Xuất khẩu trước áp lực phòng vệ thương mại: Biến khó khăn thành lợi thế

Các nước phát triển ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu. Song, số vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) gia tăng, không chỉ là thách thức cho các mục tiêu xuất khẩu mà còn mở ra cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, biến áp lực thành lợi thế nếu có chiến lược phù hợp.
Gia hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra chống lẩn tránh PVTM với đường mía Cạnh tranh bằng chất lượng: Yếu tố quan trọng để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía
Xuất khẩu trước áp lực phòng vệ thương mại: Biến khó khăn thành lợi thế.
Xuất khẩu trước áp lực phòng vệ thương mại: Biến khó khăn thành lợi thế.

Số vụ điều tra tăng gấp đôi so với năm 2023

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, tính đến cuối năm 2024, hàng hóa Việt Nam đã chịu điều tra trong khoảng 273 vụ việc phòng vệ thương mại tại 25 thị trường. Đây đều là những thị trường chủ lực, bao gồm cả những thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.

Riêng năm 2024 chứng kiến số lượng vụ điều tra PVTM gia tăng đáng kể với 29 vụ điều tra mới - tăng gấp đôi so với năm 2023 và chỉ thấp hơn mức đỉnh 39 vụ của năm 2020. Điều đáng nói, không chỉ các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thép, nhôm, thủy sản, gỗ bị điều tra, mà ngay cả các mặt hàng nhỏ như đĩa giấy – với kim ngạch chỉ khoảng 9 triệu USD – cũng không nằm ngoài tầm ngắm.

Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, dẫn đầu trong việc áp dụng các biện pháp PVTM đối với hàng hóa Việt Nam. Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, các biện pháp phòng vệ thương mại của chính quyền Hoa Kỳ ngày càng gia tăng: “Áp dụng đồng thời cả điều tra phá giá và trợ cấp, thậm chí đưa vào các yếu tố mới như tính trợ cấp xuyên biên giới, các quy định về lao động và môi trường. Điều này khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp nhiều khó khăn”.

Nguyên nhân chính khiến các vụ PVTM gia tăng đến từ nhiều yếu tố. Thứ nhất, thặng dư thương mại lớn của Việt Nam, đặc biệt với Hoa Kỳ, đạt mức 102 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, chỉ sau Trung Quốc và Mexico. Điều này khiến các doanh nghiệp sản xuất nội địa tại Hoa Kỳ chịu áp lực cạnh tranh gay gắt. Thứ hai, hàng hóa Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh thị trường nhờ giá cả cạnh tranh và chất lượng cải thiện, gây ra xung đột lợi ích với các nhà sản xuất nội địa tại thị trường nhập khẩu. Thứ ba là chính sách bảo hộ gia tăng mạnh mẽ, tập trung vào việc bảo vệ ngành sản xuất nội địa và lao động trong nước.

Ông Hưng nhận định, giai đoạn sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức sẽ là giai đoạn khá khó khăn đối với các nước xuất khẩu có thặng dư thương mại lớn sang Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam. Trong các tuyên bố khi vận động tranh cử, ông Trump nêu là sẽ áp thuế 10% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu toàn cầu, riêng 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada. Ông Trump cũng tuyên bố nếu EU không hợp tác trong vấn đề tăng cường mua các mặt hàng dầu khí, mặt hàng năng lượng truyền thống thì sẽ áp thuế lên hàng xuất khẩu của khối này. Như vậy có thể hiểu là thuế quan sẽ là công cụ, chính sách thương mại chính của chính quyền Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Bên cạnh thuế quan thì Hoa Kỳ cũng có thể tăng cường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Tại nhiệm kỳ đầu tiên của ông Donald Trump, số vụ việc phòng vệ thương mại đã tăng khoảng 40%.

“Việc Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024 đứng thứ ba về thặng dư thương mại, chỉ sau Trung Quốc và Mexico sẽ khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới”, Tham tán thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ dự báo.

Đa dạng các mặt hàng bị điều tra

Từ đầu năm 2024 đến nay, Hoa Kỳ đã tiến hành triển khai 10 vụ phòng vệ thương mại với hàng hóa Việt Nam. Các mặt hàng bị điều tra cũng rất đa dạng, từ các sản phẩm nông nghiệp cho đến các mặt hàng công nghiệp. Từ các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn đến các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu rất khiêm tốn (như túi giấy), thậm chí các mặt hàng có kim ngạch chỉ khoảng 11 triệu USD.

Ông Đỗ Ngọc Hưng, cho biết Hoa Kỳ tăng cường điều tra kép cả về phá giá và trợ cấp. Cơ quan của Hoa Kỳ luôn luôn áp dụng những thay đổi pháp luật mới vào các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp ngày càng nhiều khó khăn.

Đơn cử như gần đây, các cơ quan điều tra của Hoa Kỳ đã áp dụng cách tính về trợ cấp xuyên biên giới cũng như các quy định liên quan đến vấn đề về lao động, môi trường. Nguyên nhân rõ ràng là thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ là rất lớn, do vậy ảnh hưởng cạnh tranh trực tiếp đối với doanh nghiệp cũng như ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ.

Không chỉ tại Hoa Kỳ, ở các thị trường khác, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng dần chiếm lĩnh được thị trường, với giá cả cạnh tranh đã gây áp lực rất lớn đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu.

