Dư cung toàn cầu, hướng đi nào cho tôm Việt?

Nhiều hệ lụy đang dần dần bộc lộ khi tình trạng dư cung và giá tôm ở các thị trường xuống mức thấp kỷ lục. Trong đó thể hiện rõ nét nhất là động thái phản ứng của một số thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây, gây quan ngại cho nhiều nước xuất khẩu tôm, trong đó có Việt Nam.
Dư cung toàn cầu, hướng đi nào cho tôm Việt?

Theo bà Kim Thu - Chuyên gia thị trường Tôm VASEP, năm 2023 xuất khẩu tôm của một số quốc gia ghi nhận giảm, nhưng một số “ông lớn” trong ngành vẫn tiếp tục tăng trưởng sản lượng nuôi và xuất khẩu. Xuất khẩu tôm của top 6 quốc gia trên thế giới tăng đều từ 2021 đến 2023.

Tổng sản lượng tôm nuôi năm 2023 ước đạt khoảng 5,6 triệu tấn. Dự báo năm 2024 sản lượng sẽ tăng khoảng 4,8%. Sản lượng tôm của hai quốc gia lớn là Ecuador và Ấn Độ nhìn chung vẫn còn dư thừa để đáp ứng nhu cầu toàn cầu trong năm 2024.

Dư cung toàn cầu, hướng đi nào cho tôm Việt?

Ecuador và Ấn Độ "tăng nóng" gây khủng hoảng nguồn cung tôm toàn cầu

Năm nhà sản xuất tôm hàng đầu lần lượt bao gồm Ecuador, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia; những quốc gia này chiếm khoảng 74% sản lượng toàn cầu vào năm 2023 (ước khoảng 4,1 triệu tấn). Các nhà sản xuất quan trọng khác ở châu Á bao gồm: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Myanmar và các nước khác đóng góp khoảng 840.000 tấn. Và ở Mỹ Latinh, các nhà sản xuất khác do Brazil, Mexico và Venezuela dẫn đầu sẽ bổ sung khoảng 500.000 tấn vào sản lượng thế giới vào năm 2023.

Riêng Ecuador, sản lượng tôm năm 2023 đạt gần 1,49 triệu tấn và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng vào năm 2024. Sau khi tăng trưởng mạnh 16% vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng năm 2023 và 2024 được dự đoán là khoảng 14% mỗi năm, sản lượng năm 2024 có thể vượt 1,5 triệu tấn.

Ngành công nghiệp ở Ecuador được hưởng lợi nhiều từ các khoản đầu tư lớn vào cải tiến gen, công nghệ trang trại, đặc biệt là máy cho ăn tự động và sục khí cơ học.

Theo Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), năm 2023, Ecuador xuất khẩu 1,21 triệu tấn tôm. Năm 2023, Ecuador tăng mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc-thị trường Nnhập khẩu tôm lớn nhất của nước này. Năm 2023, NK tôm vào Trung Quốc vượt qua con số 1 triệu tấn, trong đó Ecuador chiếm 70% tổng khối lượng NK tôm của Trung Quốc. Cả năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 697.102 tấn tôm Ecuador, tăng 23% so với năm trước đó. Trung Quốc chiếm 58% tổng xuất khẩu tôm của Ecuador năm 2023.

Xuất khẩu tôm Ecuador sang Mỹ cũng ghi nhận tăng trong 2023, tăng mạnh so với các năm trước đó. Theo Liên minh tôm miền nam Hoa Kỳ (SSA), các ngân hàng phát triển đa phương đã tài trợ cho ít nhất 8 dự án quan trọng ở Ecuador để tăng sản lượng tôm kể từ năm 2012. Những dự án này cuối cùng đã dẫn đến sự gia tăng nhập khẩu tôm của Ecuador vào Hoa Kỳ, với mức tăng hơn 50% (thêm 90 triệu pound) từ năm 2019 và 2020. Từ năm 2020 đến năm 2021 tăng 47% (thêm 125 triệu pound). Khi thị trường tôm Mỹ đạt điểm bão hòa vào năm 2022, khối lượng nhập khẩu tôm Ecuador của Mỹ tiếp tục tăng vào năm 2023, ngay cả khi giá nhập khẩu trung bình tôm từ Ecuador vào Mỹ giảm mạnh.

Tôm Ecuador cũng bắt đầu tràn vào Bắc Âu, dù thị phần nhỏ hơn Nam Âu. Nga cũng tăng nhập khẩu tôm Ecuador trở thành thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 4 của Ecuador tại châu Âu.

