VASEP kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc

Với thị trường Hàn Quốc, VASEP cho rằng, nếu cơ chế hạn ngạch trong VKFTA không được dỡ bỏ, tôm Việt Nam cũng sẽ có nguy cơ không có ưu thế nào trước tôm Peru.
Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam tăng nhẹ 10-15% trong năm 2024 Quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thương hiệu tôm Việt Nam Bước sang quý I/2024, ngành tôm Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt
VASEP kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc
Xét trên bình diện toàn cầu, tôm Việt Nam đang rất khó cạnh tranh về sản lượng và giá với tôm Ấn Độ, Ecuador và Indonesia tại các thị trường Mỹ, Trung Quốc và EU.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có Công văn số 47/CV-VASEP gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; đồng kính gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về việc đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc.

Theo VASEP, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ cuối năm 2015 là một trong các công cụ quan trọng giúp hai nước hiện thực hóa mục tiêu tăng cường hợp tác thương mại song phương.

Thời gian qua, Hiệp định đã có tác động tích cực tới các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hàn Quốc trong đó có thủy sản. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hàn Quốc đã tăng 62% từ 585 triệu USD năm 2015 lên 950 triệu USD năm 2022 và 786 triệu USD năm 2023.

Năm 2024 là năm thứ 10 thực hiện VKFTA. Theo lộ trình, gần hết các dòng hàng thủy sản có mức thuế về 0%. Tuy nhiên, theo cam kết về hạn ngạch tại Phụ lục 2A-1 về quản lý hạn ngạch thuế quan của Hàn Quốc tại Văn kiện VKFTA, hiện vẫn còn nhóm 7 dòng sản phẩm thủy sản (tương ứng với 7 mã HSK: 0306161090, 0306169090, 0306171090, 0306179090, 0306261000, 0306271000 và 1605219000) nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo hạn ngạch (hiện là 15.000 tấn/năm).

Cụ thể, đối với nhóm này, Hàn Quốc chỉ miễn thuế nhập khẩu cho Việt Nam theo VKFTA cho 15.000 tấn/năm (mức hạn ngạch áp dụng từ năm 2020 trở đi). Khối lượng sản phẩm nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA mà phải chịu mức thuế cơ sở là 20%.

Theo thống kê nhập khẩu của Hàn Quốc (kita.org), tổng khối lượng nhập khẩu của 7 dòng sản phẩm trên từ Việt Nam vào Hàn Quốc trong giai đoạn 2016 - 2023 dao động từ 22,5 - 36,3 nghìn tấn, tương ứng với mức vượt hạn ngạch miễn thuế từ 12,5 - 21,3 nghìn tấn/năm.

Cụ thể năm 2022, khối lượng nhập khẩu tôm Việt Nam của 7 mã HSK vào Hàn Quốc là 36.265 tấn, vượt 21.265 tấn so với hạn ngạch miễn thuế; năm 2023 nhập khẩu 29.944 tấn, vượt 14.944 tấn. Như vậy, với riêng sản phẩm tôm chủ lực này, trong giai đoạn 2016 - 2023, có từ 34 - 48% sản lượng tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc phải chịu mức thuế ngoài hạn ngạch là 20%.

VASEP kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc
Công văn số 47/CV-VASEP.

Việc này khiến các nhà nhập khẩu không còn động lực để tăng mua tôm Việt Nam phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng ở Hàn Quốc, thay vào đó họ đang xem xét mua thêm tôm từ các quốc gia khác (như Peru) có Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc mà mức thuế nhập khẩu đã về 0% với lộ trình 5 - 7 năm theo FTA với Hàn Quốc. Điều này làm triệt tiêu toàn bộ các lợi thế về thuế quan từ VKFTA cho các sản phẩm tôm đông lạnh này của Việt Nam ở thị trường Hàn Quốc.

Trong 3 năm gần đây, tính riêng mã HSK 0306171090, lượng nhập khẩu tôm Peru vào Hàn Quốc đã tăng lên đáng kể trong khi năm 2023 lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam đã giảm gần 6.000 tấn. Sự khác biệt này chủ yếu do FTA Peru - Hàn Quốc không quy định về hạn ngạch thuế quan như trong VKFTA.

