Triển khai các mô hình canh tác thuận thiên để tạo nên những sản phẩm nông nghiệp đặc thù chất lượng cao

Ngày 21/3 vừa qua, tại Cà Mau, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên tại ĐBSCL.
Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Đề xuất đầu tư gần 9.000 tỷ đồng trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao Bộ Nông nghiệp muốn bán đấu giá gần 5 triệu tấn carbon qua sàn giao dịch
Luân canh lúa-tôm tại huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) được xem là mô hình sản xuất thuận thiên, đang được phát triển nhiều nơi trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp).
Luân canh lúa-tôm tại huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) được xem là mô hình sản xuất thuận thiên, đang được phát triển nhiều nơi trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp).

Hội nghị lần này là hành động cụ thể của Việt Nam nhằm triển khai cam kết Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26 và COP28), gắn với Nghị quyết 120/NQ-CP về Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu (còn gọi là Nghị quyết “thuận thiên”).

Đây cũng là dịp để các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long cùng ngồi lại để bàn bạc, thống nhất kích hoạt các giải pháp nhằm triển khai, nhân rộng các mô hình canh tác thuận thiên có hiệu quả, từ đó tạo nên những sản phẩm nông nghiệp đặc thù chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và xu hướng tiêu dùng nông sản sạch của thế giới.

Thuận thiên là quá trình thích nghi, hài hòa giữa con người với tự nhiên một cách có kiểm soát

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan, khẳng định: Thuận thiên không phải là không làm gì cả, mà là quá trình thích nghi, hài hòa giữa con người với tự nhiên một cách có kiểm soát thuận theo các quy luật của tự nhiên để đem lại lợi ích cho con người và bảo vệ hệ sinh thái.

Để phát triển nông nghiệp thuận thiên đạt hiệu quả, Bộ trưởng Lê Minh Hoan kêu gọi các đối tác quốc tế hỗ trợ nhiều hơn nữa cho Chính phủ Việt Nam, đặc biệt về nguồn lực, giải pháp tài chính linh hoạt… nhằm triển khai các “Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, tầm quan trọng của các giải pháp thuận thiên là cải thiện sinh kế của nông dân và khả năng phục hồi của nông nghiệp. Tiếp đến là giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) thông qua quá trình hấp thụ các bon của đất, đất ngập nước và rừng. Đồng thời, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Tại hội nghị lần này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đưa ra lời kêu gọi các đối tác quốc tế hỗ trợ Chính phủ Việt Nam 6 nguồn lực. Cụ thể là cung cấp thông tin, tri thức, kinh nghiệm, các công cụ đánh giá, cho chuyển đổi nông nghiệp thuận thiên.

Phối hợp cùng Chính phủ rà soát các hạng mục ưu tiên đầu tư "không hối tiếc" thông qua các Dự án tại ĐBSCL. Hỗ trợ thu thập, đánh giá, lựa chọn và thực hiện thí điểm các mô hình hoặc giải pháp thuận thiên. Trong đó, chú trọng kết hợp hài hòa, đồng bộ giữa công trình và phi công trình, bảo tồn đa dạng sinh học.

Tiếp đến là có những hỗ trợ về nguồn lực nhằm triển khai các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với BĐKH. Từ đó, đưa ĐBSCL trở thành một trong những trung tâm kinh tế năng động.

Những giải pháp tài chính linh hoạt, tài chính xanh, dễ tiếp cận với đặc thù khu vực ĐBSCL sẽ là nguồn lực quý báu giúp ĐBSCL hiện thực hóa nhiều mục tiêu.

Mặt khác, việc kết nối với các địa phương, doanh nghiệp trong nước, nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp thuận thiên. Tạo liên kết chuỗi với tổ nhóm nông dân để phát triển sản xuất kinh doanh thông qua việc cung cấp các nguồn tài chính linh hoạt.

Cuối cùng là mong muốn tăng cường hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, doanh nghiệp và tổ nhóm nông dân để cùng với triển khai các mô hình thí điểm, mang tính sáng tạo tạo cơ sở nhân rộng cho các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cam kết sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất các nguồn lực hỗ trợ của các đối tác quốc tế. Đồng thời tham mưu, đề xuất với Chính phủ các giải pháp tăng cường chính sách về thu hút viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư nước ngoài và các quy định về tiếp nhận, sử dụng nguồn vốn không hoàn lại hài hóa thủ tục giữa bên tiếp nhận và bên hỗ trợ.