Những tháng đầu năm 2024, trước khó khăn xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Ecuador đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản. Để phát triển thị trường tôm Ecuador tại Nhật Bản, quốc gia này đã quay trở lại tham gia các triển lãm thương mại như FOODEX và hợp tác với Mitsui & Co. Seafoods của Nhật Bản để phân phối mẫu thử tại Triển lãm. Mitsui & Co. Seafoods cũng cho biết sẽ tập trung vào việc bán tôm Ecuador trong thị trường nội địa Nhật Bản.

Tôm chân trắng Ecuador đã phổ biến hơn ở Nhật Bản trong vài năm trở lại đây và CVD của Mỹ với Ecuador có thể thúc đẩy hơn việc Ecuador xuất tôm sang Nhật.

Nhập khẩu tôm nước ấm của Nhật Bản từ Ecuador đã tăng 4,5 lần trong 5 năm qua lên 7.034 tấn vào năm 2023. Phòng nuôi trồng thủy sản quốc gia Ecuador (CNA), chỉ ra rằng xuất khẩu tôm của Ecuador sang Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục 8.051 tấn vào năm 2023, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2022.

Với Ấn Độ: Sản lượng tôm tăng lên mức đỉnh điểm 925.000 tấn vào năm 2021, tăng gấp hơn 4 lần trong vòng 10 năm. Sản lượng tôm năm 2023 ước đạt khoảng 800.000 tấn, giảm khoảng 14% so với năm 2022. Sản lượng tôm thẻ chân trắng của Ấn Độ giảm mạnh vào năm 2023 (giảm khoảng 12%) nhưng sản lượng tôm sú của nước này dường như tiếp tục mở rộng, một xu hướng bền vững trong những năm gần đây. Dự kiến ​​sản lượng tôm chân trắng sẽ phục hồi một phần (khoảng 2%) vào năm 2024.

Dư cung toàn cầu, hướng đi nào cho tôm Việt?

Những hệ lụy qua động thái của Mỹ và Trung Quốc

Năm 2023, Ấn Độ xuất khẩu 713.000 tấn tôm, trị giá 4,88 tỷ USD, tăng 1% về khối lượng, giảm 11% về giá trị so với năm 2022.

Theo SSA, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu tôm quan trọng nhất của Ấn Độ. Năm 2023, xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ chiếm 45,5% về giá trị và 39,7% về khối lượng trong tổng xuất khẩu tôm của Ấn Độ. Ấn Độ đã trở thành nhà cung cấp tôm thịt (peeled shrimp) hàng đầu cho Mỹ. Năm 2023, Hoa Kỳ nhập khẩu hơn 463 triệu pound tôm thịt từ Ấn Độ, trị giá khoảng 1,6 tỷ USD.

Nhập khẩu từ Ấn Độ chiếm hơn một nửa (56%) tổng khối lượng nhập khẩu tôm thịt của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Năm 2023, khối lượng tôm thịt nhập khẩu vào Mỹ từ các nguồn cung trừ Ấn Độ giảm 3% so với năm 2022. Nhưng khối lượng tôm thịt nhập khẩu từ Ấn Độ lại tăng.

Mỹ và Trung Quốc là 2 thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu thế giới. Trong đó, Mỹ chiếm từ 26-30% giá trị nhập khẩu tôm, Trung Quốc chiếm từ 16-22%. Hai thị trường này đang phải “gánh” phần lớn số tôm dư thừa khi mà các nước sản xuất lớn, nhất là Ấn Độ và Ecuador đổ xô xuất khẩu, gây ra cạnh tranh dữ dội không chỉ giữa các nước xuất khẩu tôm và cả với các nhà sản xuất và kinh doanh tôm nội địa. Do dư cung, cả giá tôm nguyên liệu và giá xuất khẩu tôm toàn cầu đều giảm mạnh trong năm 2023.

Trước tình thế đó, hai thị trường đều liên tục có những động thái phản ứng nhằm bảo hộ ngành tôm nội địa, siết chặt nhập khẩu.

Cụ thể là việc Mỹ có động thái điều tra thuế chống trợ cấp (CVD) từ các nguồn cung tôm chính là Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam và đã công bố thuế CVD sơ bộ đối với tôm của 3 nước.

Tiếp đó, liên tiếp xuất hiện các thông tin của hãng tin Associated Press, Tổ chức phi lợi nhuận Corporate Accountability Lab (CAL), Dự án Đại Dương ngoài vòng pháp luật của Mỹ cáo buộc ngành tôm Ấn Độ vi phạm an toàn thực phẩm, sử dụng lao động cưỡng bức trong ngành tôm. Hệ quả, một số công ty dịch vụ thực phẩm lớn ở Mỹ như Sysco Corp., Walmart, Southwind Foods xem xét đình chỉ mua hàng từ một số công ty Ấn Độ.