Dưới tác động của FTA Peru - Hàn Quốc nay đã hoàn thành lộ trình loại bỏ thuế, nguy cơ tôm Việt Nam mất thị phần tại Hàn Quốc là có thể dự báo được nếu tôm Việt Nam tiếp tục phải nhập khẩu theo cơ chế hạn ngạch, với mức “thuế/chi phí thực tế” khoảng 20% trong so sánh với mức thuế ưu đãi không hạn ngạch 0% của tôm Peru, như hiện nay.

Xét trên bình diện toàn cầu, tôm Việt Nam đang rất khó cạnh tranh về sản lượng và giá với tôm Ấn Độ, Ecuador và Indonesia tại các thị trường Mỹ, Trung Quốc và EU. Với thị trường Hàn Quốc, nếu cơ chế hạn ngạch trong VKFTA không được dỡ bỏ, tôm Việt Nam cũng sẽ có nguy cơ không có ưu thế nào trước tôm Peru.

Trong khi đó, đối chiếu với biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam cập nhật nhất (năm 2024), thì toàn bộ các dòng hàng thủy sản nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã ở mức 0%. Như vậy, Việt Nam hoàn toàn mở cửa với thủy sản Hàn Quốc nhưng đổi lại vẫn bị áp hạn ngạch xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc.

Trước tình hình này, theo VASEP việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết để bảo vệ thị phần và lợi ích trong lâu dài của tôm Việt Nam tại thị trường này. Từ góc độ pháp lý, đây là một cơ chế đã được dự kiến trong VKFTA với cam kết tại khoản 2 Điều 2.3 Chương 2 Văn kiện VKFTA (về quy trình tham vấn để xóa bỏ thuế quan sớm hơn cam kết hiện tại).

Từ góc độ thực tiễn, khả năng đề nghị này được phía bạn ủng hộ là rất cao trong bối cảnh Hàn Quốc đang phải đối mặt với thách thức lạm phát cao, giá thực phẩm tăng phi mã, Chính phủ bạn đã phải chủ động giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng và dường như sẽ sẵn sàng xem xét các giải pháp khác giúp giảm giá thực phẩm nhập khẩu như tham vấn điều chỉnh thuế quan VKFTA.

Hiệp hội VASEP báo cáo và đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương và các Bộ NN&PTNT, Ngoại giao xem xét và khởi động việc đề nghị tham vấn với Hàn Quốc để gỡ bỏ hạn ngạch hiện tại đối tôm từ Việt Nam vào Hàn Quốc, để người tiêu dùng Hàn Quốc được tiếp cận nhiều hơn với tôm Việt Nam với giá tốt hơn và đảm bảo sự công bằng cho tôm Việt Nam trong cạnh tranh với các nước khác.

Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu tinh dầu quế
Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững Thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh dừa bền vững
Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên? Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?
Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới
Lâm Đồng: Tăng cường quản lý chất lượng sầu riêng trước thu hoạch Lâm Đồng: Tăng cường quản lý chất lượng sầu riêng trước thu hoạch
Ngành thủy sản Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?
Dư cung toàn cầu, hướng đi nào cho tôm Việt? Dư cung toàn cầu, hướng đi nào cho tôm Việt?
Việt Nam sắp làm chủ công nghệ sản xuất con giống tôm hùm bông Việt Nam sắp làm chủ công nghệ sản xuất con giống tôm hùm bông
Triển vọng tích cực cho xuất khẩu cá tra sang Canada Triển vọng tích cực cho xuất khẩu cá tra sang Canada
Làm gì để khai thác hết tiềm năng của cây dược liệu Làm gì để khai thác hết tiềm năng của cây dược liệu
Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội chốt áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, xăng các loại

Quốc hội chốt áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, xăng các loại

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều mặt hàng mới vào diện chịu thuế. Đây là bước điều chỉnh quan trọng nhằm định hướng tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển bền vững.
Chuyển đổi số thắp lửa mới cho logistics Việt

Chuyển đổi số thắp lửa mới cho logistics Việt

Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu sống còn với ngành logistics Việt Nam. Trong dòng chảy số hóa, yếu tố an toàn thông tin và phát triển bền vững đang trở thành hai trụ cột then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Hóa đơn điện tử – bước đệm xây thương hiệu cho hộ kinh doanh thời số hóa

Hóa đơn điện tử – bước đệm xây thương hiệu cho hộ kinh doanh thời số hóa

Từ ngày 1/6/2025, quy định bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỉ đồng mỗi năm đã chính thức có hiệu lực. Đây là bước đi nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý thuế, đồng thời mở ra cơ hội giúp hộ kinh doanh chuyên nghiệp hóa và xây dựng thương hiệu trong thời đại số. Tuy nhiên, để thích nghi, họ cần vượt qua nhiều rào cản cả về kỹ năng số lẫn tư duy kinh doanh.
Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ

