Thêm một thương hiệu gạo Việt chinh phục thị trường Nhật Bản Ấn Độ thúc đẩy xuất khẩu trở lại đã tác động mạnh đến giá gạo Ấn Độ nới xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao? |
Việt Nam vẫn chi lượng tiền rất lớn để nhập khẩu gạo. |
Với sản lượng nhập khẩu gạo lên tới 3,2 triệu tấn, Việt Nam sẽ là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới sau Indonesia khoảng 3,7 triệu tấn và Philippines đứng đầu với 5 triệu tấn. "Dự báo năm 2025, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ sụt giảm còn khoảng 7,35 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới. Nguyên nhân do Ấn Độ quay trở lại thị trường và nước này sẽ xuất khẩu khoảng 22 triệu tấn gạo các loại, đứng đầu thế giới. Thái Lan với 7,5 triệu tấn sẽ đứng ở vị trí thứ 2", theo USDA.
Theo USDA, Việt Nam bắt đầu nhập khẩu gạo từ năm 2020 nhưng đến năm 2021 con số đã vượt 2 triệu tấn.
Ban đầu, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu gạo giá rẻ từ Ấn Độ.
Từ năm 2022 trở đi, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mua gạo từ Campuchia do nông dân nước này chuyển sang sử dụng các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao của Việt Nam. Điều này giúp nông dân Campuchia có thu nhập tốt hơn và cũng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển thương mại gạo.
Dự báo năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu khoảng 3,1 triệu tấn gạo, chủ yếu cũng từ Campuchia.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là nhà cung cấp gạo lớn cho các nước trong khu vực như Philippines, Indonesia và Malaysia.
Đặc biệt, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng lên con số kỷ lục 8,9 triệu tấn là do nhu cầu gạo của thị trường tiêu thụ chủ lực Philippines tăng cao. USDA dự báo Philippines sẽ nhập khẩu tới 5 triệu tấn gạo, và Việt Nam là nguồn cung chủ chốt với 80% thị phần. Philippines tăng nhập khẩu gạo do nước này liên tiếp hứng chịu các cơn bão trong thời gian gần đây làm ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, hồi giữa năm nay nước này cắt giảm thuế nhập khẩu cũng khuyến khích hoạt động thương mại gạo quốc tế gia tăng. "Năm 2025, Philippines sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu gạo thêm 100.000 tấn so với năm 2024, lên tới con số 5,1 triệu tấn", báo cáo của USDA cho hay.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố 9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gạo gần 1 tỉ USD.
Bộ này cũng dự báo Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu do nhu cầu gạo trên toàn cầu tăng cao, đồng nghĩa với Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu gạo trong tương lai.
Việt Nam phấn đấu trồng một triệu ha lúa phát thải thấp. |
Trả lời báo chí về việc Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo bình thường hay bất thường?, ông Nguyễn Văn Nhựt - Giám đốc Công ty CP Hoàng Minh Nhật, TP. Cần Thơ - cho biết, việc xuất khẩu gạo chất lượng cao và nhập gạo chất lượng thấp là xu thế bình thường của kinh tế thị trường. Điều này do tính hiệu quả kinh tế quyết định, như việc “nước chảy về chỗ trũng”.
Theo ông Nhựt, dòng gạo cấp thấp như giống IR50404 được trồng phổ biến cách đây 10-15 năm, khi đó chiếm tới 70-80% diện tích trong tổng cơ cấu giống lúa của Việt Nam. Với đặc tính hạt gạo khô, xốp, nở… giống IR50404 thích hợp để làm các sản phẩm sau gạo như bánh, bún, bột… Do giá trị không cao, nông dân dần thay thế bằng các giống lúa thơm, dẻo, chất lượng cao, có giá trị cao hơn, vì vậy dòng gạo cấp thấp thiếu hụt và phải nhập.
“Cái gì rẻ thì mình mua, cái gì mình làm được giá cao thì mình làm, lấy tiền đó mua cái rẻ về chế biến, đó là chuyện bình thường, do tính hiệu quả của hạt gạo chứ không có gì to tát, lo ngại. Trồng lúa thơm bán 600 USD/tấn, loại như IR50404 chỉ 500 USD/tấn, vậy chọn cái nào? Vấn đề nằm ở đó. Nếu trồng mà bán giá thấp thì ai trồng làm gì, người nông dân họ biết trồng loại gì có hiệu quả", ông Nhựt nói.