Xuất khẩu nông sản tới Hàn Quốc cần lưu ý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản cần nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của Hàn Quốc về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khi xuất khẩu nông sản sang thị trường này.
Xuất khẩu nông sản lập kỷ lục, nông dân lãi lớnXuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Lào Cai tăng 378%Xuất khẩu nông sản kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Cảnh báo vi phạm mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Xuất khẩu nông sản tới Hàn Quốc cần lưu ý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Xoài là sản phẩm trái cây nhiệt đới được ưa chuộng tại thị trường Hàn Quốc.

Cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam về vi phạm mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, tháng 1/2024, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các sản phẩm xoài nhập khẩu đang được bán tại thị trường Hàn Quốc, trong đó có các sản phẩm xoài xuất xứ từ Việt Nam và Philippines có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lần lượt là 0.08 và 0.05 vượt quá mức quy định của hệ thống PLS (0.01mg/g).

Sản phẩm xoài của Việt Nam được đóng gói trong bao 5kg bị phát hiện tồn dư chất Permethrin – hoạt chất chuyên dùng để trừ bọ xít, sâu ăn lá, sâu đục bông, đục trái... MFDS đã tiến hành thu hồi sản phẩm xoài xuất xứ Việt Nam do Công ty TNHH sản xuất chế biến nông sản C.T xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và khuyến cáo người tiêu dùng đã mua các sản phẩm xoài xuất khẩu Việt Nam trả lại nơi bán. Sau thông báo thu hồi ngày 22/01 không phát hiện thêm các lô hàng xoài xuất xứ Việt Nam vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Hàn Quốc, hàng năm Hàn Quốc nhập khẩu khoảng 25 nghìn tấn xoài với trị giá khoảng 110 triệu USD, trong đó nhập khẩu xoài chủ yếu từ Peru và Thái Lan.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, xoài là sản phẩm trái cây nhiệt đới được ưa chuộng tại thị trường Hàn Quốc bên cạnh chuối và dứa nên nhu cầu tiêu thụ là rất lớn. Các sản phẩm trái cây nhiệt đới của Việt Nam vẫn còn dư địa rất lớn tại thị trường Hàn Quốc.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu xoài Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng từ 7,9 triệu USD (2022) lên 9,9 triệu USD (2023) nhưng các sản phẩm xoài của Việt Nam vẫn chưa chú ý đến tồn dư thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến những vi phạm đáng tiếc về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc.

“Nhiều khả năng xoài của Việt Nam vượt ngưỡng quy định cho phép là do được trồng tại các vùng đất chưa được làm sạch thuốc bảo vệ thực vật và được trồng phân tán nên khó kiểm soát toàn bộ quá trình trồng, thu hoạch và xử lý hơi nước. Do đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến thông tin, cảnh báo sớm cho doanh nghiệp xuất khẩu xoài của Việt Nam”, các chuyên gia đánh giá.

Trước đó, năm 2023, mặt hàng ớt đông lạnh của Việt Nam Nam đang được bán tại thị trường Hàn Quốc cũng đã bị MFDS thu hồi do phát hiện dư lượng PLS vượt ngưỡng cho phép khi kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm ớt đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Khối lượng thu hồi là 24 tấn ớt đỏ đông lạnh sản xuất năm 2022 được đóng gói trong bao 20kg, 1kg và 500g do một Công ty thương mại Hàn Quốc nhập khẩu từ một công ty của Việt Nam.

Đối với loại ớt đóng gói 20kg và 500g tồn dư chất tricyclazole là 0,04mg/kg và ớt đóng gói 01kg mức tồn dư là 0,02mg/kg cao hơn mức quy định cho phép là dưới 0,01mg/kg. Chất Tricyclazole là loại hoạt chất quen thuộc trong việc điều trị bệnh nấm, nhất là đối với cây lúa.

Theo kế hoạch kiểm tra đối với nông sản nhập khẩu vào Hàn Quốc của MFDS, mặt hàng ớt đông lạnh của Việt Nam nằm trong giai đoạn kiểm tra từ 31/3/2023 đến 30/3/2024 đối với 7 loại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là Diniconazole, Tolfenpyrad, Tricyclazole, Permethrin, Dimethoate, Isoprothiolein, Methominostrobin.

Những vụ việc như trên nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh nông sản của Việt Nam. Do đó, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản nói chung cần nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của Hàn Quốc về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khi xuất khẩu nông sản sang thị trường này.

Xuất khẩu nông sản tới Hàn Quốc cần lưu ý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu, phân tích thị trường Hàn Quốc.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa khi cả hai nước cùng tham gia và hưởng lợi nhiều lợi ích từ các FTA song phương và đa phương. Hơn nữa, cơ cấu xuất nhập khẩu của hai nước có tính bổ sung rõ nét và ít có sự cạnh tranh trực tiếp.