Việt Nam sẵn sàng mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc làm việc với Thượng nghị sĩ Roger Marshall và lãnh đạo Tập đoàn Exxon Mobil nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt – Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, năng lượng và đầu tư.
Xóa bỏ thuế khoán: “Bước đệm thể chế” đưa hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Xóa bỏ thuế khoán: “Bước đệm thể chế” đưa hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Chấm dứt cơ chế thuế khoán từ năm 2026 không chỉ là điều chỉnh kỹ thuật thuế mà còn là cải cách tư duy quản lý, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng. Song để chính sách đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, cần có giai đoạn chuyển tiếp hợp lý và sự hỗ trợ linh hoạt để hộ kinh doanh “lớn lên” mà không bị ngợp trong thủ tục và chi phí tuân thủ.
Hàng giả, ai thiệt hại?

Hàng giả, ai thiệt hại?

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và uy tín quốc gia. Trong cuộc chiến đầy cam go này, không ai là người đứng ngoài cuộc – từ cơ quan chức năng, doanh nghiệp đến từng người dân.
Loại bỏ những rào cản để kinh tế tư nhân phát triển theo Nghị quyết 68

Loại bỏ những rào cản để kinh tế tư nhân phát triển theo Nghị quyết 68

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị được ví như “cơn mưa rào” đối với khu vực kinh tế tư nhân sau một thời kỳ khô hạn chính sách. Tuy nhiên, để nước mưa thực sự thấm đất, cộng đồng doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng cần đồng bộ tháo gỡ hai nút thắt lớn: thể chế pháp lý chồng chéo và cơ chế tín dụng ngặt nghèo. Quan trọng hơn cả, chính sách chỉ hiệu quả khi được triển khai thực chất, có trọng tâm và đến đúng địa chỉ.
Dệt may – da giày Việt Nam: Hướng đến chuỗi cung ứng tự chủ và thị trường mới

Dệt may – da giày Việt Nam: Hướng đến chuỗi cung ứng tự chủ và thị trường mới

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu biến động, rủi ro thuế quan gia tăng và yêu cầu khắt khe về phát triển bền vững từ các thị trường lớn, ngành dệt may – da giày Việt Nam đang nỗ lực tái cấu trúc chiến lược. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tự chủ nguyên phụ liệu và ứng dụng công nghệ số đang được xác định là những “chìa khóa” quan trọng giúp ngành hàng chủ lực này giữ vững vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu.
Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD, máy tính – dệt may dẫn dắt tăng trưởng

Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD, máy tính – dệt may dẫn dắt tăng trưởng

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 vẫn đạt 355,79 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tăng trưởng 14% lên 180,23 tỷ USD, nhập khẩu đạt 175,56 tỷ USD, tăng 17,5%, giúp cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 4,67 tỷ USD – theo số liệu từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính).
Giăng bẫy giữa cơn sốt vàng: Mạo danh ngân hàng, doanh nghiệp để lừa đảo

Giăng bẫy giữa cơn sốt vàng: Mạo danh ngân hàng, doanh nghiệp để lừa đảo

Khi giá vàng trong nước chênh cao so với thế giới và nguồn cung khan hiếm, nhu cầu mua tích trữ tăng mạnh đã tạo “đất diễn” cho hàng loạt hình thức lừa đảo. Từ giả mạo thương hiệu kinh doanh vàng đến mạo danh ngân hàng, các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi, đánh vào lòng tin và tâm lý muốn sinh lời nhanh của người dân. Nhiều ngân hàng, doanh nghiệp lớn đồng loạt phát đi cảnh báo, kêu gọi khách hàng nâng cao cảnh giác để không trở thành nạn nhân.
Gỡ rào cản công nghệ để hộ kinh doanh nhỏ lẻ thực hiện kê khai thuế