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Mở ra dư địa, không gian phát triển mới cho vùng ĐBSCL

Đại diện cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong khu vực, đồng chí Lê Văn Sử, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho biết: ĐBSCL là phần cuối cùng của lưu vực sông Mê Công, có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 04 triệu ha, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gần 03 triệu ha. Đây là vùng có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh về sản xuất nông nghiệp (bao gồm: trồng lúa, nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt). Sản lượng nông nghiệp so với cả nước trong những năm gần đây chiếm trên 50%, lương thực xuất khẩu trên 90%, cây ăn trái và thủy sản trên 70%.

Tuy vậy sự phát triển bền vững ĐBSCL đang đứng trước các thách thức lớn gồm: Tác động từ các hoạt động phát triển ở thượng lưu sông Mê Công; tác động của biến đổi khí hậu - Nước biển dâng; từ những hoạt động phát triển của nội tại trên Đồng bằng. Các tác động nói trên đã, đang và sẽ dẫn đến các thách thức, bao gồm: An ninh nguồn nước, ngập nước, suy thoái Đồng bằng,… Trước các diễn biến và thách thức tác động ở Đồng bằng, ngày 17/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Đồng bằng phát triển theo hướng thuận thiên. Thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ ưu tiên sản xuất lúa gạo sang thủy sản, cây trái; đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất theo hướng thích nghi với các thay đổi về nguồn nước, giảm phụ thuộc vào nguồn nước ngọt; biến thách thức về nguồn nước, xâm nhập mặn thành cơ hội làm gia tăng phát triển bền vững trên Đồng bằng.

Sản phẩm “thuận thiên” thời gian qua cũng được một số tổ chức, doanh nghiệp quan tâm, nhưng chưa nhiều, chưa phát huy hết ý nghĩa của các sản phẩm sinh kế. Một số dự án đầu tư hạ tầng sinh kế được xem như là đầu tư công, nên tỷ lệ vay lại của tỉnh còn cao, trong khi sinh kế nhiều rủi ro. Nguy cơ tác động ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu cực đoan, khó lường, tình trạng sụt lún đất, xói lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ngày càng nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp toàn vùng.

Từ những thực trạng và thách thức trên, buộc các địa phương vùng ĐBSCL phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên sự biến động của nguồn nước, trong đó nhiều địa phương đã coi nước mặn, nước lợ là tài nguyên cho phát triển. Từ đó, hợp tác với các nhà khoa học tạo ra những mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn đa dạng về quy mô, dựa vào đặc điểm tự nhiên, tập quán sản xuất; chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh; nghiên cứu, lai tạo các giống cây trồng chịu hạn, chịu mặn; vận động người dân, doanh nghiệp thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy dựa trên tăng diện tích, sản lượng sang tư duy kinh tế nông nghiệp, sản xuất theo nhu cầu thị trường. Tinh thần chủ động, linh hoạt thích ứng của các địa phương, người dân, doanh nghiệp vùng ĐBSCL và các nhà khoa học, sẽ tiếp tục mở ra dư địa, không gian phát triển mới. Đây cũng là những quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL tại quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Những mô hình nông nghiệp sinh thái, tích hợp “đa tầng, đa giá trị, thuận tự nhiên” xuất hiện ở nhiều địa phương trong vùng như: Mô hình chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang đa canh, xen canh, mô hình thâm canh xoài theo hướng hữu cơ, mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Đồng Tháp; mô hình làng tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh An Giang; mô hình sản xuất thích ứng với hạn mặn ở các tỉnh duyên hải;…

Triển khai các mô hình canh tác thuận thiên để tạo nên những sản phẩm nông nghiệp đặc thù chất lượng cao
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.