Đặc biệt, thị trường Hàn Quốc hiện có xu hướng thực phẩm giản tiện thay thế bữa ăn gia đình với các sản phẩm ăn liền, dễ nấu, dễ ăn đang tăng trưởng nhanh chóng tại Hàn Quốc, nhất là 5 năm trở lại đây. Cùng đó là sự lên ngôi của sản phẩm tốt cho sức khoẻ, tăng sức đề kháng như sản phẩm organic, thực phẩm dành cho người già.

Bên cạnh đó là xu hướng tiêu dùng sản phẩm thay thế thịt, bảo vệ môi trường với bao bì đóng gói hạn chế sử dụng nguyên liệu từ nhựa, mô hình quản trị ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp). Và những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định, quy trình kiểm dịch.

Theo thương vụ, để sản phẩm xuất khẩu tiêu thụ tốt tại Hàn Quốc thì sản phẩm ngoài cần chất lượng, hương vị còn cần yếu tố bổ trợ như ổn định trong sản xuất, an toàn trong chế biến lưu thông, chữ tín trong cam kết. Có các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong đàm phán và giữ đối tác lâu dài.

Do đó, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến nghị, các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu, phân tích thị trường Hàn Quốc để xác định rõ sản phẩm hướng tới phân khúc tiêu dùng nào, sản phẩm cần đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (hệ thống PLS) tại thị trường Hàn Quốc.

Hướng dẫn đánh giá vệ sinh nhập khẩu đối với sản phẩm động vật

Xuất khẩu nông sản tới Hàn Quốc cần lưu ý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Tất cả các quốc gia không được phép nhập khẩu thịt và trứng sống vào Hàn Quốc đều sẽ phải nộp đơn xin ISA trước ngày 14/6/2025

Cũng trong tháng 1/2024, MFDS đưa ra thông báo về việc hướng dẫn đánh giá vệ sinh nhập khẩu đối với sản phẩm động vật.

Theo “Đạo luật đặc biệt về kiểm soát an toàn thực phẩm nhập khẩu” và “Nghị định thực hiện Đạo luật đặc biệt về kiểm soát an toàn thực phẩm nhập khẩu” được sửa đổi kể từ ngày 12/12/2023, các sản phẩm động vật do MFDS quản lý, được xác định theo mã thực phẩm Hàn Quốc sẽ phải tuân theo đánh giá vệ sinh nhập khẩu (Import Sanitation Assessment - ISA) của MFDS bắt đầu từ ngày 14/6/2024, bao gồm: Các sản phẩm có chứa thịt đã qua chế biến: là sản phẩm được sản xuất/chế biến sử dụng thịt làm nguyên liệu chính, không bao gồm các sản phẩm chăn nuôi; Các sản phẩm có chứa trứng đã qua chế biến: là sản phẩm được sản xuất/chế biến có sử dụng trứng làm nguyên liệu chính, không bao gồm các sản phẩm chăn nuôi; Các sản phẩm thịt và các loại trứng khác: sẽ được định nghĩa trong thông báo Thực thi Đạo luật.

Theo thông báo của MFDS vào tháng 9/2023, tất cả các quốc gia không được phép nhập khẩu thịt và trứng sống vào Hàn Quốc đều sẽ phải nộp đơn xin ISA trước ngày 14/6/2025.

Đối với Việt Nam, mặc dù thịt gà và trứng ăn được (gà, vịt, chim cút) không được phép nhập khẩu, tuy nhiên các sản phẩm có chứa thịt chế biến sử dụng thịt gà làm nguyên liệu và các sản phẩm có chứa trứng đã qua chế biến của Việt Nam đã được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc từ năm 2016-2023, sau khi “Đạo luật đặc biệt về thực phẩm nhập khẩu kiểm soát an toàn” được ban hành.

Để duy trì việc xuất khẩu các sản phẩm có chứa thịt chế biến sử dụng thịt gà làm nguyên liệu và các sản phẩm có chứa trứng đã qua chế biến từ Việt Nam sang Hàn Quốc, việc đánh giá vệ sinh nhập khẩu (ISA) cho các sản phẩm động vật này phải được hoàn thành trước ngày 14/6/2025 để được đưa vào danh sách các nước được phép nhập khẩu sản phẩm động vật.

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt 76 tỷ USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Hàn Quốc đạt 23,5 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đạt 52,5 tỷ USD.

Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc như sau: Nhóm chế biến, chế tạo (19,4 tỷ USD, giảm gần 2%); nhóm nông thuỷ sản (1,3 tỷ USD, giảm 8,3%); nhóm nhiên liệu, khoáng sản (249,3 triệu USD, tăng 28,5%); nhóm vật liệu xây dựng (hơn 1 tỷ USD, giảm gần 5%).