Gỡ rào cản công nghệ để hộ kinh doanh nhỏ lẻ thực hiện kê khai thuế

Từ ngày 1/6/2025, hàng chục nghìn hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm phải chuyển từ thuế khoán sang kê khai thực tế và sử dụng hóa đơn điện tử. Trong bối cảnh Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị yêu cầu xóa bỏ hoàn toàn hình thức thuế khoán trong năm 2026, nhiều chuyên gia cho rằng cần có chính sách hỗ trợ công nghệ, chi phí và thủ tục đơn giản hóa để hộ kinh doanh nhỏ lẻ yên tâm chuyển đổi.
Tôm Việt Nam bất ngờ chịu thuế chống bán phá giá cao từ Hoa Kỳ

Tôm Việt Nam bất ngờ chịu thuế chống bán phá giá cao từ Hoa Kỳ

Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa công bố kết quả sơ bộ rà soát hành chính lần thứ 19 về thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh từ Việt Nam, trong đó một doanh nghiệp bị áp mức thuế cao đột biến 35,29%. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cùng các doanh nghiệp liên quan bày tỏ quan ngại sâu sắc, cho rằng có sai sót trong quá trình tính toán.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng nhẹ, giá vàng và USD tiếp tục biến động

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng nhẹ, giá vàng và USD tiếp tục biến động

CPI tháng 5/2025 tăng 0,16% so với tháng trước, lạm phát cơ bản tăng 0,33%. Biến động giá vàng và tỷ giá USD tiếp tục thu hút sự chú ý của thị trường tài chính.
Từ 1/6, hộ kinh doanh kê khai thuế ra sao để không bị vi phạm?

Từ 1/6, hộ kinh doanh kê khai thuế ra sao để không bị vi phạm?

Từ ngày 1-6-2025, hàng chục nghìn hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm chính thức phải sử dụng hóa đơn điện tử phát hành từ máy tính tiền kết nối trực tiếp với cơ quan thuế, thay cho hình thức thuế khoán truyền thống. Đây là bước đi quan trọng nhằm minh bạch hóa nguồn thu, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức về chuyển đổi số và tuân thủ pháp lý với khu vực kinh tế nhỏ lẻ.
Không áp thuế đối ứng 46%: Lợi ích cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ

Không áp thuế đối ứng 46%: Lợi ích cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: "Không áp thuế đối ứng sẽ tạo việc làm cho người lao động Mỹ, giúp người tiêu dùng được tiếp cận thực phẩm chất lượng cao với giá hợp lý từ Việt Nam".
Kinh tế tư nhân: Gỡ rào cản, trao trọng trách để bứt phá

Kinh tế tư nhân: Gỡ rào cản, trao trọng trách để bứt phá

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2025 phiên thứ hai với chủ đề “Kinh tế tư nhân: Gỡ rào cản – Giao trọng trách”, nhiều chuyên gia cho rằng thời điểm hiện tại là cơ hội vàng để khu vực tư nhân vươn lên đóng vai trò trung tâm, động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều đó, cần tháo gỡ rào cản thể chế, đảm bảo an toàn pháp lý và thiết lập hành lang phát triển minh bạch, công bằng.
“Chỉ nhận tiền mặt” để né thuế: Coi chừng bị xử lý hình sự

“Chỉ nhận tiền mặt” để né thuế: Coi chừng bị xử lý hình sự

Trước tình trạng một số cơ sở kinh doanh từ chối thanh toán chuyển khoản để né thuế, Chi cục Thuế Khu vực I (thuộc Cục Thuế TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình) đã phát đi thư ngỏ khuyến nghị hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tuân thủ nghiêm quy định pháp luật về thuế, đồng thời nhấn mạnh hành vi "chỉ nhận tiền mặt" không làm giảm nghĩa vụ thuế mà có thể bị xử lý theo pháp luật.
Đàm phán thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Tạo đà cho bước tiến mới

Đàm phán thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Tạo đà cho bước tiến mới

Hai Bộ trưởng Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết tăng cường hợp tác, đẩy nhanh tiến độ đàm phán Hiệp định thương mại đối ứng, tạo tiền đề cho vòng đàm phán kỹ thuật thứ ba dự kiến tổ chức trong nửa đầu tháng 6-2025.
Sầu riêng đông lạnh Việt Nam bứt tốc trên thị trường tỷ dân

Sầu riêng đông lạnh Việt Nam bứt tốc trên thị trường tỷ dân

Lô hàng sầu riêng đông lạnh đầu tiên vượt cầu Bắc Luân II sang Trung Quốc không chỉ khơi thông dòng chảy xuất khẩu mà còn mở ra cơ hội định vị giá trị mới cho trái cây Việt Nam tại thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng.
Việt Nam ký mua hơn 2 tỷ USD nông sản Mỹ: Bước tiến hợp tác thương mại nông nghiệp