Riêng đối với tỉnh Cà Mau, thực hiện Nghị quyết 120, nông dân tỉnh Cà Mau đã có cách tiếp cận mới trong sản xuất, chuyển từ thế bị động sang chủ động ứng phó trước xâm nhập mặn. Tỉnh Cà Mau đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, như: Mô hình kinh tế dưới tán rừng, mô hình tôm - lúa hữu cơ, mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn;… Chú trọng đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, cấp nước sinh hoạt, hệ thống cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão,… góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đổi mới diện mạo nông thôn, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua đó tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực, trong tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xoay trục sản phẩm chủ lực thủy sản - trái cây - lúa gạo chất lượng cao, giúp nông nghiệp vùng ĐBSCL liên tục tăng trưởng và đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc, đóng góp tỷ lệ lớn vào tăng trưởng nông nghiệp cả nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông sản.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2021 - 2025, tổng số vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các dự án vùng ĐBSCL đạt khoảng 266.000 tỷ đồng, tăng 20% so với giai đoạn 2016 - 2020. Đối với tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án ngành nông nghiệp 2.507 tỷ đồng; trong đó vốn cân đối ngân sách địa phương khoảng 655 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách trung ương khoảng 970 tỷ đồng; nguồn vốn nước ngoài (ODA) 882 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi các đối tác quốc tế hỗ trợ Chính phủ Việt Nam: (1) Cung cấp thông tin, tri thức, kinh nghiệm, các công cụ đánh giá, cho chuyển đổi nông nghiệp thuận thiên; (2) Phối hợp cùng Chính phủ rà soát các hạng mục ưu tiên đầu tư không hối tiếc thông qua các Dự án tại ĐBSCL; hỗ trợ thu thập, đánh giá, lựa chọn các mô hình/giải pháp thuận thiên và thực hiện thí điểm các mô hình thuận thiên và dự án thuận thiên trong nông nghiệp, chú trọng tới các giải pháp kết hợp hài hòa đồng bộ giữa công trình và phi công trình - thích nghi theo điều kiện tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, giải pháp an sinh xã hội, quản lý bền vững nguồn lực tự nhiên gắn với chuyển đổi số và cải cách thể chế chính sách; (3) Hỗ trợ nguồn lực nhằm triển khai các “Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030; “Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng ĐBSCL”…, tạo cơ chế chính sách để ĐBSCL phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, trở thành một trong những trung tâm kinh tế năng động, đai giá trị, hiệu quả cao, tối ưu hóa các dịch vụ của hệ sinh thái phục vụ cho phát triển kinh tế tương xứng với tiềm năng và vị trí địa chiến lược của vùng. Đồng thời, tăng cường tư vấn kỹ thuật, đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp triển khai các Chương trình/Đề án này một cách hiệu quả; (4) Cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tài chính xanh, dễ tiếp cận, đặc thù cho khu vực ĐBSCL, đặc biệt lưu ý về ưu đãi lãi suất và điều kiện cho vay đối với các Dự án nông nghiệp đầu tư công; (5) Kết nối với các địa phương và doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp thuận thiên, tạo liên kết chuỗi với tổ nhóm nông dân để phát triển sản xuất kinh doanh thông qua việc cung cấp các nguồn tài chính linh hoạt từ các quỹ đầu tư, các thể chế tài chính đa phương và song phương; (6) Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, doanh nghiệp và tổ nhóm nông dân cùng với triển khai các mô hình thí điểm có tính sáng tạo để phát triển nông nghiệp thuận thiên, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhân rộng cho các tỉnh vùng ĐBSCL.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cam kết sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất các nguồn lực hỗ trợ của các đối tác quốc tế, tham mưu, đề xuất với Chính phủ các giải pháp tăng cường chính sách về thu hút viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư nước ngoài và các quy định về tiếp nhận, sử dụng nguồn vốn không hoàn lại hài hóa thủ tục giữa bên tiếp nhận và bên hỗ trợ.

Thông qua Hội nghị, các đối tác quốc tế như EU, Mỹ, Úc, FAO, UNDP, WWF, SNV…, các quỹ tài chính quốc tế, tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế và trong nước cam kết nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên; mạng lưới kết nối các nhà đầu tư quốc tế với các địa phương và doanh nghiệp trong nước cho khu vực ĐBSCL được hình thành; các mô hình thuận thiên đã triển khai trong nước và quốc tế được chia sẻ và nhân rộng. Từ đó, đề xuất giải pháp kinh tế, kỹ thuật, tài chính, cơ chế và chính sách có liên quan nhằm nhân rộng mô hình, giải pháp nông nghiệp thuận thiên cho các vùng miền khác của Việt Nam; tăng cường hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế về Tiểu vùng Sông Mê Kông cho giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Nông nghiệp xanh là xu thế không thể đảo ngược Nông nghiệp xanh là xu thế không thể đảo ngược
Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
TP.HCM phấn đấu 100% mẫu rau đạt chuẩn an toàn vào năm 2030 TP.HCM phấn đấu 100% mẫu rau đạt chuẩn an toàn vào năm 2030
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đá basalt từ núi lửa triệu năm – Bộ lọc kỳ diệu tạo nên ‘kho báu’ nước ngầm tinh khiết

Đá basalt từ núi lửa triệu năm – Bộ lọc kỳ diệu tạo nên ‘kho báu’ nước ngầm tinh khiết

Ẩn sâu trong lòng những ngọn núi lửa đã tắt, được gạn lọc và bao bọc bởi tầng tầng lớp lớp đá basalt là nguồn nước ngầm trong mát, ngọt lành.
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nền tảng khoa học công nghệ