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc gồm: Nhóm chế biến, chế tạo (45,4 tỷ USD, giảm 16,2%); nhóm nông thuỷ sản (414,6 triệu USD, giảm 14,3%); nhóm nhiên liệu, khoáng sản (3,5 tỷ USD, giảm 6,5%); nhóm vật liệu xây dựng (2,1 tỷ USD, giảm 11,3%).

Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam tăng hơn 1.000%, cách nào để chắc chân thị trường? Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam tăng hơn 1.000%, cách nào để chắc chân thị trường?
Xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh ngay tháng đầu năm 2024 Xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh ngay tháng đầu năm 2024
Tin vui cho doanh nghiệp xuất khẩu thịt gia cầm đầu năm mới Tin vui cho doanh nghiệp xuất khẩu thịt gia cầm đầu năm mới
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh tháng đầu năm, mở ra nhiều kỳ vọng cho năm mới Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh tháng đầu năm, mở ra nhiều kỳ vọng cho năm mới
An Giang xuất khẩu thành công lô xoài hạt lép đầu tiên sang Hàn Quốc An Giang xuất khẩu thành công lô xoài hạt lép đầu tiên sang Hàn Quốc
Những tín hiệu tích cực từ xuất khẩu hàng hoá ngay đầu năm mới Những tín hiệu tích cực từ xuất khẩu hàng hoá ngay đầu năm mới
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh: Hướng tới kỷ lục mới trong năm 2024 Xuất khẩu rau quả tăng mạnh: Hướng tới kỷ lục mới trong năm 2024
Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN đối với một số nhóm hàng như ô tô, khí hóa lỏng LNG, đùi gà đông lạnh, quả táo tươi, Ethanol, nho khô...
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, các hiệp hội ngành hàng và chính quyền địa phương để đánh giá tình hình cung cầu và giá cả trên thị trường​, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại.
Ngành gạo cần làm gì trước nỗi lo “miếng bánh” thị phần đang nhỏ lại?

Ngành gạo cần làm gì trước nỗi lo “miếng bánh” thị phần đang nhỏ lại?

Từ cuối năm 2024 đến giữa tháng 2/2025, giá lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Để giữ vững đà tăng trưởng trong bối cảnh giá gạo giảm và cạnh tranh gia tăng giữa các nguồn cung, các doanh nghiệp cần có giải pháp hiệu quả nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Công bố 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố

Công bố 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Xuân Sang vừa ký ban hành Quyết định về việc công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam, với 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026, mở rộng với xăng dầu, phân bón

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026, mở rộng với xăng dầu, phân bón

Bên cạnh những mặt hàng trong danh mục giảm thuế giá trị gia tăng cũ, Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với xăng dầu, máy giặt, lò vi sóng và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026.
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó?

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó?

Xuất khẩu rau quả ghi nhận giảm tháng thứ ba liên tiếp khiến các chuyên gia lo ngại kim ngạch xuất khẩu năm 2025 có thể giảm so với năm 2024 và khó đạt 8 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á

Thái Lan tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á

Thái Lan hiện là thị trường tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á, đứng sau Trung Quốc, mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản trong thời gian tới.
TS. Cấn Văn Lực: Hành lang pháp lý vững chắc là nền tảng thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững

TS. Cấn Văn Lực: Hành lang pháp lý vững chắc là nền tảng thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để bắt kịp làn sóng tiền kỹ thuật số trên thế giới. Nếu xây dựng được một khung pháp lý phù hợp, chúng ta không chỉ kiểm soát được rủi ro mà còn tạo điều kiện để nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, bắt kịp xu hướng toàn cầu.
Doanh nghiệp Bỉ tìm nhà cung ứng cà phê hạt

Doanh nghiệp Bỉ tìm nhà cung ứng cà phê hạt

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU thông tin, một Thương nhân của Bỉ cần tìm nhà cung ứng cà phê hạt của Việt Nam để xuất khẩu đi Kazakhstan.
Yêu cầu Shopee, Tiktok shop báo cáo việc tăng phí “sốc”

Yêu cầu Shopee, Tiktok shop báo cáo việc tăng phí “sốc”

Về việc các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và TikTok Shop công bố kế hoạch điều chỉnh chính sách thu phí sàn, Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương) khẳng định sẽ yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí, nhằm đảm bảo không có sự lạm dụng vị thế thị trường.
Xuất khẩu trứng lỏng - “lối ra” vững chắc cho ngành hàng trứng gia cầm giữa lúc giá giảm

Xuất khẩu trứng lỏng - “lối ra” vững chắc cho ngành hàng trứng gia cầm giữa lúc giá giảm