Việt Nam ký mua hơn 2 tỷ USD nông sản Mỹ: Bước tiến hợp tác thương mại nông nghiệp

Trong chuyến công tác tại Mỹ từ ngày 1 đến 7/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đoàn gần 50 doanh nghiệp, hiệp hội ngành nông nghiệp Việt Nam làm việc với các đối tác Mỹ. Đáng chú ý, đoàn doanh nghiệp Việt Nam dự kiến ký các bản ghi nhớ mua nông sản Mỹ với tổng giá trị hơn 2 tỷ USD, trong đó riêng bang Iowa đã ghi nhận 5 bản ghi nhớ trị giá khoảng 800 triệu USD.
Kinh tế nông thôn Hà Nội bứt tốc nhờ chính sách đòn bẩy

Kinh tế nông thôn Hà Nội bứt tốc nhờ chính sách đòn bẩy

Hà Nội đã có nhiều bước tiến trong phát triển kinh tế nông thôn với nông nghiệp và làng nghề là trụ cột chính. Tuy nhiên, nguồn lực và tiềm năng tại các địa phương vẫn còn nhiều dư địa chưa được khai thác hiệu quả, cần chiến lược phát triển bài bản hơn.
Công điện hỏa tốc từ Cục Thuế: Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hóa đơn điện tử

Công điện hỏa tốc từ Cục Thuế: Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hóa đơn điện tử

Ngay trong ngày 1.6, Cục Thuế (Bộ Tài chính) đã ban hành công điện hỏa tốc yêu cầu toàn hệ thống triển khai thực hiện Thông tư 31 và Thông tư 32 – hai văn bản quan trọng vừa có hiệu lực. Trong đó, Thông tư 32 quy định chi tiết về hóa đơn điện tử, điều chỉnh một số nội dung theo hướng linh hoạt hơn so với quy định trước, mở rộng lựa chọn cho hộ, cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp.
Siết trách nhiệm KOL, KOC tiếp tay cho hàng giả: Không còn “vùng xám” pháp lý

Siết trách nhiệm KOL, KOC tiếp tay cho hàng giả: Không còn “vùng xám” pháp lý

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Bộ Công Thương bổ sung nhiều chế tài mạnh tay với KOL, KOC nếu quảng bá hàng giả, hàng kém chất lượng. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong cuộc chiến bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường số.
Việt – Mỹ bắt tay phát triển nông nghiệp bền vững, gắn kết chuỗi cung ứng toàn cầu

Việt – Mỹ bắt tay phát triển nông nghiệp bền vững, gắn kết chuỗi cung ứng toàn cầu

Từ ngày 1 đến 7/6/2025, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đoàn gần 50 đại diện cơ quan, doanh nghiệp và hiệp hội ngành nông nghiệp Việt Nam thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy nhập khẩu nông lâm thủy sản, mở rộng hợp tác công nghệ và tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.
Hộ kinh doanh loay hoay với hóa đơn điện tử từ 1.6

Hộ kinh doanh loay hoay với hóa đơn điện tử từ 1.6

Ngày 1.6, quy định bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, đặc biệt là các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội, không ít hộ kinh doanh nhỏ vẫn trong trạng thái bị động, lo lắng và chưa sẵn sàng triển khai.
Giải pháp chống “được mùa mất giá” cho nông sản

Giải pháp chống “được mùa mất giá” cho nông sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, địa phương chủ động điều chỉnh mùa vụ, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông sản, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định thu nhập cho người nông dân trong mọi tình huống.
Ngành dệt may - da giày có nguy cơ mất lợi thế nếu không thoát khỏi “vòng kim cô” gia công

Ngành dệt may - da giày có nguy cơ mất lợi thế nếu không thoát khỏi “vòng kim cô” gia công

Trước sức ép cạnh tranh, biến động kinh tế toàn cầu và các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường quốc tế, ngành dệt may - da giày Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do và xây dựng thương hiệu riêng để giữ vững vị thế xuất khẩu.
Kết nối nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu từ vườn vải chín

Kết nối nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu từ vườn vải chín

Sáng 30/5, tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã tổ chức sự kiện “Hải Dương mùa vải chín” với chuỗi hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều. Sự kiện do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tỉnh phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức, thu hút sự tham dự của các tham tán thương mại, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động