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nền tảng khoa học công nghệ

Để nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm, cần đổi mới tư duy và áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số. Đây là thông điệp tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW do Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức ngày 10/5.
Công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Hai giống lúa GE mang tên ‘Kamala – DRR Dhan-100’ và ‘Pusa DST Rice 1’ vừa được Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) phát triển thành công, mở ra kỷ nguyên mới cho cây trồng chỉnh sửa gen tại châu Á. Những giống lúa này tiêu thụ ít nước, tăng năng suất tới 30% và rút ngắn thời gian thu hoạch tới 20 ngày.
DOJI tung deal ngọt - Quà ngoan xinh yêu tặng mẹ

DOJI tung deal ngọt - Quà ngoan xinh yêu tặng mẹ

Tháng 5 - tháng của yêu thương và tri ân, là dịp để những người con tỏ lòng yêu kính mẹ bằng những món quà đầy ý nghĩa. Nhân dịp này, DOJI ra mắt bộ sưu tập (BST) vòng charm vàng 24K “Kết Nối Yêu Thương”, như một biểu tượng gắn kết thiêng liêng của tình mẫu tử - dịu dàng che chở, bền chặt vĩnh cửu và đong đầy cảm xúc.
Đặc sản vùng cao: Khơi thông điểm nghẽn, bứt phá thị trường

Đặc sản vùng cao: Khơi thông điểm nghẽn, bứt phá thị trường

Xác định đầu ra là nút thắt trong phát triển nông sản vùng cao, Bộ Công Thương đang tăng tốc xúc tiến thương mại để mở đường cho đặc sản địa phương từng bước đến gần hơn với thị trường lớn.
VPPE 2025: Hướng tới sản xuất xanh, bền vững và công nghệ cao

VPPE 2025: Hướng tới sản xuất xanh, bền vững và công nghệ cao

Triển lãm Quốc tế Giấy và Bao bì Việt Nam (VPPE 2025) là không gian để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh các mục tiêu phát triển bền vững, sản xuất xanh, ứng dụng AI và chuyển đổi số.
Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt chính thức ra mắt tại Việt Nam

Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt chính thức ra mắt tại Việt Nam

Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt với những nâng cấp về tính năng và thiết kế thể thao mạnh mẽ chính thức được ra mắt tại thị trường Việt Nam với giá bán lẻ khuyến nghị là 1,199 tỷ đồng.
“Tinh hoa trái cây Việt” -  Nơi hội tụ hương sắc nông sản Việt Nam

“Tinh hoa trái cây Việt” - Nơi hội tụ hương sắc nông sản Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với chủ đề “Tinh hoa trái cây Việt” vào sáng nay (ngày 23/4) tại địa chỉ số 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Cơ hội đưa nông sản An Giang chinh phục thị trường thế giới

Cơ hội đưa nông sản An Giang chinh phục thị trường thế giới

Để đạt được các mục tiêu đề ra trong hoạt động xuất khẩu nông sản, tỉnh An Giang đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, kết nối thị trường tiềm năng tại các nước Hồi giáo Halal, Trung Đông, Châu Phi...
Công thức ưu việt của Sữa Uống Lên Men Ít Đường TH true YOGURT PROBIOTICS

Công thức ưu việt của Sữa Uống Lên Men Ít Đường TH true YOGURT PROBIOTICS

Chứa đến 18 tỷ lợi khuẩn trong chai 85ml, Sữa Uống Lên Men TH true YOGURT PROBIOTICS nhanh chóng chinh phục mẹ Gen Z.
Thái Nguyên: Thúc đẩy phát triển sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử

Thái Nguyên: Thúc đẩy phát triển sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử

Thái Nguyên là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai gian hàng nông sản chung trên Shopee, đây là bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và quảng bá các sản phẩm nông sản của địa phương ra thị trường rộng lớn hơn.
Yên Bái khẳng định vị thế nông sản trên bản đồ thế giới

Yên Bái khẳng định vị thế nông sản trên bản đồ thế giới

Với những nỗ lực không ngừng, sự đầu tư bài bản, chiến lược phát triển đúng đắn, chắc chắn rằng nông sản Yên Bái sẽ không chỉ dừng lại ở những thị trường truyền thống, mà còn vươn xa, khẳng định vị thế xứng đáng trên bản đồ nông sản thế giới.
Hưng Yên tạo điều kiện cho làng nghề phát triển

Hưng Yên tạo điều kiện cho làng nghề phát triển

UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề năm 2025 nhằm mục đích bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm phát triển kinh tế du lịch, phát huy và gìn giữ giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề địa phương.
Đưa hàng Việt về nơi đảo xa