Liên minh Tôm miền Nam (SSA), cơ quan đại diện cho ngành tôm nội địa Hoa Kỳ, đã gửi thư đến Cục Lao động Quốc tế của Bộ Lao động Hoa Kỳ vào ngày 25/3, chính thức yêu cầu đưa tôm Ấn Độ vào Danh sách năm 2024 của Bộ Lao động Hoa Kỳ gồm các sản phẩm được sản xuất bởi lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức.

Một số Nghị sĩ Mỹ mới đây đã giới thiệu Đạo luật Cứu ngành tôm của chúng ta (Save Our Shrimpers Act) để cấm các tổ chức tài chính quốc tế sử dụng tiền của người nộp thuế Hoa Kỳ để tài trợ cho bất kỳ hoạt động nào liên quan đến nuôi tôm, chế biến tôm hoặc xuất khẩu tôm ở nước ngoài.

Trung Quốc - thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Ecuador – cũng cảnh báo và tăng cường kiểm soát ATTP đối với tôm nhập khẩu từ Ecuador. Tháng đầu năm 2024, tôm Ecuador cũng bị “soi” tại thị trường Trung Quốc sau khi blogger Wang Hai, vốn được mệnh danh là chuyên gia chống hàng giả, đã “vạch trần” tôm Ecuador được bán trên nền tảng thương mại có chứa chất bảo quản vượt mức cho phép.

Trong cáo buộc đối với tôm Ấn Độ, có cả những sản phẩm tôm đã được chứng nhận có trách nhiệm với xã hội và môi trường bởi các chương trình chứng nhận lớn trong ngành. Nên các bên ủng hộ ngành tôm nội địa Mỹ cũng kêu gọi tẩy chay BAP.

Dư cung toàn cầu, hướng đi nào cho tôm Việt?

Hướng đi nào cho tôm Việt?

Rõ ràng là Ecuador và Ấn Độ chưa có ý định “kiềm chế” lại sản lượng tôm trong tương lai. Mặc dù hai nước này cũng có kế hoạch tăng thêm tôm giá trị gia tăng, nhưng trong tương lai ngắn thì thế mạnh của họ vẫn là tôm nguyên liệu như tôm vỏ, tôm thịt. Với thực trạng SX hiện nay (chi phí đầu vào cao, giá thành cao), tôm Việt Nam chắc chắn sẽ không cạnh tranh được với Ấn Độ và Ecuador trong phân khúc này.

Ví dụ, từ số liệu nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 2/2024 cho thấy, giá tôm thẻ vỏ của Việt Nam đang cao hơn 1-2 USD/kg so với tôm của Ấn Độ và Indonesia, tôm sú vỏ cao hơn từ 3-5 USD/kg. Trong khi đó, giá tôm tẩm bột nhập khẩu từ Việt Nam cao hơn so với sản phẩm của Ấn Độ và Indonesia, nhưng lại thấp hơn so với tôm tẩm bột của Thái Lan.

Do vậy, sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam cần được định hình lại như thế nào để hạn chế được nguy cơ bị các biện pháp phòng vệ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các rào cản phi thuế quan và áp lực cạnh tranh với các nước khác?

Ngoài việc luôn luôn phải đảm bảo tuân thủ các quy định của thị trường về ATVSTP, lao động, môi trường…nên chăng doanh nghiệp tôm Việt nghĩ đến việc tăng hơn nữa chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm tôm xuất khẩu, thay vì chạy theo số lượng, sản lượng như Ấn Độ và Ecuador?

Hiện nay, tỷ trọng của tôm chế biến bảo quản xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU đang có xu hướng tăng và trội hơn so với tôm nguyên liệu, cho thấy tôm Việt đang phát huy được thế mạnh của mình và đang có hướng đi đúng. Cũng giống như Thái Lan, Việt Nam nên tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu tôm chế biến sâu để thu về giá trị tốt hơn, chấp nhận “khiêm tốn” hơn về sản lượng xuất khẩu, nhưng giảm nguy cơ bị áp các biện pháp phòng vệ thương mại. Nhất là tại thị trường Mỹ, đây cũng không phải là mặt hàng có tính đối kháng với tôm nội địa Mỹ, thì liệu đây có nên là phương án ưu tiên của các doanh nghiệp trong tương lai?