Trứng gia cầm Việt Nam đang có sản lượng lớn, cơ quan chức năng trong nước cũng tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp Việt có thể xuất khẩu nhưng trứng tươi có hạn sử dụng ngắn, và chỉ bảo quản mát chứ không thể bảo quản đông dài ngày nên không dễ bước chân vào các thị trường khó tính.
Tiền Giang xuất khẩu 1 tấn xoài tượng da xanh sang Hoa Kỳ

Tiền Giang xuất khẩu 1 tấn xoài tượng da xanh sang Hoa Kỳ

Việc xuất khẩu lô xoài tượng da xanh của Tiền Giang sang thị trường Hoa Kỳ sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, giúp chúng ta tiếp cận thị trường toàn cầu, khẳng định vị thế của nông sản Tiền Giang.
An Giang: Huyện Phú Tân nhân rộng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

An Giang: Huyện Phú Tân nhân rộng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Năm 2025, huyện Phú Tân (An Giang) sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nhân rộng mô hình sử dụng biến tần và hệ thống điều khiển từ xa IoT cho hệ thống bơm ở hợp tác xã nông nghiệp.
Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm ghi nhận mức giảm mạnh nhất từ trước đến nay. Trước những khó khăn của ngành rau quả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa giao Bộ trưởng Bộ Công thương nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây.
Phập phồng nỗi lo xuất khẩu sầu riêng

Phập phồng nỗi lo xuất khẩu sầu riêng

Những vườn sầu riêng chín sớm ở miền Tây đang bước vào giai đoạn đầu vụ, dự kiến đến cuối tháng 3 nguồn cung sẽ tăng mạnh hơn.. Nhiều nhà vườn ở Tiền Giang, Bến Tre vui mừng khi giá mua trái cây đã tăng mạnh so với tháng trước.
Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Trong khi trứng tại Mỹ khan hiếm và đắt đỏ thì nguồn cung trứng tươi ở Việt Nam khá dồi dào nhưng các doanh nghiệp lại không dễ bước chân vào thị trường khó tính này.
"Xanh hóa" ngành dệt may để gia tăng lợi thế xuất khẩu

"Xanh hóa" ngành dệt may để gia tăng lợi thế xuất khẩu

"Xanh hóa" sản xuất không chỉ giúp bảo vệ môi trường, mà còn giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ phía khách hàng quốc tế.
Cá tra Việt Nam có thể được hưởng lợi từ thương chiến?

Cá tra Việt Nam có thể được hưởng lợi từ thương chiến?

Sản lượng cá tra của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng mặc dù có sự cạnh tranh với các nhà sản xuất khác. Ngành cá tra có thể được hưởng lợi từ việc áp thuế đối với cá rô phi Trung Quốc của Hoa Kỳ.
Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Foodservice là hội chợ lớn bậc nhất tại Úc về ngành thực phẩm, đồ uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống và các sản phẩm có liên quan.
Tiềm năng và cơ hội tăng cường xuất khẩu sang thị trường Lebanon

Tiềm năng và cơ hội tăng cường xuất khẩu sang thị trường Lebanon

Lebanon là thị trường tại Trung Đông-Châu Phi có nhiều tiềm năng và là cơ hội lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
EU không áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

EU không áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

Việc thép cán nóng của Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá cho thấy trình độ và kinh nghiệm xử lý các vấn đề pháp lý trên thị trường quốc tế.
Những khoản tiền người lao động có thể nhận khi nghỉ việc năm 2025

Những khoản tiền người lao động có thể nhận khi nghỉ việc năm 2025

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc, trợ cấp thất nghiệp, tiền nghỉ phép năm và tiền lương chưa thanh toán là những khoản tiền người lao động có thể nhận khi nghỉ việc năm 2025.
Tháo điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%

Tháo điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%

Cải cách thể chế, tinh gọn bộ máy có vai trò đặc biệt quan trọng, là khâu đột phá trong thực hiện, từ đó chọn ra những con người tốt nhất để đạt mục tiêu cao nhất.
Tăng cường kiểm soát mặt hàng đồ chơi có liên quan đến lãnh thổ Việt Nam

Tăng cường kiểm soát mặt hàng đồ chơi có liên quan đến lãnh thổ Việt Nam

Mới đây, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Công văn số 44/TTTN-NV ngày 12/3/2025 gửi Chi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra mặt hàng đồ chơi có hình ảnh, nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Thanh Hoá: Huyện Hậu Lộc công bố đạt chuẩn nông thôn mới

Thanh Hoá: Huyện Hậu Lộc công bố đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 11/3, huyện Hậu Lộc long trọng tổ chức lễ công bố huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ gửi thư và lẵng hoa chúc mừng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động