Xuất khẩu tôm sang Mỹ, Trung Quốc khả quan 2 tháng cuối năm Xuất khẩu thủy sản chưa thể bứt phá trong ngắn hạn Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng gần 34% |
7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 11 tháng
7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD. |
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11, có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Các mặt hàng gồm: Điện tử máy tính và linh kiện đạt 48,94 tỷ USD; điện thoại và linh kiện đạt 46,23 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 37,22 tỷ USD; dệt may đạt 28,96 tỷ USD; giày dép đạt 17,36 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 12 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 11,49 tỷ USD.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 587,68 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 6,4%; nhập khẩu giảm 11,7%; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,44 tỷ USD.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 306,06 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 81,49 tỷ USD, giảm 2,6%, chiếm 26,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 224,57 tỷ USD, giảm 7,7%, chiếm 73,4%.
Có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,1%.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản sơ bộ đạt 3,76 tỷ USD, chiếm 1,2%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 270,45 tỷ USD, chiếm 88,4%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 24,02 tỷ USD, chiếm 7,8%; nhóm hàng thủy sản đạt 7,82 tỷ USD, chiếm 2,6%.
Về nhập khẩu hàng hóa, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 281,62 tỷ USD, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 100,54 tỷ USD, giảm 9,8%, chiếm 35,7% tổng kim ngạch nhập khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,08 tỷ USD, giảm 12,7%, chiếm 64,3%.
Có 43 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,2% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 3 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 43,6%).
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất sơ bộ đạt 264,13 tỷ USD, chiếm 93,8%; trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,8%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng sơ bộ đạt 17,49 tỷ USD, chiếm 6,2%.
Tổng cục Thống kê cho biết, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 24,44 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 8,1 tỷ USD); trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,05 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 43,49 tỷ USD.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh đạt 1,52 tỷ USD
Điện thoại và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất với 413 triệu USD, tăng 19,8% (tương đương tăng gần 70 triệu USD). |
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10, xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,52 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng hơn 200 triệu USD).
Điện thoại và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất với 413 triệu USD, tăng 19,8% (tương đương tăng gần 70 triệu USD).
Ngoài ra còn 3 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; giày dép.
Chiều ngược lại, hết tháng 10, kim ngạch nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ đạt 369 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022 (tương đương kim ngạch tăng gần 20 triệu USD). Số lượng các mặt hàng nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ ít hơn so với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
5 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ Thổ Nhĩ Kỳ, gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; vải; linh kiện, phụ tùng ô tô; hóa chất; dược phẩm.
Trong quan hệ thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ, nước ta đạt được thăng dư thương mại lớn, hết tháng 10 con số xuất siêu đạt gần 1,15 tỷ USD.
Việt Nam hiện là đối tác lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ trong nhóm các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chỉ sau Malaysia.
Năm 2021, thương mại song phương Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đạt 1,6 tỷ USD. Tuy nhiên đến năm 2022, kim ngạch thương mại có dấu hiệu hồi phục, đạt hơn 2 tỷ USD.