) giới thiệu sản phẩm ô mai với khách hàng.
Bà chủ ô mai Vạn Xuân (áo cam) giới thiệu sản phẩm ô mai với khách hàng.

Ngày nay, ô mai Vạn Xuân đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Năm 2022, mười sản phẩm ô mai của Hộ kinh doanh Vạn Xuân đã được đánh giá, công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Đó là các sản phẩm: Mứt hồng bì chua ngọt đặc biệt, Mận xào gừng không hạt chua ngọt, Mận tươi xào gừng, Mận tươi xào gừng chua ngọt, Mận hậu dẻo chua ngọt, Mơ gừng chua ngọt, Mơ dẻo không hạt, Mơ chua ngọt đặc biệt, Mơ chua mặn ngọt, Mơ chua cay mặn ngọt.

Chị Lệ cho biết: “Vị ô mai Vạn Xuân rất đặc trưng không giống với bất cứ loại ô mai khác. Nguyên liệu được chọn lựa cẩn thận, chế biến theo phương pháp thủ công chứ không phải làm công nghiệp. Chính vì vậy mà thu hút rất nhiều thực khách tựu về để chọn mua cho mình những loại ô mai phù hợp nhất”.

Rất tâm đắc với thương hiệu ô mai Vạn Xuân , nhưng chị Lệ cho biết sắp tới dù không muốn vẫn phải “thay áo mới” cho sản phẩm ô mai nhà mình bởi lẽ không bảo vệ được tên thương hiệu cũ.

Bà chủ ô mai gia truyền, chia sẻ dự định lấy tên “Bách Xuân” để tiếp tục xây dựng thương hiệu ô mai truyền thống gia đình, bởi chữ Bách có nghĩa đến hàng trăm năm tượng trưng cho ô mai truyền thống gia đình đến bây giờ cũng được gọi là hàng trăm năm rồi. Chữ xuân còn mang cái ý nghĩa là mùa Xuân tương tự như tên gọi cũ.

“Tôi đang ấp ủ nhiều dự định lớn cho thương hiệu ô mai gia truyền nhà mình. Thời gian tới sẽ đưa sản phẩm vào nhiều chuỗi cửa hàng, siêu thị, điểm giới thiệu trưng bày sản phẩm ocop. Đồng thời mở rộng cửa hàng ra các tỉnh thành, vùng miền trên cả nước”, Lệ chia sẻ về kế hoạch phát triển thời gian tới.

Tin rằng, với việc đặt chữ “Tâm” trong từng sản phẩm thì dù với tên ô mai Vạn Xuân hay Bách Xuân, sản phẩm của bà chủ Nguễn Thị Lệ vẫn được các vị khách trên khắp mọi miền Tổ quốc tin dùng.

Chị Nguyễn Thị Lệ, chủ cơ sở sản xuất ô mai Vạn Xuân cho biết, 10 sản phẩm ô mai Vạn Xuân đã được UBND Thành phố Hà Nội, Sở NN&PTNT và Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP Hà Nội tổ chức đánh giá, công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Bên cạnh đó, việc Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP Hà Nội tổ chức các chương trình Sự kiện, Tuần hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, nông sản có ý nghĩa rất lớn đối với các đơn vị sản xuất, nhà phân phối cũng như các doanh nghiệp… Đây chính là cơ hội để các đơn vị đặc biệt là Ô mai Vạn Xuân được hỗ trợ tích cực trong việc quảng bá thương hiệu nông sản, thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền đến đông đảo người tiêu dùng Thủ đô. Đồng thời là cơ hội kết nối hợp tác tiêu thụ các sản phẩm nông lâm sản của các tỉnh, thành của nước ta.

Ngọc Anh - Hà Vi

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Khánh Hòa: Nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã

Chủ đề OCOP năm 2025 của tỉnh Khánh Hòa là “Giám sát, đánh giá; tôn vinh sản phẩm và thương mại quốc tế” nhằm tôn vinh, khen thưởng là động lực, khích lệ chủ thể không ngừng hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm OCOP cả về chất lượng, mẫu mã và phương thức phân phối, kinh doanh.
Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội vượt "rào cản" phát triển sản phẩm OCOP 5 sao

Để tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP xây dựng hồ sơ sản phẩm 5 sao để đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Gắn phát triển sản phẩm OCOP với xây dựng nông thôn mới

Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp để phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và sản phẩm OCOP.
Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Đà Nẵng trao chứng nhận cho 11 sản phẩm OCOP 4 sao

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thành phố Đà Nẵng đã tổ chức công bố, trao chứng nhận 11 sản phẩm của 7 chủ thể đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Nam Định đặt mục tiêu đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP

Với phương châm “chất lượng, hiệu quả, bền vững và hội nhập”, kế hoạch năm 2025 của tỉnh Nam Định đặt ra nhiều mục tiêu đột phá, từ ứng dụng chuyển đổi số đến gắn kết OCOP với du lịch nông thôn và xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực.
Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chợ Đồn phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Chương trình OCOP được triển khai đồng bộ góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa của huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Tuy nhiên việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Đồn còn gặp một số khó khăn.
Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội phấn đấu công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao

Mặc dù đã đạt được số lượng OCOP lớn với hơn 3.300 sản phẩm nhưng Hà Nội mới có 6 sản phẩm được chứng nhận đạt 5 sao. Vì vậy, trong năm 2025 TP. Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trình Trung ương đánh giá, công nhận thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP 5 sao.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Để đưa các sản phẩm OCOP đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn, không chỉ phạm vi địa phương mà trên cả nước và xuất khẩu thì giải pháp tối ưu nhất vẫn là đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, bên cạnh các kênh phân phối truyền thống.
Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Đồng Tháp phấn đấu có thêm 60 sản phẩm OCOP năm 2025

Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 581 sản phẩm (464 sản phẩm 3 sao; 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể. Đáng phấn khởi là các ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp có nhiều sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao.
Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Đưa OCOP trở thành thương hiệu mạnh của Hà Nội

Để phát triển bền vững cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP, thời gian tới Hà Nội sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa nâng tầm sản phẩm OCOP.
Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Vĩnh Phúc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương

Để hoạt động phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch, dịch vụ phát huy được hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân, tổ chức kinh tế - xã hội thấy được giá trị kinh tế và nhiệt tình tham gia.
Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Gỡ vướng cho sản phẩm OCOP để phát triển đặc sản bản địa

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP. Những sản phẩm không bảo đảm yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc không sản xuất đúng như đăng ký sẽ bị thu hồi nhằm bảo vệ uy tín chung của chương trình.
Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Hà Nam nỗ lực gỡ khó cho sản phẩm OCOP

Sau thời gian dài triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình OCOP trên địa tỉnh Hà Nam đang gặp một số khó khăn do ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế.
Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm địa phương

Thời gian qua, sự kết nối chặt chẽ giữa Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Thừa Thiên Huế và Chương trình OCOP đã thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.
Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Phú Thọ phát triển sản phẩm địa phương từ thế mạnh chủ lực

Huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang tập trung tuyên truyền về phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết. Đồng thời, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng gắn với phát triển thị trường tiêu thụ; tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện mẫu mã, bao bì, đa dạng hóa các dòng sản phẩm theo chương trình OCOP.
Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Ninh Bình phát triển sản phẩm OCOP thành thế mạnh xuất khẩu

Để chuẩn bị hành trang vững chắc cho sản phẩm OCOP xuất ngoại, thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cần cập nhật kịp thời thông tin từ thị trường xuất khẩu như chính sách thay đổi, thị hiếu để doanh nghiệp chủ động chuyển hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị hạt muối

Để nâng cao giá trị hạt muối thông qua phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh Bạc Liêu đang nổ lực cải thiện chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm muối và chế biến từ muối... nhằm khẳng định được thương hiệu muối Bạc Liêu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Đồng Nai: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Song song với hoạt động quảng bá du lịch, huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) cần đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tìm kiếm, phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, phát triển du lịch trên địa bàn.
Ninh Hòa không ngừng trau dồi, nâng cấp sản phẩm OCOP

Ninh Hòa không ngừng trau dồi, nâng cấp sản phẩm OCOP

Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các chủ thể của thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) đã trình làng nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng và không ngừng được trau dồi, nâng cấp.
Hà Nội tìm hướng đi phát triển sản phẩm OCOP

Hà Nội tìm hướng đi phát triển sản phẩm OCOP

Hà Nội là vùng đất trăm nghề cùng với nhiều nông sản đặc sản, một tiềm năng, lợi thế để phát triển thêm sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tính đến nay, TP. Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về sản phẩm OCOP với xấp xỉ gần 3.000 sản phẩm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động