Tại Hoa Kỳ, các biện pháp thuế quan của nước này khiến cho chuỗi cung ứng bị thay đổi. Do vậy, đối với chính sách Trung Quốc +1 thì rất nhiều các doanh nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất đã dịch chuyển đầu tư, đa dạng hóa trong chuỗi cung ứng và dịch chuyển sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Xuất khẩu trước áp lực phòng vệ thương mại: Biến khó khăn thành lợi thế
Các vụ việc PVTM cũng mở ra cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và củng cố vị thế trên thị trường quốc tế.

Phòng vệ thương mại mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Dù tạo nhiều khó khăn, các vụ việc PVTM cũng mở ra cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và củng cố vị thế trên thị trường quốc tế.

Nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất. Các biện pháp PVTM thường nhằm vào vấn đề gian lận xuất xứ, phá giá hoặc không tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, lao động. Việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe này không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản pháp lý mà còn tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng và đối tác tại thị trường nhập khẩu.

Bên cạnh đó, hợp tác minh bạch với cơ quan điều tra là một chiến lược cần thiết. Bà Nguyễn Yến Ngọc, Trưởng phòng Xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: “Nếu doanh nghiệp chủ động cung cấp thông tin, tham gia tích cực vào quá trình điều tra, mức thuế áp dụng sẽ thường thấp hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tổn thất mà còn tạo lợi thế so sánh”.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu. Khi các mặt hàng chủ lực bị áp dụng biện pháp PVTM, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục duy trì hoạt động xuất khẩu thông qua việc phát triển các sản phẩm mới và tiếp cận các thị trường tiềm năng khác. Điều này không chỉ giảm thiểu rủi ro mà còn mở rộng cơ hội kinh doanh.

Việc tăng cường tỷ lệ nội địa hóa và minh bạch hóa xuất xứ cũng đóng vai trò quan trọng. Ông Đỗ Ngọc Hưng nhấn mạnh: “Doanh nghiệp cần sử dụng nguyên liệu từ các nguồn không bị điều tra hoặc tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm. Điều này giúp giảm nguy cơ bị áp thuế chống lẩn tránh trong tương lai”.

Mặt hàng tôm nước ấm là một ví dụ điển hình trong việc ứng phó với các biện pháp PVTM. Bị điều tra trợ cấp, tuy nhiên là kết quả cuối cùng của vụ việc là Việt Nam được hưởng mức thuế 2,84% - thấp hơn nhiều so với những nước cũng bị điều tra như là Ấn Độ hay Ecuador. Điều này là một yếu tố đã giúp cho xuất khẩu thủy sản trong năm 2024 có sự tăng trưởng, đặc biệt là ngành tôm.

Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc định hướng và bảo vệ doanh nghiệp. Các cơ quan như Cục Phòng vệ thương mại cần tiếp tục tăng cường hệ thống cảnh báo sớm, đào tạo doanh nghiệp về luật pháp quốc tế và quy trình PVTM. Trong khi đó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị tâm thế chủ động đối mặt với các vụ kiện PVTM. Thay vì bi quan, doanh nghiệp nên coi đây là cơ hội để tái cấu trúc, cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc nghiên cứu kỹ thị trường nhập khẩu, đặc biệt là các ngành sản xuất nội địa của quốc gia đối tác, cũng là yếu tố không thể bỏ qua.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và lao động để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe từ các nước nhập khẩu.

Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam
Hoa Kỳ rà soát lần cuối lệnh áp thuế chống bán phá giá túi dệt từ Việt Nam Hoa Kỳ rà soát lần cuối lệnh áp thuế chống bán phá giá túi dệt từ Việt Nam
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại Hoàn thiện hệ thống pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Giá xăng dầu, giá gạo trong tháng 3 giảm theo giá thế giới đã kéo CPI bình quân quý I/2025 xuống còn 3,22%, thấp hơn mức tăng bình quân của 2 tháng đầu năm. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Trong thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, các con số thống kê – nếu không được đặt đúng trong bối cảnh, hoàn cảnh – đôi khi có thể dẫn đến những ngộ nhận tai hại.
Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Cùng với việc chủ động và linh hoạt trong việc thực thi chính sách, để giảm thiểu tác động do chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đối với kinh tế nước ta, Chính phủ cần tiếp tục thực thi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 5/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Thuế nhập khẩu hàng Việt vào Mỹ lên tới 46% có thể đẩy xuất khẩu vào thế khó. Không chỉ là thuế, đây là bài toán chiến lược, Việt Nam sẽ ứng phó ra sao?
Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội quý I/2025 tăng 7,35%, mức cao nhất trong 5 năm gần đây, cùng với đó là kết quả tích cực từ thu ngân sách, đầu tư, du lịch và xuất nhập khẩu.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kịch bản tăng trưởng theo hướng rất tích cực, phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025 (cao hơn 2% so với mục tiêu Chính phủ giao là 9%).
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hàng loạt ngành nghề mũi nhọn như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản.
Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 3 ước đạt 200.000 tấn với giá trị đạt 1,16 tỉ USD, nếu mức giá cao duy trì được trong 3 quý còn lại, cả năm có thể thiết lập mốc kỷ lục 8 tỷ USD.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng nay (2/4) tại Hà Nội. Hội chợ đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Rau quả được coi điểm sáng nhất trong xuất khẩu nhóm nông sản năm 2024. Tuy nhiên, bước sang năm 2025, xuất khẩu những mặt hàng này lại giảm 3 tháng liên tiếp, các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng này kéo dài sẽ khó đạt chỉ tiêu 8 tỉ USD đã đề ra.
Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Ngày 1/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cung cấp thông tin về tình hình sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2025.
VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động