Đưa hàng Việt về nơi đảo xa

Với quy mô khoảng từ 25 - 30 gian hàng (kích thước 3m x 3m/gian hàng), phiên chợ hàng Việt về hải đảo sắp diễn ra tại Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) sẽ có nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân huyện đảo.
"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3 năm 2025, với chủ đề "Giòn ngon bánh mì - đậm vị cà-phê" nhằm tôn vinh sự kết hợp giữa hai biểu tượng ẩm thực Việt Nam là bánh mì và cà-phê Việt. Đồng thời, giới thiệu và quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới.
Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Ngày 21/3, Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 chính thức diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP.HCM thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan các gian hàng, trải nghiệm thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực Việt và bánh mì Việt Nam.
Nhiều cơ hội giao thương tại Triển lãm ProPak Vietnam 2025

Nhiều cơ hội giao thương tại Triển lãm ProPak Vietnam 2025

Triển lãm ProPak Vietnam 2025 không chỉ là nơi hội tụ những công nghệ tiên tiến và giải pháp đột phá, mà còn mở ra cơ hội giao thương chiến lược, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đón đầu xu hướng thị trường và mở rộng vị thế trên trường quốc tế.
Bình Phước xây dựng thương hiệu hạt điều để vươn xa

Bình Phước xây dựng thương hiệu hạt điều để vươn xa

Để thúc đẩy hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại, gỡ khó cho đầu ra các sản phẩm chủ lực, đặc biệt là hạt điều, trong thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Bình Phước sẽ tăng cường nâng cao năng lực hoạt động xúc tiến thương mại, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Khai mạc Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm tiêu biểu tỉnh Gia Lai năm 2025

Khai mạc Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm tiêu biểu tỉnh Gia Lai năm 2025

Hội chợ triển lãm thương mại tỉnh Gia Lai 2025 là cơ hội để tỉnh Gia Lai tiếp tục giới thiệu, quảng bá sản phẩm tiêu biểu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, mở rộng hợp tác, liên kết phát triển.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Trải nghiệm thú vị tại các gian hàng ứng dụng công nghệ số

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Trải nghiệm thú vị tại các gian hàng ứng dụng công nghệ số

Nhiều gian hàng ứng dụng công nghệ số được trưng bày tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã đem đến cho người dân và du khách những trải nghiệm thú vị, mới mẻ.
Quà tặng tỏa sáng, nàng biến hóa đa phong cách

Quà tặng tỏa sáng, nàng biến hóa đa phong cách

Tôn vinh xu hướng đa phong cách của phái đẹp, DOJI và Thế Giới Kim Cương mang đến những bộ sưu tập trang sức tinh xảo giúp nàng tự tin tỏa sáng theo cách riêng của mình.
Bắc Giang tập trung nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm OCOP

Bắc Giang tập trung nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm OCOP

Năm 2025, tỉnh Bắc Giang đề ra mục tiêu tiếp tục nâng hạng và phát triển sản phẩm OCOP chủ lực; phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
Thoả sức thưởng thức bánh mì, nhâm nhi cà phê tại Lễ hội Bánh mì Việt Nam 2025

Thoả sức thưởng thức bánh mì, nhâm nhi cà phê tại Lễ hội Bánh mì Việt Nam 2025

Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3 năm 2025 với chủ đề “Giòn ngon bánh mì – đậm vị cà phê”, diễn ra từ ngày 21-24/3 tại công viên Lê Văn Tám, do Hiệp hội Du lịch TPHCM tổ chức.
Gạo nếp ong - hạt ngọc của núi rừng

Gạo nếp ong - hạt ngọc của núi rừng

Gạo nếp ong là đặc sản nổi tiếng của huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng với hạt gạo dẻo, thơm, bóng đẹp và hương vị riêng biệt.
Tái canh cà phê ở Đắk Lắk vì sao khó về đích?

Tái canh cà phê ở Đắk Lắk vì sao khó về đích?

Gần 15 năm thực hiện chương trình tái canh cây cà phê nhưng đến nay diện tích cà phê tái canh tại Đắk Lắk vẫn ở mức thấp.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025

Sáng ngày 21/2/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức buổi họp báo thông tin về việc tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê”.
Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025: Tôn vinh nghề làm muối truyền thống

Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025: Tôn vinh nghề làm muối truyền thống

Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025 được tổ chức nhằm tôn vinh nghề làm muối truyền thống của địa phương, góp phần bảo tồn nghề làm muối, phát triển và quảng bá văn hóa và du lịch, nâng cao vị thế nghề muối của Bạc Liêu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động