Sự bùng phát nguồn cung tôm thế giới trong thời gian qua chủ yếu do tăng sản lượng tôm thẻ chân trắng. Nhiều nông dân nuôi tôm thẻ đã bị thất bại vì giá xuống chạm đáy. Đã xuất hiện xu hướng trở lại của tôm sú ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Theo thông tin từ một công ty cung cấp tôm giống, từ đầu năm 2023, do xuất hiện nhiều vấn đề trên tôm thẻ (giá thấp, bệnh EHP, đặc biệt gần đây là TDP), nhiều bà con đã chuyển từ nuôi tôm thẻ sang nuôi sú, nhiều công ty giống trước đây chỉ sản xuất tôm thẻ, nay cũng chuyển sang sản xuất cả tôm thẻ và sú. Đặc biệt là từ sau dịch Covid, bà con phần lớn đã chuyển sang nuôi con giống gia hoá, tốc độ lớn nhanh hơn, sạch bệnh, đặc biệt là nuôi để thu hoạch tôm size lớn.

Đầu tư hơn cho mô hình nuôi và xuất khẩu tôm sú và tôm lúa cũng có thể là một hướng tốt trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, phân khúc nào cũng sẽ có cạnh tranh. Do vậy, tôm sú hay tôm lúa thì cũng cần đầu tư về chất lượng để thể hiện được sự nổi trội và thế mạnh của tôm Việt: size cỡ lớn, màu tôm đẹp mắt, thịt tôm ngon, chắc…

Bước sang quý I/2024, ngành tôm Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt Bước sang quý I/2024, ngành tôm Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt
Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt
Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên? Tôm sú trở lại, tôm thẻ chân trắng có bị lãng quên?

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Meypearl Harmony Phú Quốc

Căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Meypearl Harmony Phú Quốc

Thừa hưởng chất sống tinh khiết từ đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc, Meyland cho ra mắt dòng căn hộ Outdoor Living độc đáo tại Tháp B - Meypearl Harmony, nơi thiên nhiên là nhà, từ đó định nghĩa những giá trị sống hạnh phúc, vững bền.
3 tháng đầu năm, Trung Quốc chi 228 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam

3 tháng đầu năm, Trung Quốc chi 228 triệu USD mua sầu riêng Việt Nam

Sầu riêng của Việt Nam vẫn chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong quý đầu năm với khối lượng đạt 51.500 tấn, trị giá hơn 228 triệu USD, tăng 57,5% về lượng và tăng 71% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Khuyến cáo doanh nghiệp cần tìm hiểu đối tác UAE kỹ trước khi giao dịch

Khuyến cáo doanh nghiệp cần tìm hiểu đối tác UAE kỹ trước khi giao dịch

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đề nghị, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác, liên hệ các Thương vụ Việt Nam ở nước sở tại hoặc kiêm nhiệm để được hỗ trợ thêm thông tin về đối tác.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu tươi sang Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu tươi sang Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống gồm 3 loài ruồi đục quả, một loài rệp và một loại vi khuẩn.
Đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng dần, năm 2024 có thể đạt mục tăng trưởng 6 - 6,5 %. Theo TS. Cấn Văn Lực, kích cầu đầu tư tư nhân và tiêu dùng là chìa khóa để mở ra thêm trợ lực tăng trưởng kinh tế.
Thanh Hoá: Sắp có thêm Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát 100 tỷ đồng

Thanh Hoá: Sắp có thêm Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát 100 tỷ đồng

Theo quyết định của UBND tỉnh Thanh hoá, Nhà máy chế biến gỗ và sắn lát Nghi Sơn được thực hiện trên khoảng 1,48ha diện tích đất tại xã Trường Lâm thị xã Nghi Sơn, với vốn đầu tư 105 tỷ đồng. Nhà máy này chế biến cắt lát sắn củ, sản xuất gỗ Pallet, gỗ xẻ than, nan, gỗ ghép thanh. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.
Xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi

Xuất khẩu gạo tiếp tục thuận lợi

Quý đầu năm 2024, ngành gạo xuất khẩu 2,18 triệu tấn, mang về doanh thu 1,43 tỷ USD, tăng 17,6% về lượng, tăng 45,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Song song với đó, lần đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore.
Đầu tư shophouse sinh lợi ngay với số vốn chỉ từ 3,9 tỷ đồng

Đầu tư shophouse sinh lợi ngay với số vốn chỉ từ 3,9 tỷ đồng

Chuyên gia đánh giá, shophouse khối đế có khả năng khai thác cho thuê, kinh doanh ngay tạo dòng tiền đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.
Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia

Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia

Theo TS Phạm Văn Đại, Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và quản lý Fulbright, tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia, không phải tài nguyên vô tận hay tái tạo được.
Việt Nam cần làm gì để hút “đại bàng FDI về làm tổ”?

