Ấn Độ thúc đẩy xuất khẩu trở lại đã tác động mạnh đến giá gạo Ấn Độ nới xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao? Giá gạo Việt Nam bị tác động không đáng kể |
Indonesia tiếp tục mời thầu 340.000 tấn gạo. |
Các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Pakistan được mời tham gia cạnh tranh. Gạo sẽ được nhận tại các cảng của Indonesia từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2024. Đây là cơ hội lớn cho các nhà cung cấp gạo quốc tế tham gia vào thị trường Indonesia mời thầu gạo.
Cơ quan Thống kê trung ương Indonesia cho biết, năm 2024, nước này hiện có 7,4 triệu ha diện tích đất trồng lúa, giảm 8,5% so với năm 2015 do chuyển đổi sang mục đích sang đất ở và công nghiệp.
Sản lượng lúa của Indonesia năm 2024 dự kiến đạt 30,8 triệu tấn thấp hơn đáng kể so với nhu cầu tiêu thụ nội địa. Sản lượng gạo dự kiến sẽ giảm 760.000 tấn trong năm nay, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Chính vì vậy đầu năm 2024 Indonesia đã phê duyệt hạn ngạch nhập khẩu gạo 3,6 triệu tấn cho năm 2024. Với lượng gạo mời thầu lần này, Indonesia sẽ hoàn thành kế hoạch nhập khẩu trong năm 2024.
Vào tháng 9, nước này đã mở thầu với lượng gạo lên tới 450.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ có 2 doanh nghiệp Việt Nam tham gia và trúng thầu với sản lượng gần 60.000 tấn.
Lý giải nguyên nhân không mặn mà tham gia gói thầu, ông Phạm Thái Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Trung An - cho biết: giá tham gia các gói thầu của Indonesia thấp, nếu xuất khẩu theo giá này chắc chắn doanh nghiệp sẽ lỗ. Một yếu tố khác là do nguồn cung nội địa hiện cũng hạn chế.
Theo số liệu thống kê từ cơ quan chức năng Indonesia, trong 9 tháng đã qua của năm 2024 nước này đã nhập khẩu 3,2 triệu tấn gạo với giá trị trên 2 tỉ USD, tăng 81% về lượng và 105% về kim ngạch. Thái Lan là nguồn cung gạo lớn nhất với 1,14 triệu tấn, Việt Nam đứng thứ 2 với 988.000 tấn, Pakistan 463.000 tấn, Myanmar 407.000 tấn và Ấn Độ 202.000 tấn.
Về kế hoạch dài hạn, Indonesia đang tìm cách tận dụng các đầm lầy để trồng lúa ở các tỉnh Nam Sumatra, Trung Kalimantan và Papua.
Giá gạo Việt Nam hôm nay tại thị trường nội địa ghi nhận tăng từ 50 – 100 đồng/kg với phiên hôm qua 21/10. Hiện, giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.500 - 10.700 đồng/kg - tăng 100 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 cũng tăng 50 – 100 đồng/kg, hiện ở mức 12.600 – 12.750 đồng/kg.
Đối với các sản phẩm phụ phẩm, giá dao động từ 5.900 - 9.600 đồng/kg, với giá tấm OM 5451 ở mức 9.500 - 9.600 đồng/kg và cám khô giảm nhẹ xuống 5.900 - 6.000 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo hôm nay ổn định, chỉ riêng gạo trắng thông dụng tăng 500 đồng/kg, lên mức 17.500 đồng/kg. Gạo thường giữ giá từ 15.000 - 16.000 đồng/kg, trong khi gạo thơm các loại dao động từ 17.000 - 23.000 đồng/kg, với gạo Jasmine dao động trong khoảng 18.000 - 20.000 đồng/kg, gạo Nàng Hoa ở mức 21.500 đồng/kg, và các loại gạo tẻ thường trong khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg. Giá gạo thơm Thái hạt dài tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, lên mức 20.000 - 22.000 đồng/kg, trong khi các loại gạo Hương Lài, Đài Loan và Nhật lần lượt giữ các mức 23.000 đồng/kg, 21.000 đồng/kg và 22.000 đồng/kg.
Đáng chú ý, gạo Nàng Nhen vẫn neo ở mức cao nhất 28.000 đồng/kg.
Các loại phụ phẩm vẫn duy trì mức giá ổn định. Giá tấm OM 5451 hiện ở mức 9.500 - 9.600 đồng/kg, và cám khô dao động trong khoảng 5.900 - 6.000 đồng/kg.