Mức độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc đứng thứ 4 cả nước |
Dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 thế nhưng với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp chính vì vậy dịch bệnh tại tỉnh Vĩnh Phúc đã kiểm soát.
Tính riêng 6 tháng đầu năm 2021 mức độ tăng trưởng GRDP so với cùng kỳ năm trước đạt 14,21%, giữ vị trí thứ nhất tại vùng Đồng bằng sông Hồng và vị trí thứ 3 cả nước sau tỉnh Hòa Bình, Ninh Thuận.
Quý III/2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến cho nhiều tình thành phải thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt để phòng chống dịch bệnh. Dịch Covid-19 dẫn đến việc tăng trưởng GDP cả nước trong quý III/2021 âm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020, đây là mức giảm sâu nhất từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
Tuy tỉnh Vĩnh Phúc thành kiểm soát tốt dịch Covid-19, thế nhưng việc dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, điều đó khiến cho GRDP của tình Vĩnh Phúc trong quý III chỉ tăng 0,79% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do mức độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm của tỉnh Vĩnh Phúc cao nên GRDP 9 tháng của tỉnh vẫn đạt 9,62%.
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang đứng thứ 3 vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 4 cả nước về tăng trưởng, chỉ xếp sau tỉnh Hà Nam, Gia Lai, Hải Phòng.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, tỉnh Vĩnh Phúc có mức độ tăng trưởng tốt, cụ thể, công nghiệp – xây dựng tăng 15,17%; công nghiệp tăng 16,23%; khu vực nông – lâm thủy sản tăng 4,79% và khu vực dịch vụ tăng 2,81%.
Theo đánh giá của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, nhờ sự chỉ đọa quyết liệt trong việc tái cơ cấu cây trông và vật nuôi, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, vật tư, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ trong khoa học và cơ giới hóa trong sản xuất nên ngành nông-lâm nghiệp, thủy sản có sự phát triển tốt, đạt mức tăng trưởng khá với 4,79%, đóng góp 0,32% vào mức tăng trưởng chung của GRDP địa phương.
Mức độ tăng trường ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc phát triển tốt |
Trong đó, mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt 8,34%, chủ yếu nhờ sự phục hồi của việc chăn nuôi lợn. Tính chung 9 tháng, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng vẫn tăng 11,95% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng các ngành chăn nuôi khác đều đạt mức tăng khá, thịt gia cầm tăng 4,98%, trứng tăng 8,16%, sữa bò tươi tăng 21,24%.
Đối với ngành trồng trọt mức độ phát triển ổn định, diện tích gieo trồng toàn tình có xu hương giảm (giảm 0,46%) nhưng không đáng kể. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc thu hoạch và tiêu thụ các loại nông sản cũng gặp khó khăn nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời từ các cấp chính quyền nên việc tiêu thụ nông sản của người dân đã được tháo gỡ. Bên cạnh đó, nhờ thực hiện tốt khâu chăm sóc, tuân thủ sự chỉ đạo và lịch thời vụ của ngành nông nghiệp nên ước tính năng suất lúa cả năm tăng 2,8%, do đó, ngành trồng trọt vẫn đạt mức tăng trưởng 1,32%.
Đối với khu vực công nghiệp – xây dựng trong 9 tháng đầu năm tăng truongwr 15,17%, đóng góp 7,07 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của tỉnh. Trong đó, riêng ngành công nghiệp tăng 16,23%, đóng góp 6,72 điểm phần trăm.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng công nghiệp vẫn đạt mức khá cao với 16,23%. Trong đó, ngành linh kiện điện tử tiếp tục duy trì đà tăng trường và đạt mức tăng 32,55% so với cùng kỳ 2020, có mức đóng góp lớn nhất vào chỉ số tăng chung ngành công nghiệp của tỉnh (5,04 điểm % tăng trưởng).
Ngành sản xuất ôtô gặp khó khăn trong quý III, khiến các doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm sản lượng sản xuất do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, hoạt động thông thương giữa các tỉnh/thành phố bị hạn chế; chỉ số sản xuất ngành sản xuất xe có động cơ giảm 3 tháng liên tiếp trong quý. Tuy nhiên, do chỉ số sản xuất đạt mức tăng cao trong các tháng đầu năm, nên tính chung 9 tháng, ngành sản xuất xe có động cơ vẫn đạt mức tăng trưởng 13,85%, đóng góp 0,87 điểm% tăng trưởng.
Đối với ngành thương mại dịch vụ, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nhưng trong 9 tháng đầu năm 2021, ngành dịch vụ trên địa bàn vẫn đạt mức tăng trưởng 2,81%, đóng góp 0,59 điểm % vào tăng trưởng chung của toàn tỉnh.