Việt Nam cần làm gì để hút “đại bàng FDI về làm tổ”?

Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, môi trường đầu tư Việt Nam bên cạnh những ưu điểm như chính trị ổn định, chất lượng nguồn lao động đang dần được cải thiện, vẫn bộc lộ không ít những tồn tại cần được tiếp tục cải thiện trong thời gian tới, những tồn tại này thể hiện qua thủ tục hành chính rườm rà; chính sách thu hút đầu tư hay thay đổi và chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện.
Quý I/2024, làm đẹp có doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử

Quý I/2024, làm đẹp có doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử

Với việc mang lại tổng cộng 11,25 nghìn tỷ đồng cho cả 5 sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong 3 tháng đầu năm, Làm đẹp cho thấy sức ảnh hưởng của mình khi tiếp tục duy trì vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những ngành hàng có doanh thu cao nhất.
Tiềm năng thị trường cá ngừ Canada còn rất lớn

Tiềm năng thị trường cá ngừ Canada còn rất lớn

Từ sau khi Hiệp đinh CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp mã HS16 của Việt Nam sang Canada tăng đáng kể. Mặc dù vậy, thị phần của Việt Nam vẫn còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 13% trong tổng nhập khẩu cá ngừ của Canada.
Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Việc phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản cho các địa phương được dựa trên cơ cấu tàu cùng khơi; điều kiện kinh tế xã hội, tập quán khai thác; điều kiện ngư trường và nguồn lợi.
Cơ hội nào cho mây tre đan trên “đường đua” xuất khẩu?

Cơ hội nào cho mây tre đan trên “đường đua” xuất khẩu?

Các nhà nhập khẩu quan tâm đến các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa về chất lượng, xã hội, môi trường, an ninh… Trong khi đó, có chưa đến 20% doanh nghiệp mây tre đan của Việt Nam đáp ứng được một số tiêu chuẩn hợp quy. Điều này làm giảm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Gạo ST24 và ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang EU

Gạo ST24 và ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang EU

Bộ NN&PTNT cho biết, 2 giống gạo thơm ST24 và ST25 đã được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.
Lần đầu tiên Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Lần đầu tiên Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

3 tháng đầu năm, Singapore nhập từ Việt Nam 36,15 triệu SGD, tăng 80,46% so với cùng kỳ 2023, đưa Việt Nam lần đầu thành nhà cung ứng gạo lớn nhất vào thị trường này với 32,03% thị phần.
Xu hướng ngành làm đẹp Việt Nam dưới góc nhìn chuyên gia

Xu hướng ngành làm đẹp Việt Nam dưới góc nhìn chuyên gia

“Thị trường ngành làm đẹp Việt Nam đang có những biến chuyển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với nền công nghiệp ngành làm đẹp thế giới … những thông tin về làm đẹp cũng rất đa dạng, cập nhật trên mọi nền tảng mạng xã hội, đó là cơ hội cho khách hàng, bệnh nhân có thể lựa chọn ra những nơi, cơ sở làm đẹp, bác sĩ làm đẹp có uy tín”, Ths.BS Bùi Tuấn Anh - Khoa thẩm mỹ - Bệnh viện Hồng Ngọc nhận định.
Ngành hàng rau quả có nhiều dư địa hướng tới kỷ lục xuất khẩu 7 tỷ USD

Ngành hàng rau quả có nhiều dư địa hướng tới kỷ lục xuất khẩu 7 tỷ USD

Tính đến hết quý I, xuất khẩu hàng rau quả thu về 1,28 tỷ USD, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2023. Theo dự báo của các chuyên gia, ngành hàng rau quả có nhiều dư địa để hướng tới kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD.
Bất động sản Phú Quốc nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ đầu năm 2024

Bất động sản Phú Quốc nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ đầu năm 2024

Thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, Đảo Ngọc Phú Quốc không đơn thuần là một điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng mà còn là một nơi được các nhà đầu tư bất động sản lớn nhỏ đặc biệt quan tâm.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% trong tổng lượng và chiếm 54,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 1,49 triệu tấn.
Triển vọng tích cực cho xuất khẩu cá tra sang Canada

Triển vọng tích cực cho xuất khẩu cá tra sang Canada

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?

Ngành thủy sản "khó chồng khó", VASEP kiến nghị gì?

Mới đây, VASEP đã có Công văn báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản và các vướng mắc, bất cập đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản trong quý I/2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động